Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

a. Cách chuẩn bị bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn cho hấp dẫn:

- Chuẩn bị:

+ Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

+ Tìm ý, lập dàn ý cho bài nói

- Trình bày:

+ Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn như: xem lại ảnh, một bức tranh, một câu tục ngữ,... liên quan đến truyện ngụ ngôn sắp kể

+ Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói

+ Nói to, rõ, hào hứng, tự nhiên

+ Phân bố thời gian nói hợp lí

b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nghe bằng cách:

- Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện.

- Sử dụng hình thức chế, nhại.

- Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Thúy
Xem chi tiết
trần thị hà nhi
12 tháng 11 2016 lúc 20:29

hiha

Bình luận (0)
Phương Trâm
12 tháng 11 2016 lúc 20:44

HAI BẢY MƯỜI BA

Ngày xưa, ở làng nọ có hai vợ chồng trẻ. Anh chồng cậy thế hay bắt nạt vợ, nhưng chị vợ cũng đáo để, chẳng phải tay vừa.

Một hôm, nhà chồng có giỗ. Chị vợ nấu chè rồi bưng lên cho chồng bày trên bàn thờ để cúng. Mỗi lần bưng hai bát, cả thảy là bảy lần, vị chi là mười bốn bát tất cả. Chị vợ nhẩm tính rõ ràng như vậy.

Nhưng bàn thờ vừa nhỏ vừa hẹp, anh chồng bày kiểu gì cũng cứ dư ra một bát. Anh ta tặc lưỡi: “Thôi, ta cứ ăn thử, vợ nó chả biết đâu mà sợ!". Ăn xong anh ta rửa bát thật sạch, lén cất vào chạn, không để cho vợ nhìn thấy.

Cúng xong, chị vợ bưng chè xuống mâm, đếm đi đếm lại thì chỉ có mười ba cái bát. Chị đứng thần người ra mất một lúc, suy đi nghĩ lại rồi hỏi chồng: “Tại sao lại thiếu một bát chè ?”. Anh chồng thản nhiên đáp: “Thì mình bưng lên bao nhiêu, tôi bày bấy nhiêu”. Chị vợ phân trần: “Tôi bưng tất thảy bảy lần, mỗi lần hai bát. Hai bảy mười bốn, sao bây giờ lại chỉ còn mười ba?". Anh chồng lúc này mới ớ ra là chị vợ đã đếm cẩn thận, nhưng nhận là mình ăn vụng thì bẽ mặt quá nên giở giọng hờn dỗi, cả vú lấp miệng em: “Tôi biết đâu đấy" Hay là mình nghi cho tôi ăn?". Chị vợ bực mình, hét lên: “Anh không ăn thì còn ai vào đây nữa ? Rõ dơ !”. Sôi tiết, anh chồng đỏ mặt tía tai, nạt vợ: “ A! Con này láo! Mày bảo ông ăn vụng thì tang chứng đâu? ông đánh tuốt xác ra bây giờ!”. Dứt lời, anh ta xông vào tát vợ, lại hất đổ cả mâm chè xuống đất.

Ức quá, chị vợ kiện lên quan. Anh chồng lo lắm, vừa sợ quan phạt vừa sợ mất mặt với xóm làng, bèn mang lễ vật đút lót cho quan. Quan huyện ăn của đút đã quen, thấy anh ta dàng lễ vật hậu hĩnh, liền hứa sẽ thu xếp cho êm thấm mọi chuyện.

Hôm xử kiện, quan bảo chị vợ nói trước rồi mới dõng dạc phán rằng:

- Đám giỗ là đám giỗ nhà chồng chị, không lẽ anh ta lại thất lễ như thế? Hai lần bảy có khi là mười bốn mà cũng có thể là mười ba lắm chứ! Chị thử ngửa mặt lên đếm số đòn tay trên mái nhà kia kìa! Rõ ràng mái trước bảy, mái sau bảy, vậy mà tổng cộng có mười ba. Đúng không ?

Anh chồng xuýt xoa khen tài quan lớn, nhưng chị vợ không chịu, định cãi cho ra lẽ. Quan dập bàn quát: “Thánh nhân đã dạy phu xướng phụ tuỳ. Vợ chồng bay đưa nhau về, cố ăn ở cho hoà thuận, đừng có mà bày vẽ kiện tụng lôi thôi. Lần này ta tha, lần sau tái phạm ta sẽ phạt nặng, nghe chưa!”.

