cho 19,6 gam fe vào dd hno3,sau khi sắt tan hết thu được dd X và 6,72l khí no và dd X chứa a gam muối .tính a
): Hòa tan hoàn toàn m gam sắt (III) oxit bằng dd H2SO4 loãng 19,6 % (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dd muối X. Cho toàn bộ lượng X tác dụng hết với dd BaCl2 dư thì thu được 34,95 gam kết tủa. Tính m và khối lượng dd H2SO4
a) Cho 18,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào lượng 6,72 lít khí CO vừa đủ. Tính khối lượng Fe thu được.
b) Hoà tan hết 0,2 mol X gồm Ca và Mg trong dd HCl thu được dd Y chứa a (g) muối clorua. Cho dd Na2CO3 đến dư vào dd Y thu được 18,4 gam kết tủa. Tính giá trị của a.
a, Ta có: \(n_{CO}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)=n_{CO_2}\)
Theo ĐLBT KL, có: mhh + mCO = mFe + mCO2
⇒ mFe = 18,2 + 0,3.28 - 0,3.44 = 13,4 (g)
b, Giả sử: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Ca}=x\left(mol\right)\\n_{Mg}=y\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
⇒ x + y = 0,2 (1)
PT: \(Ca+2HCl\rightarrow CaCl_2+H_2\)
\(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)
\(CaCl_2+Na_2CO_3\rightarrow CaCO_{3\downarrow}+2NaCl\)
\(MgCl_2+Na_2CO_3\rightarrow MgCO_{3\downarrow}+2NaCl\)
Theo PT: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{CaCO_3}=n_{Ca}=x\left(mol\right)\\n_{MgCO_3}=n_{Mg}=y\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
⇒ 100x + 84y = 18,4 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ x = y = 0,1 (mol)
Theo PT: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{CaCl_2}=n_{Ca}=0,1\left(mol\right)\\n_{MgCl_2}=n_{Mg}=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
⇒ a = mCaCl2 + mMgCl2 = 0,1.111 + 0,1.95 = 20,6 (g)
Bạn tham khảo nhé!
X là hỗn hợp gồm Fe và 2 oxit của sắt. Hòa tan hết 15,12 gam X trong dd HCl dư , sau Pư được 16,51 gam muối Fe (II) và m gam muối Fe (III ). Mặt khác cho 15,12 gam X Pư hoàn toàn với dd HNO3 loãng dư được 1,568 lít NO ( đktc ). % về khối lượng của Fe trong X là
A. 11,11%
B.29,63%
C. 14,81%
D.33,33%
C
Quy đổi 15,12 gam X thành : Fe ( x mol ) ; FeO ( y mol ) v à Fe2O3
Hoà tan vào dd HCl ta có pt : x + y = 16,51/127 = 0,13 mol.
Cho X vào HNO3 dư :
Fe ® Fe3+ + 3e N+5 + 3e ® NO
x 3x 0,21 ¬ 0,07
FeO ® Fe3+ + 1e
y y
® Bảo toàn electron: 3x + y = 0,21
Giải hệ ® x = 0,04 mol v à y = 0,09 mol ® % mFe = 0,04.56/15,12 . 100% = 14,81
Cho hỗn hợp X gồm 16,8 gam Fe và 12,8 gam Cu vào dung dịch HNO3 sau khi x tan hết thu được dung dịch y và 8,96 lít(dktc) khí NO(sản phảm khử duy nhất của N+5) cô cạn dd y của a gam muối.tính a
Ta có: nFe = 0,3 (mol)
nCu = 0,2 (mol) = nCu(NO3)2
nNO = 0,4 (mol)
BTNT Fe: nFe(NO3)2 + nFe(NO3)3 = nFe = 0,3 (1)
BT e, có: 2nFe(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 + 2nCu = 3nNO = 1,2 (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{Fe\left(NO_3\right)_2}=0,1\left(mol\right)\\n_{Fe\left(NO_3\right)_3}=0,2\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
⇒ a = 0,1.180 + 0,2.242 + 0,2.188 = 104 (g)
Hoà tan a gam Cu và Fe (Fe chiếm 30% về khối luợng) bằng 50 ml dd HNO3 63% (D= 1,38g/ml). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đựơc chất rắn X cân nặng 0,75a gam, dd Y và 6,104 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đkc). Cô cạn Y thì số gam muối thu được là
A. 75,150g
B. 62,100g
C. 37,575g
D. 49,745g
Cho a gam Fe hòa tan trong dd HCl (TN1). Sau khi cô cạn dd thu được 3,1gam chất rắn. Nếu cho a gam Fe và b gam Mg (TN2) vào dd HCl (cũng với lượng như trên). Sau khi cô cạn dd thu được 3.34gam chất rắn và 448ml khí hidro. Tính a,b và khối lượng các muối.
