Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về một nghề nghiệp hoặc công việc nào đó.
Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về sức khoẻ, rèn luyện sức khoẻ hoặc về những người làm nghề y.
Ví dụ: Câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng.
Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, húy là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương. Ngài đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người bệnh tật cơ khổ, ngài cho ở nhờ nhà, cho cơm cháo, chữa trị cho. Dẫu bệnh có dầm dề máu ủ nhưng ngài ko hề né tránh. Bệnh nhân tới chữa khỏe mạnh rồi mới đi.Cứ như vậy, trên giường ko lúc nào vắng bệnh nhân.
Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát, bệnh tật ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được mọi người cảm tạ.
Một lần, có người đến gõ cửa, mời gấp:
– Nhà có người đàn bà, bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.
Nghe vậy, ngài theo người đó đi ngay. Nhưng ra cửa thì gặp sứ giả do vương sai tới, bảo rằng:
-Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám.
Ngài nói:
-Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống của người nhà này chỉ trong từng khoảnh khắc. Tôi cứu họ trước, lát nữa sẽ đến chữa cho bậc quý nhân đó.
Quan Trung sứ tức giận nói:
– Phận làm tôi sao được nói như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà ko cứu tính mạng mình sao?
Ngài đáp:
– Tôi có mắc lỗi, chả biết làm gì. Nếu người kia ko được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tôi xin chịu tội.
Nói xong ngài đi cứu người kia. Họ quả được sống. Lát sau, ngài đến yết kiến, vương quở trách. Ngài tạ tội, bày rõ lòng thành của mình.
Vương mừng nói:
Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót nhân dân của ta.
Về sau, quan cháu ngài làm nghề lương y đến hàng ngũ phẩm, tứ phẩm có tới 2, 3 vị. Người đời khen ngợi họ ko để sút sa nghiệp nhà.
Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về việc đọc sách và ích lợi của sách.
Tham khảo
* Câu chuyện “Chiếc giỏ đựng than”
Ngày xưa, có một chú tiểu sống trên núi cùng với sư phụ tại một ngôi chùa nhỏ. Công việc của cậu hàng ngày đơn giản chỉ là gánh nước, nấu cơm, quét dọn bụi bặm và đọc sách cùng sư phụ của mình.
Cuộc sống cứ thế yên bình trôi qua, chú tiểu vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình chỉ riêng việc đọc sách khiến cậu cảm thấy chán nản. Một hôm chú tiểu hỏi sư phụ: “Tại sao chúng ta phải đọc nhiều sách như vậy, con thấy việc đọc sách có ích gì đâu?”.
Sư phụ nghe vậy bèn mỉm cười nói với cậu ngày mai hãy mang cái giỏ này để xách nước thay vì cái thùng hay xách bấy lâu nay. Chú tiểu mặc dù không hiểu ý nghĩa nhưng vẫn vâng lời, ngày nào cũng mang cái giỏ đi để xách nước nhưng khi về đến nơi thì bao nhiêu nước cũng chảy hết qua cái lỗ trên giỏ.
Khi cậu thắc mắc về việc này thì sư phụ nói hãy cứ tiếp tục và cậu vâng lời nhưng chẳng được bao lâu. Nỗi thất vọng ngày càng lớn khi ngày nào cũng phải làm việc vô ích này khiến cậu chán nản, đến khi không chịu được nữa cậu nói với sư phụ rằng mình không làm nữa vào ngày mai.
Sư phụ mỉm cười, bảo chú tiểu lấy cái giỏ ra đây và ôn tồn nói: “Con nghĩ việc làm của con là vô ích sao? Hãy nhìn thử xem, cái giỏ này trước kia đựng than đen nhẻm nhưng từ ngày con lấy nó để xách nước nó đã sạch trong không còn lấm lem vết than như xưa nữa.
Việc đọc sách cũng vậy, lợi ích của nó không thấy được bằng mắt, không phải ngày một ngày hai để mong thành công nhưng không có nghĩa là quá trình này trải qua vô nghĩa. Con đọc một quyển sách mỗi ngày, tâm hồn sẽ được rửa trôi một ít, đến khi đủ thì sẽ sạch bong như cái giỏ than này”.
Chú tiểu hiểu ra, thầm cảm ơn Thầy và từ đó không còn chán ghét việc đọc sách nữa.