Hai vợ chồng về đến nhà, hàng xóm kéo sang rất đông hỏi chuyện. Anh chồng đắc chí, cười nói huyên thuyên. Còn chị vợ buồn rầu than thở:

Nực cười ông huyện Hà Đông,

Xử vị lòng chồng, hai bảy mười ba.

Không nghe, tan cửa nát nhà,

Nghe thì hai bảy mười ba cực lòng.


 

Bình luận (0)
Lại Nguyễn Gia Hân
12 tháng 11 2016 lúc 20:59

Có ba anh chàng. Anh thứ nhất tên là Khuỳnh, anh thứ hai tên là Khoai, anh thứ ba bị lác nên mọi người gọi anh là Lí Lác . Anh Khuỳnh lấy phải một cô vợ xấu xí, anh Khoai lấy phải cô vợ xấu người xấu cả nết , anh Lí thì lấy được một bà vợ già. Một hôm anh Khuỳnh giấu vợ mang con gà mái ở nhà ra quán để nhậu với anh Khoai và anh Lí. Trong khi đó cô vợ của Khuỳnh thấy mất con gà liền đứng ra cửa chửi thằng trộm gà :

Buổi trưa nắng chói

Tay xách con gà

Mày qua giàn mướp

Mày sờ gà của bà

Mày ăn gà của bà

Thì đỏ nanh đỏ mỏ

Đỏ mỏ đỏ mê

Đỏ tía hồng vang

Đỏ vàng như nghệ

Nó bóp cả nhà mày...

Ối giời ơi là giời đất ơi...!!! Ba anh kia ăn uống no say rồi mới đưa nhau về . Về đến nhà anh Khuỳnh , thấy vợ đang la hét anh Khuỳnh mới hỏi :

- Thế có chuyện gì mà mình gào toáng lên thế ?

Cô vợ đang giận liền chửi chồng :

- Ông đi chết giấm chết giúi ở đâu mà giờ này mới về hử ???

Chồng ăn cái cánh

Vợ đánh cái đùi

Hỏi xem có thấy

Ngọt bùi hay không ?

Thế là bà vợ lôi Khuỳnh vào đánh cho Khuỳnh một trận. Khoai về nhà thấy không có vợ ở nhà liền vào nhà nướng trộm củ khoai lang để ăn. Bà vợ về nhà nhìn thấy liền nhéo tai Khoai , bảo :

- Á , à ! Bà đi làm đồng , mày ở nhà nướng trộm khoai ăn à ? thằng chồng thối thây !

Nói rồi bà ta cũng quất cho Khoai một trận. Lí Lác về nhà thì trời mưa , váy của bà vợ phơi ngoài trời bị ướt hết . Về nhà bà vợ lôi Lí ra chửi :

- Bà đã bảo mày trời mưa thì cất váy của bà vào . Mà mày để váy của bà ướt hết thế này thì mai bà lấy cái gì mặc đi chợ hả ???

Thế rồi Lí cũng bị đập một trận tơi bời . Ba ông ra ngoài bàn cách chống lại các mụ vợ , cuối cùng cả ba quyết định lập ra một hội gọi là hội Sợ vợ . Ba ông đi tập hợp tất cả các anh em Sợ vợ lại rồi họp nhau ở miếu làng , để chích máu ăn thề . Chia sẻ với nhau khi bị vợ mắng chửi. Vợ của Khoai nghe thấy , liền chạy về báo cho vợ của Khuỳnh và Lí . Hai bà vợ kia nghe xong điên máu liền tập hợp các chị em là vợ của các lão kia lại . Để lôi các lão ra ánh sáng. Khi nghe tin các bà vợ đến ông ngào cũng sợ chạy toán loạn . Chỉ còn mỗi ông Lí là vẫn ngồi vái . Sau khi các mụ vợ đi khỏi các lão về xem tình hình lão Lí thế nào. Một ông đẩy Lí một cái thế là Lí lăn ra đất . Ông khác hoảng sợ kêu lên :

- Trời ơi ! chết đứng từ bao giờ rồi !!!!!!!!!

Thành ra ông nào cũng vẫn sợ vợ .

