Viết câu:
Ai đi Châu Đốc, Nam Vang
Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen.
Ca dao
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm.
Ai đi Châu Đốc, Nam Vang,
Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen.
a. Bài ca dao trên khiến em liên tưởng đến bài thơ nào đã được học về vẻ đẹp quê hương? Tác giả bài thơ đó là ai? (1 điểm)
b. Hãy nêu nội dung chính của bài ca dao trên? (1 điểm)
c. Tìm 1 từ láy có trong bài ca dao và đặt câu với từ láy đó. (1 điểm)
d. Trong câu ca dao: “ Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen” nếu thay từ “bạt ngàn” thành từ “ngập tràn”, theo em có phù hợp không? Vì sao? (1 điểm)
e. Đoạn thơ trên gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về tình yêu quê hương? Hãy diễn đạt bằng đoạn văn (khoảng 3 đến 5 câu). (1.0 điểm
Chọn và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một trong những bài thơ lục bát sau:
1.Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm.
Ai đi Châu Đốc, Nam Vang,
Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen.
2. Ai lên Phú Thọ thì lên,
Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương.
Đền này thờ tổ Nam Phương,
Quy mô trước đã sửa sang rõ ràng.
Ai ơi nhận lại cho tường,
Lối lên đền Thượng sẵn đường xi măng.
Lên cao chẳng khác đất bằng,
Đua nhau lũ lượt lên lăng vua Hùng.
3. Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng
4.( Cà Mau quê tôi)
Bạn ơi ! Hãy đến Cà Mau
Quê tôi Đất Mũi đậm màu phì nhiêu
Cuối trời Tổ Quốc thân yêu
Mênh mông biển cả rất nhiều cá tôm
Một thời hứng chịu đạn bom
Giữa rừng chia sẻ chén cơm ấm lòng
Cùng nhau đóng góp chiến công
Để mà gìn giữ non sông thái bình
Thương sao biết mấy bóng hình
Hòn Khoai đứng sững giữ gìn biên cương
U Minh Sông Đốc thân thương
Năm Căn Đá Bạc vấn vương lòng người
Cà Mau nét đẹp rạng ngời
Biết bao kỷ niệm ngàn đời trong tôi
Bạn ơi! Hãy đến nhanh thôi
Để tôi đưa bạn đi coi quê mình
có 1 điều khẳng định rằng , sen tháp mười... đồng tháp mười
cảm xúc của tác giả khi đứng trước bạt ngàn sen đồng tháp mười được thể hiện như thế nào hãy dẫn 1 số từ ngữ chỉ cảm xú ấy
Người kể chuyện xưng “tôi” thể hiện tình cảm đối với Đồng Tháp Mười không chỉ qua các từ ngữ “khát khao” và “trân trọng” những món thời trân của đất trời, món ăn nói lên vùng đất và con người phương Nam rất rõ nét; hay cảm giác “bâng khuâng và ngơ ngác” giữa thế giới sen Tháp Mười. Tình cảm thương mến với Đồng Tháp Mười còn biểu hiện qua cách tác giả luận về vai trò của nước lũ đối với mọi mặt trong cuộc sống của người Đồng Tháp Mười: lũ đem lại tôm cá, lũ khiến giao thông thuận lợi,... Ngay ý nghĩ “muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều cũng đã bao hàm trong đó tình cảm của người viết.
Điền vào chỗ trống l hoặc n
Từ xa nhìn …ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng …ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn …ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp …õn là hàng ngàn ánh …ến trong xanh. Tất cả đều …óng …ánh …ung …inh trong …ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn …ũ …ũ bay đi bay về, lượn …ên …ượn xuống.
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.
Trình tự miêu tả của đoạn văn sau:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được.
trình tự miêu tả của đoạn văn sau là trình tự miêu tả từ xa đến gần
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
Câu 1: Xác định PTBĐ chính của phần trích trên
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích
Câu 3: Nêu tác dụng của BPTT so sánh đc sử dụng trong đoạn trích
Câu 4: Chỉ ra từ ngữ thuộc phép thế trong đoạn trích trên
Có bao nhiêu câu kể "Ai là gì?" trong đoạn văn sau?
"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng."
(Theo Vũ Tú Nam )
Có 2. Là câu : "hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọc lửa hồng tươi" và câu "hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh"
Chúc bạn hok tốt !!!
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
Hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của cây gạo được gợi tả trong đoạn văn.
2. Đọc đoạn thơ:
"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!".
(Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, năm 2020)
Thực hiện các yêu cầu:
1. Đoạn văn trên viết về đối tượng nào?
2. Phương thức biểu đạt chính đoạn văn trên là gì?
3. Xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn?
4. Em hãy đặt một câu có sử dụng một trong số những biện pháp nghệ thuật trên?
5. Theo em đoạn văn trên thể hiện tình cảm gì?
6. Em đã làm gì để bảo vệ môi trường sống quanh mình? (Trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 6 dòng).
1. Đoạn văn trên viết về cây gạo
2.PTBD:Miêu tả
3.
các biện nghệ thuật :
+ cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít
⇒nhân hóa
+ cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ
⇒ so sánh
+ hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng
⇒ nhân hóa
+ hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh
⇒ nhân hóa
4.
Sử dụng phép so sánh:
Mùa hè , cây hoa phượng nhìn như 1 đống lửa đỏ rực giữa sân trường
5.
6.
Em đã dọn dẹp nhà cửa , nơi ở xung quanh của mình . Em tích cực trồng cây xanh và tham gia các phòng trào bảo vệ môi trường.Em đã hạn chế sử dụng túi nilon hơn , thay vào đó là sử dụng túi vải . Và em còn tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt.Đó là những gì mà em có thể làm để bảo vệ môi trường
1. Đoạn văn trên viết về đối tượng nào?
Cây gạo
2. Phương thức biểu đạt chính đoạn văn trên là gì?
miêu tả
3. Xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn?
So sánh , liệt kê , điệp ngữ , nhân hóa
4. Em hãy đặt một câu có sử dụng một trong số những biện pháp nghệ thuật trên?
Trên bàn bạn ấy bao giờ cũng có rất nhiều thứ : nào là bút , vở , gương ,...
5. Theo em đoạn văn trên thể hiện tình cảm gì?
thể hiện tình cảm của tác giả dành cho phong cảnh ngày hội xuân.
6. Em đã làm gì để bảo vệ môi trường sống quanh mình? (Trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 6 dòng).
Có một số gợi ý về việc bảo vệ môi trường :
+ Không xả rác bừa bãi
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người
+ Nhắc nhở khi thấy những bạn xả rác , không bảo vệ môi trường,..
+ Hạn chế sử dụng bao bì ni lông
+..............