Giới thiệu 1 câu chuyện ( hoặc bài thơ , bài văn , bài báo ) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng , làng xóm
Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về sức khoẻ, rèn luyện sức khoẻ hoặc về những người làm nghề y (bác sĩ, được sĩ, lương y, y tá, điều dưỡng viên).
− 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Câu chuyện em có thể tìm đọc Bác sĩ vạn năng
Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân nghèo tên là Tôm. Một hôm bác đánh xe hai bò kéo chở đầy củi ra tỉnh bán cho một ông bác sĩ lấy hai Taler - hai đồng tiền vàng. Lúc trả tiền, bác sĩ đang ngồi ở bàn ăn. Nhìn thấy ông ta ăn uống linh đình, bác nông dân cũng muốn mình được như vậy.
Bác tần ngần đứng lại một lúc, rồi hỏi xem mình có thể làm bác sĩ được không.
Bác sĩ bảo:
- Được chứ, cũng nhanh thôi.
Bác nông dân hỏi:
- Vậy tôi phải làm gì ạ?
- Điều đầu tiên là mua quyển sách vỡ lòng ABC loại sách trang đầu có vẽ con gà trống. Rồi bán xe với bò lấy tiền mua sắm quần áo, đồ nghề của bác sĩ. Sau cùng thuê thợ kẻ biển "Tôi là bác sĩ vạn năng" và đóng đinh treo trước cửa.
Bác nông dân làm đúng theo lời khuyên. Bác làm bác sĩ chưa được bao lâu thì có một nhà quyền quý giàu có kia bị mất trộm. Ông ta nghe nói là có vị bác sĩ vạn năng ở làng nọ có thể đoán biết được tiền ăn trộm giấu ở đâu. Ông cho đánh xe đến làng và hỏi bác nông dân rằng:
- Bác có phải là vị bác sĩ vạn năng không?
- Quả đúng như vậy.
Ông mời bác cùng đi tìm của mất trộm. Bác đồng ý, nhưng phải để Grete vợ bác cùng đi. Khi họ tới nhà quyền quý kia thì bữa ăn đã dọn ra. Bác sĩ vạn năng đòi trước tiên phải được cùng ăn, không những bác mà bác gái cũng cùng ăn, vợ chồng ngồi vào bàn ăn. Khi tên hầu thứ nhất bưng món ăn ngon vào, bác nông dân hích vợ bảo:
- Thứ nhất đấy!
Ý nói là người thứ nhất bưng món ăn vào. Tên hầu tưởng bác định nói "Tên trộm thứ nhất đấy." Chính tên hầu đã ăn trộm nên hắn hoảng sợ, ra ngoài nói với các bạn:
- Bác sĩ biết hết tất cả, thật nguy cho chúng ta. Ông ấy bảo tao là tên trộm thứ nhất. Tên thứ hai sợ không muốn vào, nhưng rồi cũng phải bưng vào. Khi hắn mang thẫu thức ăn vào, bác nông dân hích vợ bảo:
- Grete, thứ hai đấy!
Tên hầu sợ quá tìm cách lảng ra. Đến lượt tên thứ ba cũng vậy. Bác nông dân nói với vợ:
- Grete, tên thứ ba đấy!
Tên thứ tư mang thẫu thức ăn đậy kín. Chủ nhà bảo bác sĩ trổ tài, đoán xem là món gì. Đó là món tôm. Bác nông dân nhìn thẫu đậy kín không biết đoán mò sao, lúng ta lúng túng và kêu:
- Chà, chà, khổ cho cái thằng Tôm tôi quá!
Nghe xong nhà quyền quý reo lên:
- Tài thật! Bác biết chuyện này thì nhất định bác biết ai lấy trộm tiền!
Tên hầu chột dạ, nháy mắt cho bác sĩ ra ngoài. Bác ra, cả bốn tên hầu thú thật đã trót ăn trộm tiền. Chúng xin hoàn lại tiền và đưa bác thêm một khoản tiền lớn, chỉ xin bác đừng tố cáo, kẻo chúng có thể mất đầu như chơi. Chúng dẫn bác tới chỗ giấu của.
Bác sĩ trong bụng mừng thầm, lại ngồi vào bàn ăn, rồi nói:
- Thưa ông, để tôi tìm trong sách cẩm nang xem tiền giấu ở đâu.
Tên hầu thứ năm bò vào lò sưởi để dò xem bác sĩ có biết thêm gì nữa không. Bác sĩ ngồi giở sách đánh vần ABC, lật hết trang này đến trang khác để tìm con gà trống. Tìm mãi vẫn chưa thấy, bác nói:
- Ở đó thì ra đi chớ!