Tick nhé /vip/kimthuy5a3 hi hi

 


 

Bình luận (1)
Nguyễn Thái Bảo Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Anh
18 tháng 4 2023 lúc 21:04

Cày đồng đang buổi ban trưa mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần em hiểu người nông dân muốn nói với ta điều gì cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở cuối câu ca dao đã nhấn mạnh được gì Ý gì\(\)

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 12 2018 lúc 2:17

Âm hưởng chung của các bài văn tế là bi thương, nhưng sắc thái biểu cảm của mỗi bài có thể khác nhau. Có bài chỉ thuần túy là một tiếng khóc Văn tế Trương Quỳnh Như nhưng cũng có bài mang tính sử thi bi tráng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Văn tế Phan Chu Trinh. Đặc biệt, có khi văn tế được viết trong những hoàn cảnh khác, nhằm mục đích khác. Tú Xương làm bài thơ Văn tế sống vợ với giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.

Đáp án cần chọn là: C

Bình luận (0)
Lê Thị Bảo	Châu
Xem chi tiết

Trang chủ Soạn văn 6

BÀI THƠ NÓI CHUYỆN BẮT NẠT MÀ VẪN ẨN CHỨA Ý VỊ HÀI HƯỚC

Trả lời câu 3 trang 28 sgk Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức: Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chưa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra một số biểu hiện của ý vị hài hước đó.

Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi 3 trang 28 phần sau khi đọc của nội dung Soạn bài Bắt nạt Kết nối tri thức với nội dung chính về: Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước, em hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó.

Câu hỏi:

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chưa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra một số biểu hiện của ý vị hài hước đó.

Trả lời câu 3 trang 28 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Những biểu hiện của ý vị hài hước đó là:

1. Sao không ăn mù tạt/ Đối diện thử thách đi?/.../Sao không trêu mù tạt?

Mù tạt là loại gia vị được chế biến từ cây họ cải, mù tạt có vị cay nồng.

=> Thể hiện sự khôn khéo khi ví những người bắt nạt bạn với những kẻ hèn hạ, chỉ dám bắt nạt người yếu thế chứ không dám động tới những "thứ khó xơi".

2. Đừng bắt nạt mèo, chó/ Đừng bắt nạt cái cây...Vì bắt nạt dễ lây

Bắt nạt chó mèo, bắt nạt cái cây? Thật buồn cười, ai lại đi bắt nạt chó mèo hay cái cây cơ chứ. Nhưng các em cần hiểu:

=> Tác giả hiểu được căn nguyên và cả đặc tính của bắt nạt nhưng sử dụng những sự vật, sự việc thật gần gũi để chỉ cho các bạn hiểu được việc bắt nạt có thể bị ảnh hưởng từ người này sang người khác, từ đối tượng này qua đối tượng khác.

3. Cứ đến bắt nạt tớ/Bị bắt nạt quen rồi/Vẫn không thích bắt nạt/Vì bắt nạt rất hôi!

- Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình.

=> Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật.

- Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt

=> Tác giả đã thể hiện một cách vui vẻ, hài hước việc "bị bắt nạt" và "không thích bắt nạt"

- So sánh việc bị bắt nạt là “rất hôi”.

=> Cho thấy rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, chẳng đẹp đẽ gì.


 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cao Tùng Lâm
7 tháng 10 2021 lúc 22:12

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là: Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật. Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước. So sánh việc bị bắt nạt là “rất hôi”, càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
16 tháng 11 2023 lúc 21:22

1. Chuẩn bị nói và nghe 

a. Chuẩn bị nói

Trong việc trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu, người nói cần đưa tới cho người nghe những thông tin khái quát, trung thực về nội dung công việc đã hoàn thành ở phần Viết. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần thực hiện các thao tác sau:

- Tóm tắt báo cáo kết quả nghiên cứu đã viết (trong khoảng 1 – 1.5 trang giấy)

- Gạch chân những luận điểm hoặc thông tin chính của bài viết. Ghi chú về các ngữ liệu minh họa quan trọng cần được nêu lên khi thuyết minh về từng luận điểm.

- Xác định đúng những từ ngữ then chốt gắn với từng luận điểm để dễ nhớ và dễ triển khai luận điểm, đảm bảo cho bài nói có trọng tâm, không sa vào lối kể chuyện, bỉnh tán dông dài.

