Tìm những từ ngữ trong bài thơ tả:
- Hoa
- Gió
- Núi đồi
- Mặt trời
Trong bài thơ hoa sen, từ ngữ miêu tả hình ảnh chú bồ nông, mặt nước, mây trời có gì đặc sắc?
trong bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ nhà thơ Nguyễn Khoa điềm có viết:
lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ em ngủ ngoan đừng làm mẹ mỏi mặt trời của bắp thì nằm trên đồi mặt trời của mẹ , em nằm trên lưnghãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh " mặt trời " được diễn tả trong 2 câu cuối của đoạn thơ trên- Mặt trời trong câu "mặt trời của bấp thì nằm trên đồi" là mặt trời tự nhiên so sáng cả thế giới.
- Còn mặt trời soi sáng, là nguồn sống của mẹ là em bé đang ngủ trên lưng. Với bao khó khăn, con vẫn là động lực, là niềm hi vọng của mẹ vào một tương lai tươi đẹp.
Trong bài"Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ", nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
" Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng "
Hãy nêu suy ngĩ của em về hình ảnh 'mặt trời" được diễn tả trong hai câu thơ trên
bài làm
Trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm, hai câu thơ sau đã dựng lên một hình ảnh thơ đặc sắc:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”.
.Mặt trời của bắp là mặt trời tự nhiên. Còn em cu Tai là mặt trời của mẹ.Mặt trời - vị thần tư nhiên mang lại ánh sáng. Sự ấm áp cho những cây bắp trên đỉnh Ka-lưi - đang tỏa rạng trên lưng đồi phía xa. Còn mặt trời của bà mẹ Tà-ôi là đứa con thân yêu đang nằm yên ngủ trên lưng gầy. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” ngầm so sánh hình ảnh người con với mặt trời, nhà thơ khẳng định vai trò của người con đối với người mẹ. Có lẽ, với mẹ, con chính là lẽ sống, là ánh sáng, là niềm tin, là động lực... Hình ảnh mặt trời “nằm trên lưng” khiến hình ảnh người mẹ chói lòa trong ánh sáng của lòng yêu thương, sự trìu mến. Đặc biệt, hai câu thơ còn có sự đối xứng nhịp nhàng: “Mặt trời của bắp” - “Mặt trời của mẹ”. Điều đó góp phần tạo nên vẻ đẹp thẩm mĩ cho hình thức thơ.Mặt trời của tự nhiên, của bắp thì trên cao và xa. Còn em cu Tai, mặt trời của mẹ thì gần gũi, ngay trên lưng mẹ. Tình cảm của mẹ đối với con là vô bờ. Mẹ mang mặt trời bé con trên lưng và làm tất cả để cho mặt trời đó mãi mãi rạng rỡ.
*Ryeo*
So sánh hình ảnh người con với mặt trời, khẳng định vtrof của đứa bé với ng mẹ . Đứa con là : Động lực , ánh sáng , niềm tin tưởng của ng mẹ , Và " Mặt trời nhỏ đang nằm trên lưng " khiến đứa trẻ bé nhỏ bỗng sáng lòa bởi những hy vọng , yêu thương của người mẹ . Phép đối lập : “Mặt trời của bắp” - “Mặt trời của mẹ” :
+Mặt trời - mang lại ánh sáng , sưc sống cho những cây bắp trên đỉnh núi Ka-lưi thì đang tỏa sáng ở phía xa xa .
+Mặt trời của mẹ Tà-ôi - đứa con thân yêu đang nằm yên ngủ trên lưng.
Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm lưng mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh mặt trời được diễn tả trong hai câu cuối của đoạn thơ trên.
THAM KHẢO!
Đây là khúc hát ru thứ hai trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Hai câu thơ sau ba lần vang lên trong bài thơ; điệp khúc ấy là tiếng vỗ về yêu thương em Cu Tai:
“Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi !
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Người mẹ Tà-ôi vừa địu con, vừa làm rẫy tỉa bắp. Núi Ka-lưi hùng vĩ thuộc dãy Trường Sơn, ở miền Tây hai tỉnh Trị - Thiên. Một so sánh tương phản: “lưng núi thì to", “lưng mẹ thì nhỏ" nhằm ca ngợi đức tính cần cù, tần tảo, đảm đang của người mẹ nghèo, người dân tộc:
"Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”.
Mẹ vất vả tỉa bắp nuôi con để phục vụ kháng chiến. Tình thương của mẹ bao la : "Mẹ thương A-kay, mẹ thương làng đói". Như một lời nhắc khẽ vỗ về. Như một tiếng nói hồn hậu, cảm thông: “Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ”...
“Mặt trời” là một hình ảnh được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca, trong thi ca dân tộc. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã so sánh, ẩn dụ sáng tạo qua cặp câu thơ song hành để nói lên một liên tưởng đẹp, giàu ý nghĩa thẩm mỹ:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng "
"Mặt trời của bắp'' là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai... Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:
Bài 3: Trong bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.”
a) Nêu ý nghĩa của hai từ “Mặt trời” có ở trong hai câu thơ trên:
b) Qua hai câu thơ trên em cảm nhận gì về tình cảm của mẹ dành cho đứa con của mình?
Tham khảo
a) - Mặt trời của bắp: là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài.
- Mặt trời của mẹ: là em cu Tai, là niềm hạnh phúc của mẹ.
