Nhân vật “tôi” nghĩ về những điều gì?
Nhân vật "tôi" nghĩ về những điều gì?
Nhân vật "tôi" nhận xét về câu chuyện mà bà lão là những câu chuyện kì diệu. Trí tưởng tượng của con người đã sáng tạo nên bao nhiêu truyền thuyết đẹp đẽ và đầy khí phách.
theo em “những ý nghĩ cay độc” và “ những rắp tâm tanh bẩn” mà nhân vật “ tôi” nhận ra ở người cô là gì? Vì sao nhân vật “ tôi” lại cảm nhận được điều ấy?
mn ra ý kể về hồng thấy bà cô ntn chứ k phải là bà trash ntn nhé
2, Nhân vật nào trong các văn bản Tuổi thơ tôi, Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất? Em đã học được những điều gì từ cách ứng xử của nhân vật đó.
Nhân vật Lợi trong Tuổi thơ tôi và nhân vật cụ Bơ- mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống cua bản thân nhiều nhất. Em đã học được rất nhiều điều từ hai nhân vật đó là biết sẻ chia và thấu hiểu người khác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào sẽ giúp ta trở nên tốt đẹp hơn.
Nhân vật nào trong các văn bản Tuổi thơ tôi, Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất? Em đã học được những điều gì từ cách ứng xử của nhân vật đó.
Nhân vật Lợi trong Tuổi thơ tôi và nhân vật cụ Bơ- mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống cua bản thân nhiều nhất. Em đã học được rất nhiều điều từ hai nhân vật đó là biết sẻ chia và thấu hiểu người khác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào sẽ giúp ta trở nên tốt đẹp hơn.
Nhân vật Lợi trong Tuổi thơ tôi và nhân vật cụ Bơ-mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất.
- Nhân vật Lợi giúp em hiểu ra, mỗi người cần biết sẻ chia mọi thứ với bạn bè.
- Nhân vật cụ Bơ-mơn giúp em hiểu giá trị đích thực của mỗi con người là giúp cho người khác trở nên tốt đẹp hơn và yêu thương chính là món quà quý giá của tạo hóa.
Điều gì đã gợi nhắc nhân vật “tôi” nhớ về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên? Những kỉ niệm này của nhân vật " tôi" được diễn tả theo trình tự như thế nào?
- Những hình ảnh khiến tác giả nhớ về ngày đầu tiên đi học:
* '”Lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc'': những dấu hiệu đánh dấu đất trời đang chuyển mình sang thu - đồng thời cũng là mùa tựu trường của học sinh .
* “mấy em bé rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường''.
↠ Tất cả đã gợi nhắc tác giả về những kỉ niệm khó quên của buổi tựu trường đầu tiên của mình
- Những kỉ niệm của nhân vật ''tôi'' được diễn tả theo trình tự : thời gian, cụ thể:
* Từ con đường đến trường với ''sớm mai đầy sương thu và gió lạnh'' và ''con đường làng dài và hẹp ''.
* Khi tập trung ở sân trường nghe ông đốc đọc tên những học sinh mới .
* Cuối cùng là lúc vào lớp , chuẩn bị học bài học đầu tiên .
Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?
- Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật “tôi” là lời của chính nhân vật Dế Mèn.
- Điều này giúp em hiểu rằng: Dế Mèn là một nhân vật có tính cách tự tin và thân hình khỏe mạnh.
Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?
- Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật “tôi” là lời của nhân vật Dế Mèn.
- Điều này giúp em hiểu rằng Dế Mèn là một nhân vật có tính cách tự tin về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình.
Nêu cảm nghĩ về nhân vật "tôi", Dũng, người mẹ của Tuất, những thanh niên Hà Nội và cả những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật "tôi" về Hà Nội.
Nhân vật tôi: người tham gia nhiều chặng đường gian khổ của lịch sử
+ Là người giỏi quan sát, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo
+ Có giọng điệu vui đùa, khôi hài nhưng khôn ngoan, trải đời
+ Người trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc
→ Nhân vật tôi thấp thoáng bóng dáng của tác giả, người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét mang tới điểm nhìn chân thật, khách quan
- Nhân vật Dũng
+ Sống đúng như lời mẹ dạy, lên đường nhập ngũ cứu lấy Hà Nội
+ Dũng và Tuất thể hiện được cốt cách của người Hà Nội
- Một số nhân vật khác:
+ Ông bạn trẻ đạp xe như gió làm xe người ta suýt đổ còn quay lại chửi “tiên sư cái anh già”
+ Những người mà nhân vật “tôi” hỏi thăm khi quên đường
+ Những “hạn sạn của Hà Nội” làm lu mờ đi ý nghĩa, nét đẹp của sự tế nhị, thanh lịch
Dựa vào những điều đã biết về truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập 2, tr 30) và vào đoạn trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì?
Sự "im lặng" của nhân vật tôi trong câu chuyện Bức tranh của em gái tôi ( sgk Ngữ văn 6, tập hai) biểu thị:
+ Sự ngỡ ngàng, bất ngờ của nhân vật "tôi" trong cái nhìn đầy yêu thương của người em gái đối với mình. Đây là điều thường ngày nhân vật tôi không nhận thấy
+ Sự xấu hổ vì trước đó nhân vật tôi toàn nhìn thấy điểm xấu của em gái, trong khi người em lại luôn yêu thương mình.