Tên hầu ở trong lò sưởi tưởng là nói mình, sợ quá nhảy ra, mồm nói lẩm bẩm cái gì cũng không ai rõ.
Rồi bác sĩ chỉ cho chủ nhà chỗ giấu của, nhưng không nói lộ cho biết ai ăn trộm.
Cả chủ nhà và đầy tớ đều cho bác nhiều tiền. Danh tiếng bác trở nên lừng lẫy.
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người lao động hoặc các kết quả trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta.
- 1 bài văn (báo cáo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về con vật.
Em có thể tìm đọc câu chuyện Con rồng cháu tiên
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
Thần giúp nhân dân diệt trừ Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh là những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đèm lòng yêu thương, rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Tráng.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang, đến kì sinh nở, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô , khỏe mạnh như thần.
Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung với mẹ. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở.
– Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
Lạc Long Quân nói:
– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi cùng nhau chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng, cháu Tiên
Trao đổi về nội dung câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu.
a) Em thích nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) đó? Vì sao?
b) Câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
Ma-gien-lăng đi vòng quanh thế giới
Xuất phát từ ý muốn khám phá trái đất, tìm thêm những miền đất lạ, Ma-gien-lăng đã chỉ huy năm hải thuyền lớn, xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la của Tây Ban Nha vào ngày 20-9-1519, băng ra Đại Tây Dương.
Đoàn thuyền đã đi theo bờ biển Nam Mĩ rồi đi vào Thái Bình Dương. Thái Bình Dương quá rộng lớn, đoàn thuyền đã phải lênh đênh trên biển rất nhiều ngày, đến nỗi nước ngọt để uống và lương ăn đều cạn kiệt. Có người phải uống nước tiểu của mình. Đoàn thủy thủ phải ninh cả giày da và thắt lưng da để ăn cho đỡ đói. Mỗi ngày đều có người chết, phải ném xác xuống biển. Đang khi cực kì nguy hiểm thì họ gặp một hòn đảo nhỏ. Họ đổ bộ lên đảo và được tiếp tế thức ăn nước uống. Sau đó họ liên tiếp gặp nhiều hòn đảo có người ở. Họ đã giải quyết được chuyện ăn uống nhưng lại phải luôn chiến đấu với người bản địa. Nhiều người đã tử vong. Chính Ma-gien-lăng cũng đã bỏ mình trong một trận giao tranh.
Sau đó họ vẫn tiếp tục đi, đến Ấn Độ Dương. Họ vượt Ấn Độ Dương và đến ngày 8 tháng 9 năm 1522, họ đã trở về Tây Ban Nha nhưng chỉ còn có một chiếc hải thuyền với mười tám thủy thủ.
Như thế, tính ra đoàn thuyền của Ma-gien-lăng đã đi 1083 ngày trên biển, gần 200 thủy thủ đã chết trên đường đi. Tuy nhiên họ đã đạt được mục đích của chuyến đi và đã xác định được một điều quan trọng: trái đất hình cầu.
Chuyến thám hiểm này đã phải trả bằng một giá rất đắt, nhưng thành công của nó cũng cực kì lớn lao, góp phần vào việc tìm hiểu, khám phá trái đất của chúng ta
Kể lại hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc ở nhà về nghệ thuật hoặc về một nghệ sĩ
Chú Tự Long
Cứ mỗi sáng thứ 7 em lại được xem chương trình gặp nhau cuối tuần. Trong đó em yêu thích nhất là chú Tự Long. Với dáng người nhỏ nhắn chú diễn thật là hay và ấn tượng.
Chú Tự Long có khuôn mặt tròn tròn và nổi bật nhất trên khuôn mặt chú đó chính là nụ cười tươi tắn, dễ gần. Chú có cặp mắt đen tròn, khuôn mặt chú lúc nào cũng tươi tỉnh, hiền hòa với mọi người khiến mọi người ai cũng yêu quí. Miệng chú lúc nào cũng dành nụ cười cho mọi người nên ai cũng cảm thấy gần gũi, có lẽ vì thế chú sinh ra để diễn hài. Chú diễn hài rất thành công, chắc là nhờ ánh mắt nhân hậu và khả năng nói tài tình. Dáng người chú không to nhưng trông chú vẫn khỏe khoắn. Chân tay khéo léo, nào là múa hát tăng lên vẻ sinh động cho vở hài. Hình ảnh chú trên màn ảnh nhỏ thật là khó có thể nào quên.