- Chuẩn bị PowerPoint (nếu có): PowerPoint cần được soạn với các thông tin chắt lọc, hình ảnh, video minh họa sinh động, thể hiện nét đặc trưng của báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề sân khấu dân gian.

b. Chuẩn bị nghe

     Tìm hiểu trước về tên của báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày để có định hướng nghe phù hợp. Phác ra những câu hỏi ban đầu về vấn đề để dễ theo dõi nội dung của bài trình bày. Chẳng hạn, nếu báo cáo được nghe có tên là Một số dấu ấn của sử thi Ấn Độ “Ra-ma-ya-na” có thể lưu truyền tới Việt Nam thì câu hỏi có thể nảy sinh là: Bằng cách nào mà sử thi “Ra-ma-ya-na” có thể lưu truyền tới Việt Nam? Ảnh hưởng của sử thi “Ra-ma-ya-na” đối với Việt Nam thể hiện ở những điểm nào? … Với những câu hỏi này, người nghe sẽ thể hiện được một tâm thế nghe tích cực.

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
16 tháng 11 2023 lúc 21:22

Thực hành nói và nghe

Người nói

Người nghe

- Mở đầu: nêu tên và lí do chọn vấn đề nghiên cứu; trình bày ngắn gọn về quá trình thực hiện

- Triển khai: trình bày tóm tắt các luận điểm, thông tin chính có trong bản viết theo trình tự hợp lí, kết hợp nhịp nhàng với việc trình chiếu PowerPoint (nếu có). Có thể tổ chức lại nội dung từng luận điểm theo hình thức câu hỏi – lời đáp (vì thực chất của việc nghiên cứu là tìm lời đáp cho những thắc mắc nảy sinh trong quá trình tiếp xúc với đối tượng).

- Kết luận: Khái quát lại những kết quả nghiên cứu chính; cảm ơn ngườu nghe và tỏ thái độ sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến trao đổi đối thoại.

- Theo dõi cách trình bày của người nói, ghi ra giấy những câu hỏi, ý nghĩ nảy sinh trong quá trình nghe.

- Hỗ trợ bạn trong việc sử dụng bản trình chiếu (nếu có)

Bài nói mẫu tham khảo: 

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... 

Sử thi là thể loại dân gian ra đời từ rất lâu và đến nay không còn được sáng tác nữa. Nhưng sử thi đã để lại những giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật đáng kể trong văn học Việt Nam. Hơn thế nữa, qua những tác phẩm sử thi đời sống và hiện thực thẩm mĩ đều được phản ánh một cách chân thực nhất. Một trong số những sử thi tiêu biểu ở Việt Nam phải kể đến Đăm Săn. Sử thi Đăm Săn có giá trị tư tưởng – thẩm mĩ trong hình thức cổ điển, phản ánh trực tiếp những khát vọng hào hùng của lịch sử buổi đầu hình thành các bộ tộc ở Tây Nguyên và đời sống vẻ đẹp văn hóa độc lạ nơi đây.

Lí do mà tôi chọn đề tài này bởi lẽ ở đây hiện ra trọn vẹn chân dung tâm hồn của người Ê-đê thời cổ đại, khi họ bắt đầu nảy ra những ý tưởng muốn vươn tới những đỉnh cao nhận thức mới về cái thế giới mà họ đang khát khao khám phá. Dù ba phần tư thế kỉ trôi qua từ khi Sử thi Đăm Săn được sưu tập lần đầu tiên nhưng tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị như một phát hiện nghệ thuật kì thú. Người ta đã hết sức ngạc nhiên trước vẻ đẹp của nó và coi tác phẩm này là một sử thi sánh ngang với sử thi Iliat trong di sản văn hóa nhân loại.

Trước tiên, có thể thấy, ngôi nhà là điểm nổi bật trong giá trị văn hóa vật chất của người Ê-đê. Trong sử thi Đăm Săn, ngôi nhà của người anh hùng Đăm Săn được miêu tả rất kỹ: “nhà chàng Đăm Săn dài đến nỗi tiếng chiêng đánh đằng trước nhà, người đứng sau nhà không nghe thấy. Mái hiên nhà chàng con chim bay mỏi cánh mới hết”. Nhà của Đăm Săn có những “chiếc khiên chói lọi như đèn đuốc”, “vải sợi nặng trĩu làm cong các sào phơi. Thịt bò thịt trâu treo đầy xung quanh”, “bát đĩa bằng đồng để khắp sàn nhà” (2). Người Ê đê thường cất nhiều đồ dùng ở trong nhà, đặc biệt ở gian khách, ví dụ như ché rượu cần, cồng chiêng, nồi đồng, thịt trâu bò... vì đây là những tài sản giá trị, thể hiện sự giàu có. Ngôi nhà ấy không chỉ là không gian sống mà còn là nơi gắn kết bao thế hệ dòng tộc người Ê đê, nơi đánh dấu sự phồn thịnh, hùng cường của bộ tộc, bộ lạc. Thực tế nhà ở của người Ê-đê cũng chia không gian nội thất làm hai phần theo chiều dọc, phần phòng khách vừa là nơi sinh hoạt vừa là nơi gắn kết cả đại gia đình. Phần cuối thì dành cho các cặp hôn nhân ở trong từng buồng có vách ngăn. Những ngôi nhà dài không chỉ là biểu tượng vật chất của thế chế gia đình mẫu hệ mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần của người Ê Đê qua năm tháng. Ngôi nhà sàn được làm bằng tre, nứa hoặc bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân cây tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Điều đặc biệt của ngôi nhà dài là luôn có hai cầu thanh đực dành cho những thành viên nam và cầu thang cái dành cho nữ giới. 

Đời sống của người Ê-đê còn được thể hiện qua món ăn hàng ngày. Ẩm thực Ê Đê là sự hòa trộn, tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Những món ăn luôn có sự kết hợp hài hòa giữa vị chua, cay và đắng. Ẩm thực Ê Đê đã góp phần tạo nên sự độc đáo cho nền ẩm thực Việt Nam.và đồng thời là yếu tố thu hút khách du lịch. Trong những bữa ăn, cơm tẻ là một món ăn chủ yếu, muối ớt là thức ăn không thể thiếu đối với đồng bào Ê Đê. Những món ăn tiêu biểu của Ê Đê với nhiều loại gia vị, thảo dược có thể kể đến như món thịt bò xào xả gừng, các loại thịt thú rừng, các món hầm như canh làm từ bột gạo xay nhuyễn, canh môn rừng, cá lóc suối, gà nướng. Trong sử thi Đăm Săn, Đăm Par Kvây đã tiếp đãi Đăm Săn trước khi lên đường bắt Nữ Thần Mặt Trời “đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa êpang”. Ẩm thực Ê Đê phản ánh phong tục, lối sống phóng khoáng, gần gũi giữa con người với thiên nhiên thông qua cách nguyên liệu, chế biến theo phong cách vừa dân dã, vừa đậm chất núi rừng.

Bản sắc văn hóa của cộng đồng người Ê đê được thể hiện rõ nét qua trang phục và các hoạt động lao động sản xuất. Người anh hùng Đăm Săn được miêu tả với thân hình khỏe khoắn, cường tráng trong trang phục: “cái khố có hoa sao, cái áo có hoa me”, “Trên đầu, chàng quấn một cái khăn màu tím. Quanh lưng, chàng thắt một chiếc khăn màu đỏ”. Trang phục của Đăm Săn chính là trang phục điển hình của đàn ông Ê đê xưa. Y phục của họ gồm áo và khố: áo của nam thường có phần tay khá dài, vạt sau dài hơn vạt trước và khố dùng để che chắn nửa thân dưới của họ. Ngoài ra, họ cũng thường mang hoa tai, vòng cổ hoặc quấn khăn đen nhiều vòng trên đầu. Chính những bộ trang phục này đã tôn lên vẻ đẹp độc đáo, đầy nam tính của họ. Bên cạnh đó, những người vợ của Đăn Săn cũng mang những bộ trang phục rất bắt mắt “Mỗi nàng mặc một chiếc váy có hoa me và chiếc áo có hoa sao”. Trang phục của nữ giới là váy tấm, áo chui, chúng được làm bằng thổ cẩm với gam màu chàm, màu đen chủ đạo và điểm những hoa văn sặc sỡ đậm chất thiên nhiên núi rừng. Trang phục còn kết hợp với trang sức bằng vàng hoặc đồng, vòng tay thường được đeo thành bộ kép để nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau. 

Phương tiện đi lại phổ biến nhất của người Ê đê xưa là voi, là ngựa: “Mặt đất in dấu chân ngựa nhiều như chân rết. Mặt đất in đầy dấu chân voi như đáy cối giã gạo”. Đăm Săn đã cưỡi voi dẫn dân làng đi lao động bắt cua, tôm, cá; cưỡi voi đi chiến đấu với M’tao Grứ và M’tao M’xây để bảo vệ thị tộc, bảo vệ vợ của mình. Đó là những “con voi đực đuôi dài chấm đất, có bộ ngà rộng, mặt nó như bông hoa đẹp, khiến cho người người trông thấy nó đều phải vui mừng”. Không chỉ có voi mà ngựa cũng là một người bạn đồng hành cùng Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời “con ngựa chạy nhanh như gió thổi, vượt lên đỉnh núi, nhảy qua bao dòng thác, bao con suối” đã cùng Đăn Săn băng qua mọi khó khăn ở rừng sáp đen của bà Sun Y Rít và cùng Đăm Săn hy sinh trên con đường chinh phục tự nhiên.

Đặc điểm văn hóa nổi bật của người dân Ê-đê là chế độ mẫu hệ. Điều này được thể hiện rõ qua sử thi Đăm Săn. Chế độ mẫu hệ của người Ê đê in đậm trong kiến trúc và trang trí chiếc đầu cầu thang vào nhà. Chúng được trang trí đôi bầu sữa và hình vầng trăng khuyết - những biểu tượng sống động của tính nữ. Khi Đăm Săn đến nhà của Nữ Thần Mặt Trời “cầu thang trông như cái cầu vồng”. Văn hóa người Ê đê còn mãi với tục nối dây (Juê nuê) - một luật tục cổ truyền trong hôn nhân của người Ê đê. Tục này quy định khi chồng chết, người phụ nữ có quyền đòi hỏi nhà chồng phải thế một người đàn ông khác để làm chồng. Ngược lại khi vợ chết, người chồng phải lấy một người con gái trong gia đình vợ, miễn là người đó chưa có chồng. Theo tục Juê nuê, trong hôn nhân của người Ê đê, khi bà của H’Nhí và H’Bhí chết, hai nàng phải nối dây với chồng bà là ông M’tao Y Kla (cậu của Đăm Săn). Nhưng cậu của Đăm Săn chết, Đăm Săn phải thay cậu nối sợi dây hôn nhân với H’Nhí và H’Bhí. Trong sử thi, Đăm Săn đã thực hiện nhiệm vụ làm lụng gắn với các hoạt động chăn nuôi, săn bắt, trồng trọt. Khát vọng của chàng mang ý nghĩa khẳng định sức mạnh của bản thân mình, đặt sức mạnh con người sánh ngang với tự nhiên. Đăm Săn kiên cường đi tìm nữ thần Mặt Trời. Đứng trước nữ thần Mặt Trời vô cùng xinh đẹp, chàng đã nói rõ ý định của mình: “Tôi đến đây tìm người dệt chăn cho tôi, dệt áo dệt khố cho tôi mặc, tìm người nấu cơm cho tôi ăn”. Nhưng nữ thần Mặt Trời đã từ chối. Chàng thất vọng lên ngựa trở về, nhưng ngựa của Đăm Săn không chạy đua kịp với tốc độ của ánh sáng mặt trời nên cuối cùng chàng chết ngập trong rừng đất đen đang tan chảy của bà H’Sun Y Rít. Người anh hùng đã hy sinh nhưng lý tưởng thì vẫn được tiếp nối mãi với sự xuất hiện của Đăm Săn cháu sau này, những người dân Ê đê khác sẽ tiếp tục đi tiếp con đường của chàng Đăm Săn, tiếp tục hoàn thiện lý tưởng, khát khao khẳng định mình, chinh phục thiên nhiên, những miền đất lạ để mở rộng sự giàu có, trù phú của buôn làng mà người anh hùng này đã mở ra trước đó…

Sử thi Đăm Săn là một trong những tác phẩm quan trọng trong kho tàng văn học dân tộc. Qua hình tượng Đăm Săn, chúng ta hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa và con người Ê đê vùng đất Tây Nguyên. Sử thi Đăm Săn đã tô đậm thêm những nghi thức, nghi lễ độc đáo với những tập tục đặc biệt của tộc người Ê đê không thể trộn lẫn với các dân tộc khác. 

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ giới thiệu thêm về những nét đẹp văn hóa Tây Nguyên qua đời sống sinh hoạt và con người nơi đây

Bình luận (0)
Nguyễn Viết Nguyên Ngọc
Xem chi tiết
Trúc Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 10 2023 lúc 19:41

* Giống: Mượn chuyện về đồ vật, loài vật, cây cỏ,…để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lý nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

* Khác: Được kể bằng văn vần, lấy nhân vật là các bộ phận trên cơ thể người để nêu lên bài học về lòng đoàn kết.

Bình luận (0)