Vẽ trục thời gian khái quát diễn biến chính cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
Kể tên những chiến dịch lớn của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?
cần gấp
Trình bày khái quát cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858- 1884? Anh(chị) hãy rút ra nhận xét về thời gian, lực lượng tham gia, lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến đó?
Giai đoạn | Diễn biến chính | Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 | - Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. | Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,… |
1863 - trước 1873 | - Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. | Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,… |
1873 - 1884 | - Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc. - Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy. | Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,… |
* Ý nghĩa :
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.
- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.
- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.
- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.
Từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) cho thấy hậu phương của chiến tranh nhân dân
A. luôn ở phía sau và bảo đảm cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.
B. ở phía sau và phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tố không gian.
C. là người bạn của tiền tuyến, thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến.
D. Không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến chỉ bằng yếu tố không gian.
Đáp án D
- Đáp án A, B, C loại vì hậu phương không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến; hậu phương không chỉ cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến mà còn tham gia kháng chiến. Ví dụ như trong cuộc chiến đấu chống 2 lần chiến tranh phá hoại của Mĩ.
- Đáp án D đúng vì tiền tuyến và hậu phương không có sự phân biệt rạch ròi về mặt không gian. Hậu phương cũng có thể trở thành tiền tuyến bất kì lúc nào, tùy thuộc vào tình hình thực tế
trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống pháp năm 1945-1954
tham khảo:
Diễn biến: từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954, chia làm 3 đợt:
- Đợt 1 (từ 13-3 đến 17-03-1954): ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Đợt 2 (từ 30-3 đến 26-04-1954):
+ Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh.
+ Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, nhất là đồn A1, C1.
+ Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch.
- Đợt 3 (từ 1-5 đến ngày 7-5-1954):
+ Quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.
+ Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
kết quả:
- Tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm của địch
- Loại khỏi vòng chiến đấu 16 200 tên
- Phá hủy, thu các phương tiện chiến tranh
- Hạ 62 máy bay
Diễn biến: từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954, chia làm 3 đợt:
- Đợt 1 (từ 13-3 đến 17-03-1954): ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Đợt 2 (từ 30-3 đến 26-04-1954):
+ Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh.
+ Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, nhất là đồn A1, C1.
+ Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch.
- Đợt 3 (từ 1-5 đến ngày 7-5-1954):
+ Quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.
+ Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
kết quả:
- Tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm của địch
- Loại khỏi vòng chiến đấu 16 200 tên
- Phá hủy, thu các phương tiện chiến tranh
- Hạ 62 máy bay
Tham khảo !
* Diễn biến: từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954, chia làm 3 đợt:
- Đợt 1 (từ 13-3 đến 17-03-1954): ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Đợt 2 (từ 30-3 đến 26-04-1954):
+ Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh.
+ Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, nhất là đồn A1, C1.
+ Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch.
- Đợt 3 (từ 1-5 đến ngày 7-5-1954):
+ Quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.
+ Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
A. Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại
B. Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi
C. Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao
D. Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh
Đáp án C
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao (chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơnevơ). cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược (cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh)
Điểm khác biệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954 so với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt Nam là
A. Ta phải đối diện với kẻ thù mới là thực dân Pháp
B. Có sự phối hợp chiến đấu với bên ngoài
C. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã phát động cuộc chiến tranh nhân dân
D. Nhân dân ta phát huy cao độ tinh thần yêu nước chống giặc
Đáp án C
- Đáp án A: kẻ thù từ cuối thế kỉ XIX đến sau năm 1945 vẫn là thực dân Pháp.
- Đáp án B: Cuối thế kỉ 19 đã có sự liên kết chiến đấu. Tiêu biểu là Trương Quyền (con Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp. Đến giai đoạn 1945 – 1954 có sự phối hợp chiến đấu với Lào và Campuchia.
- Đáp án C:
+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp cuối thế kỉ XIX mang tính lẻ tẻ, chưa có sự thống nhất giữa các tầng lớp, giai cấp.
+ Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động cuộc chiến tranh nhân dân. Chiến tranh nhân dân là chiến lược quân sự tại Việt Nam để chỉ chung các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc do nhân dân Việt Nam tiến hành trong tiến trình lịch sử, được hệ thống thành lý luận trong hai cuộc Kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ (1945 - 1954) và Kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
- Đáp án D: Trong bất kì giai đoạn kháng chiến nào, nhân dân ta đều phát huy tinh thần yêu nước cao độ chống giặc. Đó chính là truyền thống quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay.