→ Đứa con bé bỏng chính là nguồn năng lượng, sự sống không thể thiếu của đời mẹ.
b) Nếu mặt trời đem lại sự sống cho muôn loài, cho cây bắp trên lưng thì đứa con là niềm vui, nguồn sống, niềm hi vọng của người mẹ. Hình ảnh ẩn dụ độc đáo “mặt trời của mẹ” để diễn tả quy luật của tình mẫu tử, ở bề sâu tâm lí: đứa con đối với người mẹ là vô cùng quý giá và quan trọng, là tất cả đối với người mẹ.
a) Mặt trời thứ nhất là hành tinh mang lại ánh sáng cho vạn vật . Còn mặt trời của bà mẹ Tà-ôi là đứa con thân yêu đang nằm yên ngủ trên lưng gầy.
b) Qua câu thơ trên, em cảm thấy tình cảm của mẹ dành cho đứa con là vô bờ bến. Chúng ta đều biết nếu không có mặt trời thì vạn vật sẽ không sống được và có lẽ, đối với mẹ, con là ánh sáng, là niềm tin, có lẽ với mẹ, không có con là mọi thứ xung quanh sẽ sụp đổ
Tham khảo
a) - Mặt trời của bắp: là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài.
- Mặt trời của mẹ: là em cu Tai, là niềm hạnh phúc của mẹ.
→ Đứa con bé bỏng chính là nguồn năng lượng, sự sống không thể thiếu của đời mẹ.
b) Nếu mặt trời đem lại sự sống cho muôn loài, cho cây bắp trên lưng thì đứa con là niềm vui, nguồn sống, niềm hi vọng của người mẹ. Hình ảnh ẩn dụ độc đáo “mặt trời của mẹ” để diễn tả quy luật của tình mẫu tử, ở bề sâu tâm lí: đứa con đối với người mẹ là vô cùng quý giá và quan trọng, là tất cả đối với người mẹ.
Trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết :
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
Hãy nêu suy nghĩ của em về hình ảnh mặt trời được diễn tả trong hai câu cuối đoạn thơ nói trên.
Các bạn làm nhanh lên nhé! Bạn nào làm nhanh nhất thì mình sẽ tích cho nhé!
Mặt trời đối với mọi người thì nó là nguồn sống, còn đối với em bé ở dân tộc hay đi làm này thì lưng Mẹ sẽ là mặt trời của em, là nguồn sống yêu thương của em.
Mặt trời mọc ở trên cao là thứ quan trọng của mọi vật , còn đối với người mẹ thì đứa con nằm trên ngủ lưng mới là mặt trời quan trọng nhất đối với người mẹ .
Cùng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sáng tạo như thế nào khi sử dụng.
a) Mặt trời xuống biền như hòn lửa.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
b) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
(Tố Hữu, Từ ấy)
c) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
a. Hai câu thơ của Huy Cận: Trong hai câu thơ này, từ mặt trời được dùng với nghĩa gốc chỉ một thiên thể trong vũ trụ. Nhưng tác giả đã kết hợp sử dụng với biện pháp nhân hóa làm cho hình ảnh mặt trời trở nên gần gũi, sinh động.
b. Ở hai câu thơ của Tố Hữu: Từ mặt trời đã được chuyển nghĩa thành chân lí, lí tưởng cách mạng.
c. Hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
- Từ mặt trời trong câu thơ đầu của Nguyễn Khoa Điềm dùng để chỉ mặt trời theo nghĩa gốc.
- Từ mặt trời trong câu thứ hai dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con trên lưng mẹ. Đứa con là mặt trời, là niềm hạnh phúc, niềm tin và là ánh sáng của đời mẹ.
Đọc kĩ khổ thơ sau:
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Tìm những từ ngữ thuộc chủ đề thiên nhiên trong khổ thơ trên.
Nhà thơ muốn nói điều gì qua câu thơ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời? Tại sao nhà thơ có thể tưởng tượng ra cảnh chạy đua giữa đoàn thuyền đánh cá với mặt trời? Trong đoạn trả lời cần dùng phép nối để liên kết câu, gạch chân từ ngữ thể hiện phép nối đó. Giúp mik nha thank mọi người nhìn lắm
Tìm những từ ngữ thuộc chủ đề thiên nhiên trong khổ thơ trên.
gió khơi , mặt trời ,biển ,Mắt cá
Nhà thơ muốn nói điều gì qua câu thơ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời?
nhà thơ muốn nói cho ta thấy những người đan chài mặc dù suốt đêm làm việc không mệt mỏi nhưng sức lực của họ vẫn dồi dào, khí thế của họ vẫn mạnh mẽ.
Tại sao nhà thơ có thể tưởng tượng ra cảnh chạy đua giữa đoàn thuyền đánh cá với mặt trời? Trong đoạn trả lời cần dùng phép nối để liên kết câu, gạch chân từ ngữ thể hiện phép nối đó.
=>vì đó là một bức tranh lao động hoành tráng, tràn ngập ánh sáng, sắc màu và sức sống , là khúc ca ca ngợi biển cả giàu đẹp và ca ngợi những người dân chài trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa do đảng và Bác Hồ chỉ đường dẫn lối.
Bài 1:Gạch chân bộ phận chủ ngữ trong mỗi câu sau:
Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần tươi sáng. Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng. Hương vị thôn quê đầy vẻ quyến rũ của mùi lúa chín.
Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần tươi sáng. Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng. Hương vị thôn quê đầy vẻ quyến rũ của mùi lúa chín.
a, Mặt trời cuối thu
b, Bầu trời
c, Tất cả thung lũng
d,Hương vị thôn quê
3. Đọc kĩ khổ thơ sau:
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
a) Tìm những từ ngữ thuộc chủ đề thiên nhiên trong khổ thơ trên.
b) Nhà thơ muốn nói điều gì qua câu thơ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời? Tại sao nhà
thơ có thể tưởng tượng ra cảnh chạy đua giữa đoàn thuyền đánh cá với mặt trời? Trong đoạn
trả lời cần dùng phép nối để liên kết câu, gạch chân từ ngữ thể hiện phép nối đó.