Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “”Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”.
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “”Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”.
Hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” là một hình ảnh ẩn dụ. “Nỗi đợi vẫn nằm mơ” ở đây chính là hình ảnh em bé ngồi đợi mẹ về với sự nhớ nhung, thường trực đối với mẹ. Mẹ bế em bé vào nhà như một sự trân trọng, yêu thương, xót xa cho đứa con bé bỏng của mình. Câu thơ đã diễn tả một cách hình tượng, độc đáo, làm rõ rình yêu của bé cũng như tình yêu bé của mẹ.
Trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ", nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng".
Hình ảnh "mặt trời của mẹ" gợi cho em cảm nhận gì về tình cảm của người mẹ Tà Ôi dành cho con và ý nghĩa của em Cu- Tai đối với người mẹ?
bt3:nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh:"gươm và rùa đã chìm đáy nước,người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh."?
Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bạn nhỏ mơ mình và các bạn bám vào những quả bóng ước mơ bay lên trời xanh.
Em cảm thấy hình ảnh bạn nhỏ mơ mình và các bạn bám vào những quả bóng ước mơ bay lên trời xanh rất đẹp, các bạn rất hồn nhiên, ngây thơ, thỏa sức bay lên, sáng tạo với những niềm ước mơ của mình.
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh những ngôi nhà đang xây.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỗi chúng ta sống trong điều kiện tương đối tốt, cho nên việc xây dựng những ngôi nhà là nơi sống để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của nhiều thế hệ trong gia đình. Tác phẩm Về những ngôi nhà đang xây của tác giả Đồng Xuân Lan sẽ miêu tả cho chúng ta rõ nhất cảm xúc của những bạn nhỏ trước những ngôi nhà mới đang xây.
Trong những buổi chiều đi học về, các bạn nhỏ đã quan sát khá nhiều những ngôi nhà đang trong giai đoạn hoàn thiện, vì một ngôi nhà để xây dựng xong cần mất khá nhiều thời gian vẽ lên hình ảnh ngôi nhà đang xây đầy giàn giáo, trụ bê tông, bác thợ nề huê huê cái tay lúc ra về vì khi các bạn nhỏ tan học cũng là thời điểm những người thợ xây nghỉ tay chuyển công việc dang dở sang ngày hôm sau, mùi vôi vữa nồng hăng rất đặc trưng gồm vô số nguyên liệu xi và vữa, màu vôi gạch còn nguyên, cửa sổ chưa sơn, tường chưa trát vữa,, dưới con mắt của các bạn nhỏ những chi tiết được miêu tả lại khá đơn sơ, tác giả đã dùng thêm những biện pháp nhân hóa để làm nổi bật điều ấy qua các từ ngữ làm quang cảnh của ngôi nhà đang xây thêm sinh động “Cái lồng, nhú,tựa, thở, lớn lên”, bên cạnh đó còn chi tiết miêu tả về những cơn gió, và nắng vàng cũng được tác giả chú ý và nhân hóa nó những vạt nắng chiếu lên tường của ngôi nhà đang xây như đứng ngủ quên, còn gió thì có hình ảnh “mang hương, ủ đầy”.
Những câu thơ miêu tả ngôi nhà còn được tác giả ưu ái sử dụng biện pháp so sánh làm nổi bật và thêm gần gũi với cuộc sống “ là bức tranh, giống bài thơ sắp làm xong, trụ bê tông như mầm cây…” .Toàn bài là những ngôn từ rất dễ thương mà vô cùng chân thực. Câu chuyện về những ngôi nhà đang xây sẽ vẫn được kể mãi, chúng cho thấy được sự đổi thay của đất nước ta hàng ngày và hàng giờ khi đời sống người dân đang dần lên cao. Tùy vào những công trình sẽ có tiến độ hoàn thành dài ngắn khác nhau, nhưng đến độ nó hoàn thành thì trở nên đẹp đẽ. Những ngôi nhà tùy mục đích sử dụng được xây bởi những bàn tay người thợ lành nghề, được thiết kế cẩn thận tỉ mỉ đặt cả tâm huyết, không chỉ là về yếu tố thẩm mỹ và phải tính toán cẩn thận về độ vững chắc của công trình vì nó có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho hoạt động sống, rồi thậm chí cả tính mạng con người nên không thể lơi là, bất cẩn.
Qua tác phẩm cho ta thấy được giọng văn đầy sự phấn khích của những bạn nhỏ trước sự hoàn thành của công trình-những ngôi nhà đang xây,và nó cũng mang nhiều ý nghĩa to lớn cho ta thấy được nhiều về sự đi lên phát triển của đất nước, nhắc nhở chúng ta là những búp măng non cần phải rèn luyện học tập hăng hái từng ngày một đều đặn như những bác công nhân cần mẫn nhằm hoàn thành những ngôi nhà để cùng hòa nhập vào dòng chảy trôi phát triển không ngừng của đất nước.
Viết đoạn văn (6-8) câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản "Mẹ tôi"?
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Em mơ làm gió mát
Xua bao nỗi nhọc nhằn
Bác nông dân cày ruộng
Chú công nhân chuyên cần
Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Minh như lời hát ru ngọt ngào về tình mẹ, mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc cho con. Lời thơ giản dị mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta. Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão ở tương lai.
Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nỗi nhớ cha mẹ của kiều
Tham khảo :
Trong bài thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích", tám câu thơ giữa đã thể hiện tâm trạng nhớ nhung Kim Trọng và gia đình cùng hoàn cảnh tội nghiệp đáng thương của Kiều ở nơi đất khách quê người. Hai câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng/Tin sương luống những rày trông mai chờ" tái hiện kỷ niệm đôi lứa từng được cùng Kim Trọng uống rượu dưới ánh trăng vằng vặc. Đó là nỗi nhớ tình đầu đậm sâu của mình. Nhớ về chàng Kim, Kiều nhớ về chén rượu thề nguyền đính ước, minh chứng tình yêu đẹp đẽ của họ dưới ánh trăng. Dù cho Kiều đã trao duyên cho em mình nhưng có lẽ nàng Kiều vẫn chưa thể quên đi tình yêu của mình. Nàng còn lo sợ cho chàng Kim chờ mong tin tức của mình trong vô ích. Càng thương nhớ chàng Kim bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo thể hiện sự xót thương của Kiều cho chính số phận, cuộc đời của mình "Bên trời góc bể bơ vơ/Tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Kiều không chỉ thương cho số phận ba chìm bảy nổi bơ vơ tột cùng của mình mà còn thương cho sự trong trắng, trinh bạch của đời mình đã bị phá hủy, không thể gột sạch được. Hình ảnh "tấm son" là hình ảnh ẩn dụ của tấm lòng trinh bạch của Kiều, nay đã chẳng thể trở về sự trong trắng nguyên vẹn, ấm êm ngày xưa. Cuối cùng, 4 câu thơ còn lại đó chính là nỗi nhớ thương của Kiều dành cho bố mẹ của mình:
"Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ"
Hình ảnh "người tựa cửa" đó là hình ảnh của bố mẹ mà Kiều tưởng tượng đang đứng trông chờ nàng trở về. Hình ảnh "quạt nồng, ấp lạnh" và câu hỏi tu từ cho thấy nỗi lo lắng, bận tâm của Kiều về việc ai sẽ chăm sóc cho bố mẹ thay nàng. Nhớ về bố mẹ, ta thấy được nỗi đau đớn, xót xa của nàng Kiều khi giờ đây, bố mẹ chẳng có ai để ủ ấm chăn vào mùa đông và quạt mát cho bố mẹ vào mùa hè nữa. Hai câu thơ "Sân Lai cách mấy nắng mưa/ Có khi gốc tử đã vừa người ôm" có sử dụng điển tích "Sân Lai, gốc tử" cho thấy tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ nơi quê nhà. Hình ảnh "cách mấy nắng mưa" cho thấy sự cách biệt cha mẹ ở cả không gian và thời gian của Kiều. Ở nơi đất khách quê người, nàng không chỉ lo lắng cho cha mẹ mà còn cảm thấy đau đớn tột cùng, xót xa cho chính mình. Tóm lại, tám câu thơ giữa bài thơ đã cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa đến tột cùng của nàng Kiều ở nơi đất khách quê người.