Kể những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu.
Tìm những chi tiết thể hiện tình yêu thương của bà dành cho con cháu.
Những chi tiết thể hiện tình yêu thương của bà dành cho con cháu:
- Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào.
- Vắng con xa cháu tóc sương da mồi
Dựa vào bài thơ " Quạt cho bà ngủ ", em hãy viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) kể về một việc làm mà em đã làm dành cho ông (bà) thể hiện tình yêu thương của em với ông (bà)
Em đã giúp bà trông đàn gà , nhổ tóc trắng cho ông
Tả một người thân trong gia đình mà em yêu thương nhất ( nói rõ những việc làm, tình cảm người ấy dành cho em )
Bà ngoại em sống với dì út ở thành phố. Mỗi năm một lần, ngoại ra ngoài em chơi một vài tháng rồi về lại Sài Gòn. Chỉ gần gũi bà ngoại trong thời gian ngắn nhưng em rất yêu bà ngoại.
Bà ngoại em nay đã bảy mươi tuổi, dáng ngoại nhỏ nhắn, gầy gầy. Tóc ngoại điểm sương gần như bạc trắng. Trên khuôn mặt đã nhăn nheo, đôi mắt ngoại hiền từ, âu yếm nhìn chúng em. Đôi mắt ấy đã cóchỗ mờ đục nhưng bờ mắt xếp li theo thời gian vẫn toát lên tâm hồn lãng mạn, giàu lòng yêu thương của ngoại đối với mọi người. Đôi mắt ngoại ngày trẻ chắc là đẹp lắm vì dù đã luông tuổi, bờ mắt của ngoại vẫn rõ nét, đuôi mắt dài và đẹp. Bàn tay ngoại thon gầy, dang tay nhăn nhăn, đùn lại thành nếp nhưng em rất thích được bàn tay ngoại vuốt ve. Dưới bàn tay em, làn da nhăn của ngoại mềm mại, êm ái như tấm vải lụa tơ mượt mà. Ngoại em ăn trầu nên bàn tay ngoại có mùi hương cay cay của lá trầu. Ở nhà, ngoại mặc áo cánh ngắn tay may bằng vải phin nõn màu trắng. Tuy ăn trầu nhưng tính ngoại sạch sẽ, áo lúc nào cũng trắng tinh, quần lụa đen hoặc màu ngà. Quần áo của ngoại lúc nào cũng thơm tho, là ủi phẳng phiu. Khăn tay lau miệng của ngoại được giặt rất sạch sẽ và thay mới nhiều lần trong ngày. Ngoại thường tự tay đổ ống nhổ bã trầu nhưng em muốn dọn sạch cho ngoại nên sáng nào cũng giành phần đổ dọn, súc rửa để ngoại đừng làm. Ngoại em rất cưng chiều các cháu, ngoại hát ru bằng ca dao rất hay. Ngoại thường tạo bất ngờ cho các cháu vui. Có lần, em ngỏ ý thích một con heo đất, ngoại lẳng lặng mua về đặt trên kệ rồi bảo em xem thử trên kệ có gì không. Nhìn thấy con heo đất nho nhỏ dễ thương em vui mừng bế ngay nó xuống và cảm ơn ngoại rối rít. Ngoại cười móm mém mắng yêu: “Cha mày... Nè, con có thích không?”. Em reo lên: “Thích quá đi chớ, ngoại. Ngoại hay ghê, làm con bất ngờ nữa chứ.”. Ngoại em như thế đó, ngoại giàu tình cảm và tâm hồn lúc nào cũng tươi trẻ, khoáng đạt. Em rất yêu ngoại.
Bây giờ ngoại đã đi xa, nhưng tấm lòng yêu thương các cháu của ngoại thường được chúng em nhắc đến. Chúng em, những đứa cháu của ngoại, cũng hãnh diện được thừa hưởng dòng máu nhân hậu, đậm chất trữ tình lãng mạn của ngoại.
Tất cả các bạn của em đều bảo: “Tớ yêu mẹ nhiều hơn yêu bố.”, riêng em, em không nghĩ vậy. Em yêu bố cũng bằng yêu mẹ dù bố em nghiêm nghị, không chiều em như mẹ.
Bố em đã hơn bốn mươi tuổi, vóc người thấp đậm. Tay chân bố rắn rỏi, bắp cơ săn chắc vì bố em là người dạy võ thuật. Tóc bố cắt ngắn, hai bên thái dương và trán đã có sợi bạc. Khuôn mặt bố phúc hậu, đầy đặn với cái cằm vuông và đôi lông mày thưa, to bản. Mắt bố không to lắm nhưng đuôi mắt xếp ly, dài nên trông bố điềm đạm, có nét đẹp thanh lịch hơn. Bàn tay của bố to bè với những ngón tay ngắn, cứng cáp vì ngâm thuốc võ. Bàn tay của bố có thể chặt bể năm bảy viên ngói chồng lên nhau. Khi không dạy võ, bố giúp mẹ chăm lo việc nhà. Những việc nặng trong nhà đều do bố gánh vác. Ở nhà, bố em mặc đồ ngắn. Khi đi phố hoặc những lúc dự tiệc cưới, bố mặc đồ âu lịch sự, đàng hoàng. Đôi khi bố cũng mặc áo vét, dự những buổi họp mặt long trọng. Bố em là người ăn mặc nghiêm túc. Bố thường nói: “Gọn gàng, trang nghiêm là tác phong của người học võ.”. Bố tự mình ủi là quầnáo phẳng phiu, đánh giầy bóng lộn. Ngoài giờ dạy ở lớp võ thuật, bố trồng hoa, chăm sóc chậu cảnh hoặc ra bài cho em luyện viết chữ đẹp. Chữ bố viết rất đẹp nên bố thường viết mẫu cho em viết theo rèn chữ. Khi dạy em tập viết, bố rất nghiêm khắc, nhờ thế, chữ viết của em rõ ràng, chân phương. Bố em luôn vui vẻ với bà con lối xóm và thường gánh vác công việc chung. Bố đối với mẹ nhiều lúc nhún nhường để mẹ quyết định mọi việc, bố cười xòa: “Tề gia, nội trợ là tài của phụ nữ. Bố conmình phải vâng lệnh mẹ.”. Em yêu bố mẹ, yêu mái nhà nhỏ của gia đình em.
Em đang được bố dạy những bài quyền cơ bản của Vovinam. Em sẽ noi gương bố học tập và rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân văn hoá tốt, khoẻ mạnh như lời Bác Hồ dạy: “Mỗi một người dân khoẻ mạnh là cả nước mạnh khoẻ.”.
Nhạc, hoạ, văn thơ... đều ca ngợi lòng mẹ. Với em, mẹ là tất cả bầu trời, là hơi thở ấm áp, là tình thương yêu vô bến bờ nuôi em lớn khôn.
Mẹ em đã tứ tuần. Dáng mẹ gầy gầy, nhỏ nhắn với mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Tóc mẹ xoăn tự nhiên nên ngọn tóc uốn cong, úp sát vào gáy, từng lọn tóc bồng bềnh rũ hai bên má rất xinh. Khuôn mặt mẹ thon thon, mắt to và mơ màng, hơi buồn buồn. Tia mắt mẹ sáng long lanh khi mẹ cười, trầm tĩnh, phân vân khi mẹ có điều lo nghĩ. Với vẻ mặt điềm đạm, vững tin đầy nghị lực, mẹ quán xuyến mọi việc trong nhà,âu yếm, dịu dàng chăm sóc các con. Mẹ em làm việc gì cũng nhanh gọn, phong thái ung dung, vẻ ung dung ấy truyền sang các con nên chúng em quen việc, tự chủ trong học tập và càng vững vàng, vui vẻ hơn khi có mẹ bên cạnh.
Quanh năm suốt tháng mẹ chỉ thích ở nhà làm việc. Ngoài giờ làm việc ởcông sở, mẹ chăm lo việc nhà, nấu cơm nóng canh sốt cho bố con em. Rỗi rảnh một tí, mẹ đọc sách báo, trồng hoa hoặc cắt may. Mẹ lúc nào cũng gọn gàng trong bộ đồ màu xanh nhạt. Đi làm hoặc đi phố, mẹ mặc đồ âu đàng hoàng, lịch sự. Em thích ngắm mẹ lúc mẹ đi dự tiệc cưới. Lúc ấy mẹ mặc áo dài, trang điểm rất đẹp.
Mẹ em đảm đang việc nhà, hiền hậu và cư xử khéo léo với hàng xóm láng giềng. Với bố em, mẹ ân cần chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đằm thắm, nhỏ nhẹ trong lời ăn, tiếng nói. Với các con, mẹ nghiêm khắc dạy dỗ và âu yếm ngọt dịu khuyên răn. Em tự hào vì mẹ em giỏi giang và xinh đẹp nhất nhà ngoại.