Em mong sau này cũng là một nghệ sĩ hài tài như chú Tự Long vậy, chú sẽ mãi là thần tượng của em.
Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tính trung thực.
– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về cây cối.
Em có thể tìm đọc câu chuyện Chú bé chăn cừu
Có một chú bé chăn cừu thường thả cừu gần chân núi. Một hôm, thấy buồn quá, chú nghĩ ra một trò đùa cho vui. Chú giả vờ kêu toáng lên:
– Sói! Sói! Cứu tôi với!
Nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đang làm việc gần đấy tức tốc chạy tới. Nhưng họ không thấy sói đâu. Thấy vậy, chú khoái chí lắm.
Mấy hôm sau, chú lại bày ra trò ấy. Các bác nông dân lại chạy tới. Rồi một hôm, sói đến thật. Chú hốt hoảng kêu gào xin cứu giúp. Các bác nông dân nghĩ là chú lại lừa mình, nên vẫn thản nhiên làm việc. Thế là sói thỏa thuê ăn thịt hết cả đàn cừu.
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân ái.
1. Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu?
2. Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện đó.
1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,...
2.
1. Mở bài:
Tên truyện: Người ăn xin
Nhân vật: cậu bé và người ăn xi
2. Thân bài:
Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ
Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả
Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ
Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động
3. Kết bài:
Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.
Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về thiếu nhi.
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về thiếu nhi.
Câu chuyện về thiếu nhi:
CÁO VÀ CÒ
Trong 1 lần, con cáo và con cò đã có cuộc ghé thăm nhau và chúng dường như rất thân với nhau. Rồi con cáo cũng đã mời cò ăn tối và có một trò đùa nhỏ trước mặt cò là cho súp vào một cái chén cạn.
Con cáo rất dễ dàng để hớp thức ăn, nhưng con cò thì chỉ có thể chấm ướt phần đầu của cái miệng dài và cuối cùng thức ăn vẫn còn còn nguyên như lúc cò mới bắt đầu ăn.
Cáo nói "Tôi xin lỗi, món súp không phải là món bạn yêu thích ư". "Bạn nên cầu nguyện chứ đừng xin lỗi," Cò nói "Tôi hy vọng lần sau sẽ sớm tới lượt bạn ghé thăm và ăn tối với tôi nha".
Rồi một ngày được định sẵn cáo sẽ tới thăm cò, nhưng khi họ ngồi xuống bàn thì tất cả đồ ăn cho buổi tối của họ như được đựng trong một cái lọ có cổ rất dài với miệng hẹp.
Cáo không thể thưởng thức vì vậy tất cả những điều mà anh ta có thể làm là liếm bên ngoài cái lọ. "Tôi sẽ không xin lỗi vì bữa tối." Cò nói.
Bài học rút ra
Làm điều xấu với người khác thì ắt sẽ nhận lại được chính điều đó.
Bài tham khảo 2:
Nhớ ngày nào mới chập chững bước chân đầu tiên vào ngôi trường tiểu học. Tiết học đầu tiên đã được cô giáo dạy về " 5 điều Bác Hồ'. Và những điều Bác Hồ dạy đã theo em trong suốt quãng thời gian đi học.
Bác dạy thiếu nhi
"Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm."
Bác Hồ cũng đã nói "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Qua "5 điều Bác Hồ dạy" chúng ta thấy được tình yêu thương của Bác đối với đàn cháu nhỏ. Bác muốn thiếu nhi cần rèn luyện những đức tính tốt từ khi còn nhỏ, vì họ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Muốn đưa đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không?" là phải dựa vào "công học tập của các cháu".
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về trường học.
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về trường học.
- Bài thơ: Trường em (Nguyễn Bùi Vợi)
Trường em ngói mới đỏ hồng
Mọc lên tươi thắm giữa đồng lúa xanh
Gió về đồng lúa reo quanh
Vẫy chào những bước chân nhanh tới trường.
- Câu chuyện: Đẹp mà không đẹp
Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi: bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không?
Trên bức tường trắng hiện ra những nét than đen vẽ hình một con ngựa đang leo núi. Bác Thành nhìn bức vẽ rồi trả lời: cháu vẽ đẹp đấy, nhưng còn có cái không đẹp! Hùng vội hỏi: cái nào không đẹp, hở bác?
Bác Thành bảo: Cái không đẹp là bức tường cùa nhà trường đã bị vẽ bẩn, cháu ạ!