Bạn hiểu như thế nào về nhận định này?
Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn. Nên hiểu như thế nào về nhận định này?
Tham khảo:
- Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân hoàn toàn đúng vì qua đoạn trích cho chúng ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: Người đã chết rồi vẫn phải nộp thuế thân.
- Sự tàn nhẫn của con người lên tới đỉnh điểm: dù gia đình chị Dậu đã đau lòng, dứt ruột bán cả con, cả chó để đủ một suất sưu thì bọn cường quyền vẫn không buông tha. Khi không đủ tiền nộp suất sưu của người em chú, chúng đã trói và đánh anh Dậu cho thập tử nhất sinh.
- Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Họ vùng lên để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.
Qua đọc văn bản và những thông tin được cung cấp ở phần giới thiệu tác phẩm, bạn hiểu như thế nào về mục đích viết của tác giả? Câu hay đoạn nào trong văn bản giúp bạn nhận rõ điều này?
- Mục đích viết của tác giả là khẳng định lịch sử lâu đời, sự phong phú và giá trị độc đáo trong nghệ thuật truyền thống của người Việt.
- Mục đích đó được thể hiện ở hầu hết các đoạn trong văn bản.
Đề bài: M. Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”. Em hiểu như thế nào về nhận định trên?
Đáp án
Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Dẫn dắt, giới thiệu, trích dẫn câu nói của M. Gorki trong quan niệm về văn học.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Văn học: là loại hình nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ tạo ra các hình tượng nghệ thuật nhằm truyền đạt tư tưởng, tình cảm của người viết trước các vấn đề của đời sống xã hội – con người.
+ Nhân học: Là khoa học về con người
+ Văn học là nhân học tức là nhấn mạnh đến nguồn gốc, đặc tính, mục đích của văn chương: văn học do con người sáng tạo ra; vì con người mà phát triển; phản ánh đời sống tâm tư, tình cảm, các vấn đề xoay quanh con người – kể cả những cung bậc tình cảm sâu kín, tinh vi nhất; nhằm phục vụ cuộc sống – nhu cầu của con người.
- Phân tích – chứng minh (6đ):
+ Tác phẩm văn học do con người sáng tạo ra, nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, sáng tạo của con người. Học văn là để hiểu hơn về con người; để học cách làm người.
+ Tác phẩm văn học phản ánh bản chất, nhu cầu, đời sống vật chất và tinh thần của con người và quy luật vận động của xã hội loài người.
+ Nhiệm vụ của văn học là phản ánh đời sống xã hội – tâm tư tình cảm của con người, vì con người, giải phóng con người.
+ Chức năng của văn học: cung cấp tri thức đa diện, đa chiều cho con người; giáo dục con người; hướng con người đến chân – thiện – mĩ để hoàn thiện nhân cách; bồi dưỡng đạo đức, tâm hồn, giúp con người sống đúng, sống có trách nhiệm với các chuẩn mực xã hội đề ra. Văn chương có viết về điều ác, điều xấu xa nhưng mục đích là để con người nhận thức, nhìn vào đó mà tránh xa. Mặt khác văn học cũng giúp con người giải trí, thư giãn.
+ Dẫn chứng về TPVH: Quê hương – Tế Hanh phản ánh vẻ đẹp của làng chài, vẻ khỏe khoắn của ngư dân trong quá trình lao động, hun đúc tình yêu quê hương trong mỗi con người, nhất là khi xa quê.
(Lấy thêm các dẫn chứng khác trong các TPVH đã học hoặc đã đọc).
- Bình luận (1đ):
+ Câu nói ngắn gọn, súc tích trong quan niệm về văn chương.
+ Liên hệ bản thân: các tác phẩm văn chương chân chính đã tác động đến em như thế nào? Rút ra bài học cho bản thân sau khi đọc/ học xong các TPVH.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị của nhận định trên.
Em hiểu như thế nào về tình bạn khác giới ?Em nhận xét gì về tình bạn khác giới ở tuổi học trò.Giúp mình với,mình đang cần
- Tình bạn khác giới là mối quan hệ thân thiết giữa một người con trai và một người con gái . Họ có thể cùng nhau chia sẻ mọi điều trong cuộc sống ,niềm vui , nỗi buồn , khó khăn , ... thậm trí là những điều khó nói mà không liên quan đến yêu đương , tình cảm . Nếu tình yêu cần sự chung thủy thì tình bạn tình bạn khác giới cần sự trung thành .
- Nhân xét :
+ khi có bạn thân khác giới thì đây chính là cơ hội để chia sẻ cảm xúc và vấn đề liên quan đến cá nhân và trong những sự khó khăn , trong cách giải quyết vấn đề thì nam nữ luôn sẽ có những cách nghĩ , cách giải quyết khác nhau . Vì vạy vấn đề sẽ được giải quyết toàn diện hơn khi có sự khách quan từ cả hai phía
+ khi có bạn thân khác giới sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về thế giới còn lại
+ tình bạn khác giới có thể làm cho mỗi giới hoàn thiện hơn
+giúp cuộc sống chở nên vô tư , thoải mái
+giúp chúng ta luôn nhận được sự quan tâm vừa phải
Của bạn đây nha ! Nếu có thiếu gì thì bổ sung hộ mk với , cảm ơn !!!!!!!
Câu 1 (trang 83, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Qua đọc văn bản và những thông tin được cung cấp ở phần giới thiệu tác phẩm, bạn hiểu như thế nào về mục đích viết của tác giả? Câu hay đoạn nào trong văn bản giúp bạn nhận rõ điều này?
- Mục đích viết của tác giả là viết về những nét nổi bật trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
- Mục đích viết được thể hiện rõ trong đoạn thứ nhất của văn bản, câu văn “Như ta thấy về sự phát triển văn học, dân tộc này có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, biết biểu lộ về phương diện nghệ thuật một thị hiếu chắc chắn và không phải là không sâu sắc.”
Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào?
Sự đồng cảm là thái độ tôn trọng, thấu hiểu, yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ giữa người với người trong cuộc sống
có nhà ngiêm cứu nhận định nguyên hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng .nên hiểu như thế nào về nhận định nó ? Qua đoạn trích trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên. giải hộ mình
Cảm nhận của bạn về tên người Pháp này như thế nào: Pi-e Đơ- gây- tê
tôi thấy pi -e đơ -gây - tê rất tài giỏi
rất tài năng hihi tại chả bít viết gì nên viết vậy thoi
Qua theo dõi cảnh tuồng Huyện đường, bạn hiểu như thế nào về thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa đối với chốn “cửa quan”?
- Người Việt xưa không coi chốn công đường là nơi đòi lại công bằng, mà là nơi đục khoét của bọn quan lại nhũng nhiễu, chuyên vơ vét của người dân
- Ở chốn công đường trang nghiệm lại xảy ra sự trái ngược hài hước châm biếm khi người nhiều tiền thì được vô tội còn không có tiền sẽ bị phạt
- Đoạn trích vừa là lên án sự thật đổ đốn của quan lại, vừa là tiếng cười châm biếm cho chế độ thống trị thời phong kiến.