Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành hoặc theo thành phần kinh tế ở địa phương em.
Vẽ sơ đồ cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta. Nhận xét xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ sơ đồ
Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
b) Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta
- Giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước.
- Tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước.
- Tăng tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Dựa vào hình 24.1, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Phân tích sơ đồ cơ cấu kinh tế.
- Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.
Sự khác nhau giữa các loại cơ cấu kinh tế
Loại cơ cấu | Cơ cấu theo ngành | Cơ cấu theo thành phần kinh tế | Cơ cấu theo lãnh thổ |
Thành phần | - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Công nghiệp và xây dựng. - Dịch vụ. | - Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước). - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. | - Toàn cầu và khu vực. - Quốc gia. - Vùng. |
Ý nghĩa | Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia ra thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. | Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. Các thành phần kinh tế này có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. | Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên nhân lịch sử,... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ. |
Sưu tầm thông tin về vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở một quốc gia trên thế giới hoặc Việt Nam.
Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.
Số liệu năm 2021:
+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%.
+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.
=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.
Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta chủ yếu là do
A. Đường lối đổi mới
B. Cơ sở hạ tầng được tăng cường
C. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng
D. Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước
Đáp án A
Nhà nước đã đề ra đường lối đổi mới trong việc phát triển kinh tế từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế để có thê hội nhập, phát triển
Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta chủ yếu là do:
A. đường lối Đổi mới
B. cơ sở hạ tầng được tăng cường
C. tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng
D. thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước
Đáp án A
Nhà nước đã đề ra đường lối đổi mới trong việc phát triển kinh tế từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế để có thê hội nhập, phát triển.
Cho bảng số liệu :
Giá trị sản xuất cây công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị : tỉ đồng)
Nhận định nào sau đây chưa chính xác khi nói về chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế
A. Giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước
B. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng cao nhất
C. Tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
D. Giảm tỉ trọng của khu vực ngoài nhà nước
Dựa vào bảng số liệu đã cho và áp dụng công thức tính tỉ trọng trong 1 tổng = giá trị thành phần / Tổng *100%
Tỉ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Nhận định chưa chính xác khi nói về chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế là
Giảm tỉ trọng của khu vực ngoài nhà nước vì Khu vực ngoài nhà nước tăng tỉ trọng từ 31.3% năm 2005 lên 35,9% năm 2012 => Chọn đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn năm 2000 – 2007?
A. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
B. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước giảm nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
C. Tỉ trọng khu vực Nhà nước tăng mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh.
Đáp án: D
Giải thích: Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế:
- Tỉ trọng khu vực Nhà nước (màu hồng) giảm từ 34,2% xuống 20%.
- Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước (màu vàng) tăng từ 24,5% lên 35,4%.
- Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (màu xanh lá) tăng từ 41,3% lên 44,6%.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn năm 2000 – 2007:
A. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
B. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước giảm nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
C. Tỉ trọng khu vực Nhà nước tăng mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
Đáp án cần chọn là: D
Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế:
- Tỉ trọng khu vực Nhà nước (màu hồng) giảm từ 34,2% xuống 20%.
- Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước (màu vàng) tăng từ 24,5% lên 35,4%.
- Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (màu xanh lá) tăng từ 41,3% lên 44,6%.
=> Nhận xét đúng là: D. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do?
A. Sự đa dạng của ngành công nghiệp
B. Chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần
C. Sự năng động của nguồn lao động
D. Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí
Giải thích: Bắt đầu từ năm 1986 nước ta mở cửa hội nhập quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư,… nên cơ cấu thành phần kinh tế nước ta cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ.
Đáp án: B
Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do:
A. Sự đa dạng của ngành công nghiệp.
B. Chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần.
C. Sự năng động của nguồn lao động.
D. Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí.
Chọn: B.
Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần.