Trò chơi
Bài tập 2: Nhận xét về trò chơi Đánh chuyền bằng các khoanh vào ý đúng a. Trò chơi của người lớn b. Trò chơi rèn luyện trí tuệ c. Trò chơi rèn luyện thể thực d. Trò chơi chủ yếu của trẻ em gái đ. Trò chơi dành cho cả nam lẫn nữ e. Trò chơi rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn g. Địa điểm, đồ chơi đơn giản, gọn nhẹ Giúp em với bạn ơi
Bài tập 2: Nhận xét về trò chơi Đánh chuyền bằng các khoanh vào ý đúng a. Trò chơi của người lớn b. Trò chơi rèn luyện trí tuệ c. Trò chơi rèn luyện thể thực d. Trò chơi chủ yếu của trẻ em gái đ. Trò chơi dành cho cả nam lẫn nữ e. Trò chơi rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn g. Địa điểm, đồ chơi đơn giản, gọn nhẹ
Bài tập 2, ý đúng là: c, đ, e
Miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên :
( Đồ chơi: hình dáng, cách chơi. Trò chơi: Tên trò chơi, cách chơi.)
Học sinh chọn một đồ chơi, trò chơi mà mình thích rồi hoàn thành bài tập. Có thể theo baì sau:
Em rất thích trò chơi câu trượt. Đi từng bậc thang nhỏ lên đỉnh cầu rồi trượt xuống theo đường máng phẳng và bóng loáng, em có cảm giác như mình đang lướt trên mây hay đang cưỡi gió đi tìm những miền đất lạ.
Trong các đồ chơi, trò chơi kể trên :
a) Những trò chơi nào các bạn trai thường ưa thích ? Những trò chơi nào các bạn gái thường ưa thích ? Những trò chơi nào cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích ?
b) Những đồ chơi, trò chơi nào có ích ? Chúng có ích như thế nào ? Chơi các đồ chơi, trò chơi ấy như thế nào thì chúng trở nên có hại ?
c) Những đồ chơi, trò chơi nào có hại ? Chúng có hại như thế nào ?
Trong các trò chơi kể trên:
a. Những trò chơi, bạn trai thường ưa thích: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, bắn súng, đánh cờ tướng, lái máy bay, lái tàu hỏa...
Những trò chơi bạn gái thường ưa thích', búp bê, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bày cỗ...
Những trò chơi cả bạn trai bạn gái đều ưa thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê, chim bay cò bay, cầu trượt..
b. Những đồ chơi, trò chơi có hại, có hại thế nào?
Súng bắn đạn cao su (nguy hiểm), súng phun nước (làm ướt người khác), đấu kiếm (nguy hiểm), ná thun (giết hại chim, phá hoại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ bắn trúng người )...
Trong các đồ chơi, trò chơi kể trên :
a) Những trò chơi nào các bạn trai thường ưa thích ? Những trò chơi nào các bạn gái thường ưa thích ? Những trò chơi nào cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích ?
b) Những đồ chơi, trò chơi nào có ích ? Chúng có ích như thế nào ? Chơi các đồ chơi, trò chơi ấy như thế nào thì chúng trở nên có hại ?
c) Những đồ chơi, trò chơi nào có hại ? Chúng có hại như thế nào ?
Trong các trò chơi kể trên:
a. Những trò chơi, bạn trai thường ưa thích: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, bắn súng, đánh cờ tướng, lái máy bay, lái tàu hỏa...
Những trò chơi bạn gái thường ưa thích', búp bê, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bày cỗ...
Những trò chơi cả bạn trai bạn gái đều ưa thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê, chim bay cò bay, cầu trượt..
b. Những đồ chơi, trò chơi có hại, có hại thế nào?
Súng bắn đạn cao su (nguy hiểm), súng phun nước (làm ướt người khác), đấu kiếm (nguy hiểm), ná thun (giết hại chim, phá hoại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ bắn trúng người )...
Các trò chơi: cờ tướng, cờ vua, ô ăn quan thuộc nhóm:
a. Trò chơi rèn luyện sức mạnh
b. Trò chơi rèn luyện sự khéo léo.
c. Trò chơi rèn luyện trí tuệ.
d. Trò chơi rèn luyện gan dạ.
Câu" Trò chơi đom đóm là một trò chơi rất thú vị của tuổi thơ"dùng để
a.Giới thiệu về trò chơi đom đóm
b.Nhận định về trò chơi đom đóm
c.Miêu tả trò chơi đom đóm
d.Kể về trò chơi thả diều
a giới thiêu về trò chơi đom đóm
Câu a. Giuwowis thiệu về trò chơi đom đóm
Trong các trò chơi, đồ chơi kể trên :
a) - Những trò chơi các bạn trai thường ưa thích: M : đá bóng, đấu kiếm,.......
- Những trò chơi các bạn gái thường ưa thích:
- Những trò chơi cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích:
b) - Những trò chơi, đồ chơi có ích. Có ích thế nào ?
- Chơi các đồ chơi ấy như thế nào thì chúng có hại ?
c) Những đổ chơi, trò chơi có hại. Có hại thế nào?
a) - Những trò chơi các bạn trai thường ưa thích: M : đá bóng, đấu kiếm,đấu kiếm, bắn bi, trò chơi điện tử, rượt bắt, chọi dế.
- Những trò chơi các bạn gái thường ưa thích: Chơi với búp bê, nấu ăn, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô quan
- Những trò chơi cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích: Thả diều, rước đèn, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê .b) - Những trò chơi, đồ chơi có ích. Có ích thế nào ? Thả diều (vui khỏe), chơi với búp bê (rèn tính dịu dàng, cẩn thận) nhảy dây (nhanh + khỏe)...
- Chơi các đồ chơi ấy như thế nào thì chúng có hại ? Chơi quá nhiều, quá sức sẽ mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe. Ham chơi quá độ quên ăn, quên ngủ cũng là không tốt.
c) Những đổ chơi, trò chơi có hại : Súng phun nước (ướt quần áo, đồ đạc, mang tính bạo lực), đấu kiếm (nguy hiểm, dễ làm nhau bị thương) .
Viết tên các đồ chơi hoặc trò chơi:
Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch
- ch:
+ Đồ chơi: M : chong chóng,.................
+ Trò chơi: .............................
- tr:
+ Đồ chơi: M : trống cơm, .......................
+ Trò chơi: ..................................
Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch
- ch:
+ Đồ chơi: M : chong chóng, chó bông, que chuyền
+ Trò chơi: chọi dế, chơi chuyền.
- tr:
+ Đồ chơi: M : trống cơm, trống ếch, cầu trượt
+ Trò chơi: trốn tìm, cầu trượt, cắm trại,
Lập dàn bài chi tiết thuyết minh về một trò chơi quen thuộc.
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát trò chơi.
2. Thân bài
- Số lượng người chơi.
- Dụng cụ cần có.
- Cách chơi như thế nào?
- Yêu cầu đối với trò chơi?
3. Kết bài
Tác dụng của trò chơi?
Tham khảo :
a) Mở bài
- Giới thiệu về trò chơi dân gian sẽ thuyết minh : trò ô ăn quan.
Ví dụ:
Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan.
b) Thân bài
* Nguồn gốc trò chơi ô ăn quan
- Không một ai hay biết chính xác quãng thời gian trò chơi này ra đời, dân gian cho rằng nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước của đồng bằng dân tộc Kinh tại Việt Nam.
- Có nhiều người cho rằng trò chơi này xuất phát từ bàn cờ mancala ở Ả Rập (khoảng 1580 – 1150 TCN) và được lan truyền đi rất nhiều nơi và đến với nước ta.
- Có một điều chứng minh rằng trò chơi này đã có từ rất lâu chính là những câu chuyện xoay quanh vị trạng nguyên năm 1086 là Mạc Hiển Tích, ông có một cuốn sách bàn về các phép tính và các số ẩn trong trò chơi này.
- Hiện tại trò chơi này được trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách chơi tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
* Đặc điểm của trò chơi
+ Số lượng người chơi: 2 đến 4 người chơi
+ Độ tuổi thường chơi: trẻ em
+ Thời gian chơi: không giới hạn
+ Các kỹ năng cần thiết: chiến thuật, đếm
* Cách thức chơi và luật chơi
- Chuẩn bị: bàn chơi, quân chơi, người chơi và bố trí quân chơi.
+ Bàn chơi:
Bàn chơi ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng...Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau.Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài.Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.+ Quân chơi:
Vật dụng có thể làm quân chơi có thể là đá, sỏi... miễn sao vừa tay người chơi cầm là được.Ô quan luôn chỉ có 2 viên và lớn hơn hẳn so với các quân chơi trong ô dân.Số dân thì không giới hạn, nhưng thường là 50 và được chia đều ra các ô vuông.Biến thể: Số dân ở mỗi ô vuông là 10 và / hoặc ở ô quan ngoài quan còn có thêm 20 hay 30 dân...+ Người chơi:
Thường có 2 người chơi ngồi đối diện nhau.Ô ăn quan cũng có thể được chơi với 3 hoặc 4 người chơi trong đó cách di chuyển quân, thể thức tính điểm cũng giống như khi chơi hai người nhưng bàn chơi được thiết kế khác đi cho phù hợp.- Cách chơi và luật chơi:
+ Người giành chiến thắng sẽ là người có số dân được quy đổi cùng số dân của mình cộng lại là nhiều nhất.
+ Đầu tiên người chơi sẽ thoả thuận với nhau xem ai đi trước, thường thì cả hai sẽ oẳn tù tì, ai thắng sẽ được đi trước. Người này sẽ lựa chọn một ô dân bất kỳ của mình, nắm hết số dân trong đó rồi lựa chọn lối đi mà rải từng quân xuống một ô. Cứ 1 viên sẽ đặt trong 1 ô.
+ Nếu sau khi rải hết mà ô tiếp theo là một ô vuông thì lại tiếp tục như thế theo chiều bản thân đã chọn. Còn nếu rải hết mà tiếp theo là 2 ô trống thì sẽ mất lượt và dành cho người tiếp theo.
+ Nếu liền sau đó là một ô vuông trống rồi tiếp đến là một ô có quân thì người chơi được lấy hết số quân trong đó và để ra ngoài, khi kết thúc sẽ tính điểm cho mình.
+ Còn nếu đến lượt đi mà 5 ô của người chơi đối diện mình lại không có bất kỳ một quân nào thì bản thân phải đem quân của mình ra rải mỗi ô 1 quân. Nếu không đủ thì phải vay quân của đối phương rồi sẽ trả lại khi tính điểm.
+ Trò chơi sẽ dừng lại khi mà ô quan và ô dân không còn quân nào cả. Hoặc ô quan không còn quân nào, ô dân vẫn còn quân thì ô quan ở phía người nào sẽ tính số quân về bên người đó.
* Ý nghĩa của trò chơi ô ăn quan
- Là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc với trẻ em Việt Nam xưa.
- Là một nét đẹp trong văn hoá dân gian của đất nước ta.
- Ô ăn quan còn đi vào trong văn học, nghệ thuật:
+ Các nhà thơ như Xuân Quỳnh, Lữ Huy Nguyên đã có những bài thơ về trò chơi này như:
“Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô
Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa
Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ…”
(Thời gian trắng - Xuân Quỳnh)
Bên rìa hầm trú ẩn
Em chơi ô ăn quan
Sỏi màu đua nhau chạy
Trên vòng ô con con.
Sỏi nằm là giặc Mỹ
Sỏi tiến là quân mình
Đã hẹn cùng nhau thế...
Tán bàng nghiêng bóng xanh...
(Chơi ô ăn quan, Lữ Huy Nguyên)
+ Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh có bức tranh lụa nổi tiếng Chơi Ô ăn quan (1931).
c) Kết bài
- Khái quát lại và nêu lên suy nghĩ của bản thân, tình cảm của mình với trò chơi dân gian này.
Tham khảo bài này nhé bạn!!
Nguồn: vndoc.com
1. Mở bài
Giới thiệu trò chơi dân gian kéo co bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ví dụ: Một trong những giá trị tinh thần quan trọng trong cuộc sống con người chính là trò chơi văn hóa dân gian mà nổi bật là trò chơi kéo co.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Trò chơi này đã xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta.
Trên khắp dải đất hình chữ S này, đâu đâu con người cũng biết đến trò chơi thân quen đó.
Nó xuất hiện trong các lễ hội, trong nhà trường, trong các buổi sinh hoạt văn hóa thậm chí là trò các em nhỏ thường xuyên chơi với nhau.
Dù tồn tại ở thể nào hay dịp nào thì nó vẫn mang một màu sắc, một đặc điểm riêng biệt không lẫn lộn với bất cứ một trò chơi nào khác.
b. Thuyết minh chi tiết
Cần chuẩn bị một sợi dây thừng đủ vững chắc, chia thành hai phần bằng nhau và đánh dấu điểm chính giữa bằng một chiếc khăn hoặc mảnh vải khác màu.
Hai đội chơi đứng cách đoạn chính giữa đó một khoảng bằng nhau được kẻ vạch sẵn từ trước.
Trò chơi này không giới hạn số lượng người tham gia nhưng với điều kiện thành viên của hai đội phải bằng nhau.
Thành viên hai đội sau khi được sắp xếp vào vị trí thì nắm lấy sợi dây, đứng sau vạch kẻ ở tư thế sẵn sàng kéo.
Người trọng tài sau khi thấy hai đội đã ổn định thì thổi một tiếng còi thật to. Tiếng còi của trọng tài vừa dứt cũng là lúc hai đội dùng hết sức của mình để kéo sợ dây về phía mình.
Đội nào kéo khỏe hơn để điểm đánh dấu chính giữa chạm qua vạch kẻ bên mình hoặc thành viên đứng đầu của đội còn lại vượt qua vạch kẻ của họ thì đội đó giành chiến thắng và tiếng còi của trọng tài vang lên báo hiệu hiệp đấu kết thúc.
Trò chơi thường có ba hiệp, đội nào giành số hiệp thắng nhiều hơn thì thắng chung cuộc.
Đối với trò chơi kéo co có nhiều đội tham gia thì đội nào giành chiến thắng sẽ được vào vòng tiếp theo và đấu với những đội mạnh hơn để tìm ra đội chiến thắng cuối cùng.
c. Yêu cầu của trò chơi
Các thành viên phải có sức khỏe và sự dẻo dai nhất định. Những người tham gia trò chơi này thường có sức khỏe và sức chịu đựng tốt cũng như tinh thần, ý chí kiên cường, vững vàng.
d. Tác dụng của trò chơi
Trò chơi dân gian này giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, tinh thần đồng đội đoàn kết.
Giúp chúng ta có những giây phút vui vẻ bởi những pha ngã nhào hài hước của các đội thi.
Ngoài ra, nó còn giúp cho con người gần gũi với nhau hơn, từ cuộc thi chúng ta có thể giao lưu và có thêm những người bạn mới.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị của trò chơi dân gian này.