Ở phản ứng 2 số mol H2 là nH2 = 0.448 / 22.4 = 0.02 mol Mg sẽ tham gia phản ứng trước
Mg + 2HCl = MgCl2+ H2
Fe + 2HCl = FeCl2 + H2
Nếu HCl ở phản ứng này vừa đủ hoặc dư thì ở phản ứng 1 chắc chắn sẽ dư. Do đó trong 3.34 gam chất rắn này sẽ có 3.1 gam FeCl2 và 0.24 gam MgCl2.-> n Fe = nFeCl2 = 3.1 / 127 >0.02 mol trong khi số mol H2 thu được của cả Mg và Fe tham gia phản ứng mới chỉ có 0.02 mol- không thỏa mãn. Như vậy trong phản ứng thứ 2 này. HCl đã thiếu -> số mol HCl có trong dung dịch = 2 số mol H2 = 0.04 mol
Quay trở lại phản ứng 1. Nếu như HCl vừa đủ hoặc dư thì số mol muối FeCl2 tạo thành nhỏ hơn hoặc bằng 0.02 mol tức là khối lượng FeCl2 sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 127. 0.02= 2.54 gam. Trong khi thực tế lượng FeCl2 thu được là 3.1 gam. Do vậy HCl thiếu trong cả 2 phản ứng.
Trong phản ứng đầu tiên số mol FeCl2 = 1/2 n HCl = 0.04/2 = 0.02 mol -> khối lượng FeCl2 = 127.0,02 = 2.54 gam-> khối lượng Fe dư bằng 0.56 gam
-> a = 0.56 + 0.02 . 56 = 1.68 gam
Do cả 2 phản ứng đều thiếu HCl nên toàn bộ 0.04 mol Cl- sẽ tham gia tạo muối. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng -> khối lượng của Mg là b = 3.34 - 3.1 = 0.24 gam .
Tới đây là ra kết quả rồi. Có thể làm theo cách này nếu như không áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
Cho 0.03 mol Fe và b gam Mg vào 0.04 mol HCl thu được 3.1 gam chất rắn và 0.02 mol H2
Giả sử muối chỉ có MgCl2 thì khi đó số mol MgCl2 = 0.02 mol. Fe còn nguyên không phản ứng. Khi đó khối lượng chất rắn sẽ lớn hơn hoặc bằng 1.68 + 95. 0,02 = 3.58 gam trong khi trên thực tế là 3.34 gam. Không thỏa mãn. Vậy có thể kết luận là Mg đã phản ứng hết và Fe phản ứng 1 phần.
Mg------MgCl2
b/24---->b/24
Fe-------FeCl2
x---------x
Ta có 95b/24 + 127x +56. ( 0.03 - x) = 3.34
b/24 + x = 0.02
-> Hệ
95b/24 + 71x = 1.66
b/24 + x = 0.02 hay 95b/24 + 95 x = 1.9
Giải ra x = 0.01 mol
b = 0.24 gam
Vậy a = 1.68
b = 0.24
Cho 0.03 mol Fe và b gam Mg vào 0.04 mol HCl thu được 3.1 gam chất rắn và 0.02 mol H2
Giả sử muối chỉ có MgCl2 thì khi đó số mol MgCl2 = 0.02 mol. Fe còn nguyên không phản ứng. Khi đó khối lượng chất rắn sẽ lớn hơn hoặc bằng 1.68 + 95. 0,02 = 3.58 gam trong khi trên thực tế là 3.34 gam. Không thỏa mãn. Vậy có thể kết luận là Mg đã phản ứng hết và Fe phản ứng 1 phần.
Mg------MgCl2
b/24---->b/24
Fe-------FeCl2
x---------x
Ta có 95b/24 + 127x +56. ( 0.03 - x) = 3.34
b/24 + x = 0.02
-> Hệ
95b/24 + 71x = 1.66
b/24 + x = 0.02 hay 95b/24 + 95 x = 1.9
Giải ra x = 0.01 mol
b = 0.24 gam
Vậy a = 1.68
b = 0.24
Xét TN1:
PTHH: Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2 (1)
Giả sử: Fe phản ứng hết →Chất rắn là FeCl2
nFe = nFeCl2 = nH2 = 3,1 : 127 ≈ 0,024 ( mol )
Xét TN2:
PTHH: Mg + 2HCl ⟶ MgCl2 + H2 (2)
Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2 (3)
Ta thấy: Ngoài a gam Fe như thí nghiệm 1 cộng với b gam Mg mà chỉ giải phóng:
nH2 = 0,448 : 22,4 = 0,02 ( mol ) < 0,024 (mol)
Chứng tỏ: Trong TN1: Fe dư, HCl hết.