Điểm khác biệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954 so với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt Nam là
A. Ta phải đối diện với kẻ thù mới là thực dân Pháp
B. Có sự phối hợp chiến đấu với bên ngoài
C. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã phát động cuộc chiến tranh nhân dân
D. Nhân dân ta phát huy cao độ tinh thần yêu nước chống giặc
Đáp án C
- Đáp án A: kẻ thù từ cuối thế kỉ XIX đến sau năm 1945 vẫn là thực dân Pháp.
- Đáp án B: Cuối thế kỉ 19 đã có sự liên kết chiến đấu. Tiêu biểu là Trương Quyền (con Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp. Đến giai đoạn 1945 – 1954 có sự phối hợp chiến đấu với Lào và Campuchia.
- Đáp án C:
+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp cuối thế kỉ XIX mang tính lẻ tẻ, chưa có sự thống nhất giữa các tầng lớp, giai cấp.
+ Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động cuộc chiến tranh nhân dân. Chiến tranh nhân dân là chiến lược quân sự tại Việt Nam để chỉ chung các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc do nhân dân Việt Nam tiến hành trong tiến trình lịch sử, được hệ thống thành lý luận trong hai cuộc Kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ (1945 - 1954) và Kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
- Đáp án D: Trong bất kì giai đoạn kháng chiến nào, nhân dân ta đều phát huy tinh thần yêu nước cao độ chống giặc. Đó chính là truyền thống quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay.
Khái quát những nét chính về quá trình đánh chiến Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kỳ chống thực dân Pháp xâm lược
C1:Trình bày diễn biến,kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
C2:Trình bày diễn biến,kết quả của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947?
C3:Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954)giành thắng lợi?Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống ?
C4:Vì sao nói nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay sau khi thành lập ở trong tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc"?
C5:Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách Mạng tháng 8/1945?
C6:Tại sao nói:chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là chiến thắng quyết định đến việc chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương?
Giúp mik lẹ
Diễn biến: Gồm 3 đợt:
Đợt 1 (13/3 – 17/3): cứ điểm Him Lam bị quân ta tiêu diệt cùng với đó là diệt 2000 địch và phá hủy 26 máy bay địch.Đợt 2 (30/3 – 26/4): cao điểm phía Đông khu trung tâm Mường Thanh bị quân ta đồng loạt tấn công, diễn ra ác liệt nhất ở đồi A1, C1. Trung tâm Mường Thanh – nơi tiếp tế bằng hàng không của địch bị ta kìm hãm, địch lâm vào khốn khó.Đợt 3 (1/5 – 7/5): Quân ta đồng loạt tấn công vào khu Mường Thanh, Hồng Cúm. Chiều 7/5, ta tiến đánh sở chỉ huy địch. Đúng 17h30 ngày 7/5/1954, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm Đờ Cát, toàn bộ địch đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. Kết quả:Chiến thắng Điện Biên Phủ có 16.200 tên địch bị tiêu diệt, 62 máy bay địch bị phá hủy và rất nhiều phương tiện chiến tranh địch bị ta thu giữ. Với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, kế hoạch Na Va của Pháp bị đập tan. Bàn đàm phán giữa Pháp – Mỹ – Việt Nam diễn ra sau đó buộc Pháp rút quân khỏi nước ta.c2:
Diễn biến
+ Thực dân Pháp huy động 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc tiến công Việt Bắc từ ngày 7/10/1947.
+ Khi địch vừa tấn công Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị "phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp".
+ Trên khắp các mặt trận quân dân ta anh dũng chiến dấu từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.
+ Ở Bắc Cạn, quân dân ta đã chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã... buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11/1947.
+ Ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là mặt trận phục kích ở đèo Bông Lau, đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của địch.
+ Ở mặt trận hướng tây, quân dân ta phcuj kích trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô của địch.
+ Như vậy, hai gọng kìm đông và tây của Pháp bị bẻ gãy, không khép kín lại được.
+ Sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa ta và địch đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947.
Kết quả
+ Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 địch, bắn rơi 16 máy bay bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.
+ Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn.
+ Bộ đội chủ lực càng trưởng thành qua thực tiễn chiến đấu.
Ý nghĩa
+ Với chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới.
+ Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc thay đổi chiển lược chiến tranh ở Đông Dương, từ "đánh nhanh thắng nhanh", sang "đánh lâu dài", thực hiện chính sách "dùng người Việt trị người Việt",lấy "chiến tranh nuôi chiến tranh".
Chiến thắng nào đã đánh dấu quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
C. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951-1952
D. Chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952
Đáp án B
Với thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến