Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
mori
31 tháng 8 2023 lúc 11:28

Theo em, nhân vật Trương Chi là nhân vật bi kịch bởi lẽ:

Trương Chi sở hữu giọng ca khiến người ta phải xao xuyến, nhưng chàng ta có dung mạo xấu xí, gia cảnh lại nghèo khó. Giây phút Mị Nương nhìn thấy dung mạo xấu xí của chàng đã Sững sờ. Mị Nương không thể chấp nhận dung mao chàng. Trương Chi đã tự vẫn để kết thúc cuộc đời minh. Mối tình của Trương Chi là mối tình tuyệt vọng.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Trịnh Hoàng Duy Khánh
31 tháng 8 2023 lúc 11:13

Tham Khảo

Trương Chi trong câu nói của Mị Nương là một người dịu dàng, có nụ cười hiền hậu, có giọng hát hay và gương mặt sáng sủa, ưa nhìn. Đối với Mị Nương, Trương Chi là một chàng trai tốt cả về nhan sắc đến nhân phẩm, tài năng.

trần thúy hiền
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Trịnh Hoàng Duy Khánh
31 tháng 8 2023 lúc 10:55

Tham Khảo

Điều khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình là ông cảm thấy đau khổ, chán nản và xấu hổ khi phải sống dưới thân xác của Hàng thịt. Trương Ba cảm thấy mình dần thay đổi, trở nên bạo lực hơn, ham vật chất hơn và có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt. 

Theo em, cái chết này cho thấy đặc điểm bi kịch của con người khi sống mà không được là chính mình của nhân vật trong thể loại bi kịch.

Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 8 2016 lúc 17:08

1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện

3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:

Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương của Vũ Nương:Lời con trẻ chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đản cả",... Câu nói đó của đứa trẻ như là một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ.Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng.

=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)

4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:

Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất nhưng dường như đó là cách duy nhất của Vũ Nương. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, đối với nàng phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm.Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Vũ Nương lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là "máu ghen" của người chồng nông nổi. Không phải chỉ vì cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, xã hội đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán, đã chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương.Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt.Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác, cái xấu xa đồng thời bày tỏ niềm cảm thông đối với số phận người phụ nữ.Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.

5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:

Nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề .Nỗi đau, số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.Trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống gia đình hiện nay.
nguyễn linh
Xem chi tiết
Phạm Gia Thi
6 tháng 9 2021 lúc 20:25

Cậu viết rõ câu hỏi được không ạ , vắng tắt quá hơi khó hiểu 

Khách vãng lai đã xóa
C.Khải UwU
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
6 tháng 11 2021 lúc 15:13

C

Nguyễn Thị Thu Uyên
Xem chi tiết
gray thiện
28 tháng 9 2019 lúc 21:06

cái này là theo bạn 

bạn thích ai thì nói ra rồi mình cho biết là vì sAO

Ngoc Han ♪
28 tháng 9 2019 lúc 21:08

Trl : 

Vở kịch được đặt tên là '' Lòng dân '' vì thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng . Tin yêu cách mạng nên người dân sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng . Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng .

Em thích nhất là nhân vật Dì Năm vì Dì Năm gan dạ , dũng cảm , sẵn sàng cứu chú Cán bộ khỏi những tên Lính , tên Cai độc ác , hại nước , hại dân .

Phương
28 tháng 9 2019 lúc 21:13

Vở kịch được đặt tên là Lòng dân vì thể hiện được tấm lòng người dân đối với cách mạng.Tin yêu cách mạng trọn lòng nên người nên người  dân sắn sáng xả thân bảo vệ cách mạng .Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng

Nguyễn Demon
Xem chi tiết

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Và cũng là câu chuyện khiến em thích thú nhất. Câu chuyện về người con gái nhân cách, đẹp người đẹp nết nhưng bạc mệnh. Ước mơ của em đó là một lần được gặp nhân vật Vũ Nương để tâm sự với cô về cuộc đời đầy bể dâu trầm luân của nàng. Và hôm nay giấc mơ của em đã thành sự thật. Em đã được gặp người phụ nữ đó trong một giấc mơ tuyệt đẹp để nghe nàng kể về cuộc đời đầy bi ai của mình.

Đó là một giấc mơ vô cùng chân thực. Em đã gặp được nàng Vũ Nương trong câu chuyện bằng xương bằng thịt thực sự chứ không phải mơ hồ qua con chữ nữa. Lúc đó em thấy mình như đi lạc vào một thủy cung, xung quanh chỉ toàn những cung điện nguy nga đồ sộ. Bỗng thấy có một người con gái nhan sắc tuyệt đẹp nhưng ánh mắt hiện lên vẻ u buồn, sầu bi.

Em tiến lại gần nàng và quan sát “ồ người con gái này sao quen vậy? Liệu có phải là người mà mình đã biết không?”. NGhĩ vậy em mạnh dạn tiến lên bắt chuyện : “Chào chị chị có phải là Vũ Nương không?” – Đáp lại em là cái nhìn đầy nghi hoặc của nàng, rồi nàng lẳng lặng gật đầu. Em cũng đáp lại : “Em đã được đọc câu chuyện “Người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ nói về cuộc đời của chị và em rất mong được một lần lắng nghe chị kể về mình”. Vũ Nương đưa mắt nhìn em rồi trầm ngâm “Em thực sự muốn nghe câu chuyện của ta sao?” – vâng ạ! Em đáp lại.

Đến lúc này em mới kịp chiêm ngưỡng hết khuôn mặt chị. Đó phải nói là một người con gái vô cùng xinh đẹp mới chỉ ngoài 20 tuổi ở nàng hiện lên vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng nhưng cũng ẩn chứa sâu trong đôi mắt là sự buồn rầu, và đầy suy tư.

Vũ Nương tiến về phía chiếc bàn đá và ngồi xuống em cũng lặng lẽ theo sau. Rồi nàng thong thả kể:

Cuộc đời của ta là một câu chuyện rất dài và đầy u buồn. Ta sinh ra trong một gia đình nghèo bố mẹ làm nông nghiệp. Lớn lên ta có chút dung mạo hơn người nên được Trương Sinh con trai một gia đình hào phú giàu có để ý. Sau đó ta theo chàng về làm vợ. Năm đó binh lửa chiến tranh khắp nơi trai tráng phải tòng quân ra chiến trường. Ta gạt nước mắt tiễn chồng ra trận khi đang mang trong mình giọt máu của hai người.

Ta chẳng có mơ ước gì cao sang chồng được chiến công lẫy lừng hay gì hết chỉ mong hết chiến tranh chàng về đoàn tụ với gia đình với mẹ con ta là vui mừng lắm rồi.  Nói rồi nàng khẽ gạt giọt nước mắt trên khóe mi. Ôi sao thấy Vũ Nương thật vô cùng nhỏ bé, nàng cũng chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé có một khao khát vô cùng thực tế đó là ước mơ về một mái nhà với vợ chồng, con cái đầy đủ.

Nói rồi nàng tiếp tục câu chuyện : Sau khi Trương Sinh đi tòng quân mẹ chồng ta ở nhà vì khóc thương con mà sinh bệnh dẫu ta có chạy chữa trăm ngàn phương thuốc, khấn bái bao nơi cửa phật cũng không thuyên giảm. Rồi một thời gian bệnh nặng bà qua đời. Trước lúc nhắm mắt bà còn dặn ta “Con đối xử tốt với mẹ chồng con quyết không phụ con”.  Mẹ chồng mất một tay ta vừa chăm con nhỏ lại vừa lo ma chay cúng lễ đầy đủ chu toàn, Một lòng cầu mong ngày sum họp gia đình.

Con trai ta là đứa bé ba tuổi tên Đản. Thằng bé cũng giống như bao đứa trẻ khác mới tập nói nên thấy con nhà người khác gọi tiếng cha về cũng hỏi ta cha nó đâu. Mỗi đêm ru con ngủ ta thường chỉ bóng mình trên vách và thì thầm với nó “Cha Đản về kìa”. Thằng bé cười khúc khích. Nhìn con trẻ lòng ta càng chua xót,  càng mong binh lửa mau tan để chồng về đoàn tụ .

Thế nhưng cái ước mơ đó quá xa xỉ với ta. 3 năm sau TRương Sinh trở về từ chiến trận. Mừng mừng tủi tủi ta những tưởng từ đây cuộc đời ta sẽ vui vẻ hạnh phúc bên chồng con thế nhưng nó cũng là sự khởi nguồn cho mọi bi kịch đau thương.

Trong một lần dỗ con trai, dưới ánh đèn dầu thằng bé ngây ngô chỉ vào cái bóng mình trên vách và nói với cha nó là “Cha Đản lại về kìa”. Trương Sinh tức giận không nói nên lời gặng hỏi thì thằng bé ngây ngô đáp: “Tối nào cũng thấy cha nó về”. Trương Sinh không hỏi han mà thẳng thừng trách móc ta vô tình, quên nghĩa. Quá đau buồn ta liền trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang tự tử để rửa hết nỗi oan.

Tuy ta thương xót con, giận chồng nhưng ta không biết làm sao để chàng tin mình. Mặc dù sau đó chính cái bóng trên tường đã minh oan cho ta, Trương Sinh cũng lập đàn giải oan cho ta thế nhưng suốt những ngày tháng sống dưới thủy cung ta vẫn không nguôi thương nhớ chồng con. Nói rồi Vũ Nương bật khóc nức nở. Còn em chỉ biết lặng lẽ nhìn người con gái bạc mệnh chịu tiếng đời.

Trước khi từ biệt Vũ Nương quay sang nói với em rằng : “ Ta cảm ơn em đã đồng cảm và thấu hiểu cho kiếp người của ta. Ta không trách ai cả chỉ trách mình phận mỏng không giữ nổi hạnh phúc gia đình”. Rồi nàng biến mất.

Lúc ấy cũng là lúc tiếng chuông báo thức vang lên em chợt tỉnh giấc mộng và cũng chuẩn bị cho kịp giờ đi học. Nhưng câu chuyện của Vũ Nương vẫn còn ám ảnh em mãi. Vũ Nương một người con gái tài hoa nhưng mệnh bạc. Tuy kiếp đời ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu, một người vợ và một người mẹ. Thế nhưng nàng chịu tiếng oan của cuộc đời. Trương Sinh chỉ là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bi kịch cuộc đời nàng còn nguyên nhân gián tiếp là do chiến tranh đã đẩy cuộc đời nàng vào bi kịch.

Khách vãng lai đã xóa
ngọc nọc nọc
Xem chi tiết
Lysr
28 tháng 1 2022 lúc 15:35

Tham khảo:

 

- Dế lửa lúc đầu là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và sau này lại là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn. Vì lúc đầu các bạn tìm mọi cách để phá chú dế của Lợi, để Lợi không còn thắng trên trường đua nhưng sau đó họ đã hối lỗi và cùng Lợi cử hành tang lễ nghiêm trang cho chú dế.

- Cái chết của dế lửa tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi.

-Thầy Phu và các bạn hiểu rằng Lợi là cậu bé nhân hậu, yêu động vật nên thầy và các bạn đã yêu quý Lợi hơn.

- Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện. Từ một câu chuyện mở đầu bằng sự ganh tị của những đứa trẻ, sau đó lại là sự cảm thông, bao dung và thấu hiểu lẫn nhau.