cho mik hỏi có câu tục ngữ ăn .... mặc đẹp ai biết điền vào giúp mình với. Thank
điền giúp mình ạ , đang cần gấp
điềm các cặp từ trái nghĩa hoặc cặp từ đồng nghĩa vào các thành ngữ tục ngữ sau :
...năm...tháng
bóc...cắn...
ăn...mặc...
mik cảm ơn trc ạ!
Năm cùng tháng tận .
Bóc ngắn cắn dài .
Ăn chắc mặc bền .
Tìm câu tục ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau: Em thích ăn mặc đẹp và rất hay ngắm vuốt trước gương. Bà thấy vậy thường cười bảo em: "Cháu của bà lỏm đỏm quá! Đừng quên là ............................... đấy nhé."
điền vào là " Cái nếp đánh chết cái đẹp "
Học tốt nhé
đừng quên là cháu đang nợ bà 3 trăm nghìn đấy nhé
Đừng quên là cháu đang nợ bà 5 bàn vả đấy nhé
nắng đan đó , mưa gió đan.....
điền vào để hoàn chỉnh câu tục ngữ giúp mik mik cần gấp ai nhanh mik tik
Câu hỏi:
Nắng đan đó , mưa gió đan.....
Trl:
Nắng đan đó, mưa gió đan gàu.
Nắng đan đó, mưa gió đan gầu
Giúp mình với, mình cho 1 like nha!!!
Điền vào chỗ chấm để hoàn thiện câu thành ngữ/ tục ngữ sau:
Trưa gỏi cá........, tối ......... cá chày.
Điền các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, có sử dụng phép so sánh ?
Mong mng làm nhanh giúp mik với ạ
Mình đang cần rất là gấp
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"
"Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh như tranh họa đồ"
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
" Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?"
"Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương."
"Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy."
thế nào là " ăn không ngồi rồi " tìm những câu thành ngữ có nội dung tung tụ với câu thành ngũ trên ?
ai biết giúp mình nha!!!!!
thank you
là ko chịu làm cứ đợi đến bữa ăn
câu tương ứng : há miệng chờ sung
Ai đó cho mình biết về những thành ngữ, tục ngữ về lịch sự,tế nhị vì mik sắp thi môn GDCD vào ngày mai rùi
giúp...................với..........................
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Ăn coi nồi, ngồi coi hướng
Học ăn học nói học gói, học mở
Trước mắt mới nghĩ ra mấy câu hà !!
Bài 4: Điền từ
Câu hỏi 1: Từ dùng để tả chiều rộng gọi là bao ............................. .
Câu hỏi 2: Điền từ đồng nghĩa với từ "to" vào chỗ trống để hoàn thành câu: Ăn to nói .............
Câu hỏi 3: Điền từ để hoàn thành câu tục ngữ: Khoai đất .................., mạ đất quen.
Câu hỏi 4: Điền vào chỗ trống từ trái ghĩa với từ "sống" để được câu đúng: Đoàn kết là sống, chia rẽ là .................
Câu hỏi 1: Từ dùng để tả chiều rộng gọi là bao .............la................ .
Câu hỏi 2: Điền từ đồng nghĩa với từ "to" vào chỗ trống để hoàn thành câu: Ăn to nói .....lớn........
Câu hỏi 3: Điền từ để hoàn thành câu tục ngữ: Khoai đất ........lạ.........., mạ đất quen.
Câu hỏi 4: Điền vào chỗ trống từ trái ghĩa với từ "sống" để được câu đúng: Đoàn kết là sống, chia rẽ là .......chết..........
Câu hỏi 1. bao la
Câu hỏi 2. lớn
Câu hỏi 3. lạ
Câu hỏi 4. chết
Học tốt nhé.
một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là lòng biết ơn, biết trân trọng những người đã từng giúp đỡ mình, điều đó thể hiện qua câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ". Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
Tham khảo:
Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống tốt đẹp. Điều đó đã được thể hiện qua những lời khuyên nhủ của ông cha ta trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen, “quả” là bộ phận của cây, do bầu nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt. “Kẻ trồng cây” là người đã vun trồng, chăm bón cho cây ấy tốt tươi, tạo ra hoa thơm, quả ngọt. Hành động “ăn” là thưởng thức, hưởng thụ trái ngọt. Như vậy, khi chúng ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Xét đến nghĩa bóng, câu tục ngữ khuyên ta khi thụ hưởng hay đón nhận được thành quả lao động của người khác làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn, làm cho ta hạnh phúc thì phải biết ơn người đem lại thành quả ấy, hạnh phúc ấy cho mình. Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
Bất kì những thành quả nào có được cũng từ quá trình lao động vất vả của con người. Bởi vậy là người được hưởng những thành quả đó, chúng ta cần bày tỏ tấm lòng biết ơn, thể hiện sự trân trọng và sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý. Từ trong quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam, ông cha ta vẫn luôn sống trọng ơn nghĩa. Điều đó được thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, lập đền thờ những bậc anh hùng có công với đất nước… Còn ở hiện tại, truyền thống đó vẫn được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch…
Đôi khi, sự biết ơn thể hiện qua những hành động rất nhỏ bé. Đó chính là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Cũng như sự kính trọng thầy cô giáo - họ không chỉ đem lại cho chúng ta vốn tri thức quý giá mà còn cả những bài học làm người sâu sắc. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự chúng ta. Hoặc sự coi trọng sách vở - sản phẩm kết tinh những tri thức của nhân loại… Tất cả những hành động đó, tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, vẫn có không ít những người sống vô ơn. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Tất cả những hành vi này đều đáng lên án.
Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tín vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Quả đúng như vậy mà ông cha ta mới để lại lời khuyên sâu sắc cho con cháu qua câu tục ngữ trên.