Ngoài việc kèm dạy cho chúng em, mẹ còn truyền đạt cho các con tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước qua tình làng nghĩa xóm, qua những điệu ru ca dao, qua thơ ca đầy sức thuyết phục, cuốn hút. Em tự hứa cố gắng chăm học, học giỏi để trưởng thành vững vàng như hoài bão của mẹ nuôi dạy, bảo ban.
Câu 1: a. Thế nào là yêu thương con người ?Kể về 02 việc làm cụ thể của em thể hiện tình yêu thương con người.
b-Tìm 2 câu ca dao tục ngữ nói về lòng yêu thương con người?
Câu 2: Cho tình huống:
“Tuấn và Hưng học cùng lớp, lại chơi thân và ngồi cùng bàn với nhau. Tuấn học giỏi, còn Hưng lại học kém toán. Vì vậy, mỗi khi sắp đến tiết kiểm tra Tuấn lại cho Hưng chép để Hưng khỏi bị điểm xấu. Theo suy nghĩ của Tuấn, việc làm đó là đoàn kết, giúp đỡ Hưng trong học tập.”
a. Em có tán thành việc làm của Tuấn không ? Vì sao ?
b. Nếu em là Tuấn, em sẽ làm gì để giúp Hưng tiến bộ hơn trong học tập ?
Câu 3: : Thế nào là tự trọng? Vì sao, ở mỗi người cần phải có lòng tự trọng?
Câu 4: Thế nào là trung thực? Vì sao chúng ta phải rèn cho mình tính trung thực?
Câu 5:Nêu khái niệm và biểu hiện của giản dị? Theo em, vì sao giản dị được coi là phẩm chất cần có ở mỗi người?? Tìm 2 câu ca dao tục ngữ nói về giản dị?
Câu 6:
Giờ kiểm tra toán, cả lớp đang chăm chú làm bài. Hân làm xong bài, nhìn sang bên trái, thấy đáp số của Hoàng khác đáp số của mình, Hân vội vàng sửa lại bài. Sau đó, Hân lại quay sang phải, thấy Tuấn làm khác mình, Hân cuống lên định chép nhưng đã muộn, vừa lúc đó, cô giáo nhắc cả lớp nộp bài. a. Em hãy nhận xét hành vi của Hân trong tình huống trên. b. Theo em, yếu tố nào là quan trọng nhất giúp em tự tin trong học tập? mong các bạn trả lời giúp mình ít nhiều j cx dc
Câu 1 : a) Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
b) - Thương người như thể thương thân
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no
- Lá lành đùm lá rách
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
Câu 2: a. Theo em, việc làm của Tuấn không chỉ hại bạn không có kiến thức, mà có thể sẽ khiến cho cả hai bị điểm kém vì đã gian lận trong giờ kiểm tra.
b. Nếu là Tuấn, em sẽ kèm bạn và nhắc nhở bạn phải về học bài và làm bài tập đầy đủ. Như vậy mới giúp Hưng tiến bộ hơn.
Câu 3: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, ko để người khác phải nhắc nhở, chê trách.
- Vì lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.
Câu 4: Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.
Câu 5: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ: ko xa hoa, lãng phí; ko cầu kì, kiểu cách.
- Vì sống giản dị không chỉ làm cho mọi người nghĩ tốt về bạn nó còn khiến bạn hoàn thiện bản thân và biết cách sống sao cho đúng.
Sống giản dị không chỉ làm người khác hài lòng, mà là vì bản thân. Khi bạn biết giản dị cũng là lúc bạn đã biết cách sống và trưởng thành hơn rất nhiều.
-Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.Đi đâu mà chẳng ăn dè. Đến khi ăn hết lại ghè chẳng ra.Ăn lấy chắc, mặc lấy bền.Ăn cần ở kiệm.Câu 6 : a. Hành vi của Hân là ko đúng bởi vì bạn ko có lòng tin vào kiến thức của mình, cứ thấy ai có kết quả thì sửa cho giống người đó. b. Yếu tố quan trọng nhất là khi làm bài thi, thì phải tự làm, không được gian lận trong thi cử. Bởi vì, cho dù có được điểm cao nhất lớp, mà kiến thức mình không có thì xem như mình không có gốc và không được lên lớp.Bên cạnh bố mẹ, ông bà là người yêu thương con cháu vô điều kiện. Ông bà luôn bên cạnh cháu con chăm sóc, bảo ban những điều hay, lẽ phải. Với những người cháu, tuổi thơ gắn liền với ông bà, với những câu chuyện cổ tích ý nghĩa, bài đồng dao mượt mà hay những đồng kẹo kéo, chiếc bánh đúc, bánh gói nóng hổi. Tình cảm mà ông bà dành cho cháu mà một thứ tình cảm rất thiêng liêng và cao qúy, và bài viết dưới đây
nêu tình cảm yêu thương , quý trọng mà người cháu dành cho bà trong bài thơ tiếng gà trưa
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lời chào
Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ông làm việc trên nhà
Cháu lên: Chào ông ạ!
Lời chào thân thương quá
Làm mát ruột cả nhà
Đẹp hơn mọi bông hoa
Cháu kính yêu trao tặng
Chỉ những người đi vắng
Cháu không được tặng “chào”.
Sưu tầm
A. Bạn nhỏ rất ngoan và lễ phép với người lớn tuổi trong gia đình
B. Nhắc nhở các bạn cần phải biết lễ phép với người lớn
C. Cả hai đáp án trên
Nội dung bài thơ ca ngợi bé biết lễ phép với ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó nhắc nhở các bạn nhỏ cần phải biết lễ phép với người lớn.
Trong văn bản “Tiếng gà trưa”, hình ảnh của người bà và tình yêu thương mà bà dành cho cháu đã được thể hiện thật giản dị, chân thực và xúc động.
Khơi nguồn bởi những cảm xúc đó, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 15 câu để bày tỏ tình cảm của em với người bà( người ông) thân yêu của mình. Trong đoạn văn có sử dụng một quan hệ từ( Gạch chân, chú thích rõ)
Em tham khảo:
Tình bà cháu là một tình cảm rất thiêng liêng, cao quý và tình cảm này đáng được chúng ta gìn giữ, trân trọng. Người bà luôn là người quan tâm, chia sẻ, dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa cháu bé bỏng của mình. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh người bà thân thương, trìu mến này trong các tác phẩm văn học như bài "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh) với (quan hệ từ) bài thơ "Bếp lửa" (Bằng Việt). Hiện nay, bên cạnh những đứa cháu hiếu thảo, biết yêu thương, chăm sóc bà vẫn còn những đứa trẻ không biết trân trọng tình cảm quý giá này, thậm chí còn có kẻ chà đạp lên nó, vùi dập nó một cách không thương tiếc. Những người này cần bị xã hội lên án và chỉ trích. Bản thân em rất yê quý người bà của mình, bà như người mẹ thứ hai của em vậy. Bởi vì lẽ đó mà em luôn cố gắng học tốt, mang thật nhiều điểm cao về tặng bà!
nguồn mạng nhé !
Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.
Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:
“Trên đường hành quân xa…
Nghe gọi về tuổi thơ”
Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:
“Tiếng gà trưa…
Lông óng như màu nắng”
Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:
“Tiếng gà trưa…
Cho con gà mái ấp”
Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.
“Cứ hàng năm hàng năm…
Cháu được quần áo mới”
Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.
“Cháu chiến đấu hôm nay…
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lời chào
Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ông làm việc trên nhà
Cháu lên: Chào ông ạ!
Lời chào thân thương quá
Làm mát ruột cả nhà
Đẹp hơn mọi bông hoa
Cháu kính yêu trao tặng
Chỉ những người đi vắng
Cháu không được tặng “chào”.
Sưu tầm
Lời chào của bạn nhỏ được so sánh như thế nào ?
A. Lời chào thân thương quá
B. Làm mát ruột cả nhà
C. Đẹp hơn bông hoa
“ Đẹp hơn mọi bông hoa”
Lời chào của bạn nhỏ được so sánh đẹp hơn mọi bông hoa
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lời chào
Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ông làm việc trên nhà
Cháu lên: Chào ông ạ!
Lời chào thân thương quá
Làm mát ruột cả nhà
Đẹp hơn mọi bông hoa
Cháu kính yêu trao tặng
Chỉ những người đi vắng
Cháu không được tặng “chào”.
Sưu tầm
Bạn nhỏ trong bài thơ trên đã chào những ai ?
A. Ông bà
B. Mẹ
C. Bố
D. Đáp án a và b
Bạn nhỏ trong bài thơ đã chào hỏi ông bà và mẹ