TN1:
nFe(pư) = nFeCl2= 1212* nHCl = 0,04 : 2 = 0,02(mol)
⇒ mFe(dư) = 3,1 – 0,02 * 127 = 0,56 (gam)
mFe(pư) = 0,02 * 56 = 1,12(gam)
⇒ mFe = a = 0,56 + 1,12 = 1,68(gam)
*TN2: Áp dụng ĐLBTKL:
a + b = 3,34 + 0,02 * 2 - 0,04 *36,5 = 1,92 (g)
Mà a = 1,68g ⇒ b = 1,92 - 1,68 = 0,24 (g)
nMg = 0,24 : 24 = 0,01 (mol)
Theo PTHH (1) nH2 (1) = nMgCl2 = nMg = 0,01 (mol)
⇒ mMgCl2 = 0,01.95 = 0,95 (g)
⇒ nH2 (2) = 0,02 - 0,01 = 0,01 ( mol )
Theo (2) ⇒ nFeCl2 = nH2 (2) = 0,01 (mol)
⇒ mFeCl2 = 0,01 * 127 = 1,27 (g)
Cho 6,72 gam Fe vào 400 m1 dd HNO3 1M, đến khi pư xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dd X. Dd X có thế hoà tan tối đa m gam Cu. Giá tri của m là
A. 1,92
B. 3,20
C. 0,64
D. 3,84
Đáp án A
Các phản ứng:
Do dung dịch thu được hòa tan tối đa Cu nên Fe cuối cùng lên Fe2+
Cách bấm nhanh: mCu = [(0,4:4x3)-6,72:56x2]:2.64=1,92 gam
Cho 8,16 gam hh X gồm (Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng với dd HNO3 (dd Y) thu được 1,344 lít khí NO (đktc) và dd Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, tạo ra khí NO. Tính số mol của HNO3 trong Y.
Số mol HNO3 có trong Y là
A. 0,54 mol. B. 0,78 mol. C. 0,50 mol. D. 0,44 mol.
Đây là câu khá kinh điển, nhưng năm nào luyện các bạn cũng sẽ thấy trong các đề thi thử. Các bạn phải giải chi tiết thì mới nhớ lâu.
Đầu tiên bàn về cách làm, vì hỗn hợp sắt và oxit qúa nhiều nên viết pt là không khả thi. Cách làm của mình là giả sử nó là hỗn hợp Fe và O.
Ta có 56x + 16y = 8.16g = phương trình khối lượng
Vì Y dư HNO3 nên mới tạo ra NO khi tiếp tục phản ứng với Fe nữa nên chắc chắn Fe lên +3 tất, O xuống -2, N từ +5 xuống +2 trong NO.
Vậy 3x = 2y + 1.344 * 3/22.4
Tại sao mình không tính luôn 1.344/22.4 vì máy tính sẽ tính cho bạn, bạn lập hệ là máy tính tự tính kết qủa. x = 0.12, y = 0.09, số mol NO = 0.06
Bây giờ các bạn chú ý đề bài lừa nè. Đây là TỐI ĐA Fe có thể tác dụng được, nên nó sẽ tác dụng với cả HNO3 cho lên +3 nhưng sau đó Fe lại tác dụng để xuống +2.
Vậy cuối cùng là Fe ở mức Fe2+.
0.12 Fe3+ tác dụng được với 0.06Fe để tạo ra Fe2+
5.04 = 0.09 mol Fe nên sẽ còn 0.03 mol tác dụng với HNO3.
0.03mol Fe cho 0.06 mol e để lên +2, nên số mol NO sẽ là 0.02.
Từ đó: NO = 0.06 + 0.02 = 0.08
Fe2+ = 0.09 + 0.12 = 0.21
HNO3 = NO3- + NO = 0.21*2 + 0.08 = 0.5
Vậy C
1 Hòa tan hết 20g hỗn hợp Fe và FeO cần dùng vừa đủ 300g dd H2SO4 loãng , thu được dd X và 2,24l khí thoát ra ở đktc.Tính % khối lượng của sắt trong hõn hợp trên
Tính C% của dd H2SO4 ban đầu và C%muối trong dd X
2 Cho 8,4 gam bột sắt vào 100ml dd CuSO4 1M(D=1,08g/ml) đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X và dd Y
Viết PTHH
Tính a và C% chất tan có trong dd Y
3Cho Ag hỗn hợp Fe,Cu có khối lượng bằng nhau vào dd H2SO4 loãng dư thu được 2,24 l khí (đktc), chất rắn ko tan đem hòa tan hết trong dd H2SO4 đậm đặc nóng thu được Vlít SO2 (đktc). Ngâm Ag hỗn hợp trên vào dd CuSO4 dư.
Tính V
Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng