Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 5 2017 lúc 10:17

Tác giả Huy Cận với niềm say mê trước vẻ đẹp của tự nhiên, con người lao động, đã vẽ nên bức tranh tráng lệ:

    + Con người say mê, hăng hái lao động làm chủ đất nước

    + Thiên nhiên tráng lệ, giàu có, nguồn tài nguyên vô tận phục vụ con người

- Nhà thơ rũ bỏ được nỗi buồn thời thế để đón nhận cuộc sống mới của tự do, dân chủ

    + Con người phấn khởi trước công cuộc xây dựng cuộc sống mới

    + Tâm hồn tác giả nảy nở trở lại trong niềm vui say cuộc sống mới

Thảo Phương
Xem chi tiết

Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, tác giả nhân dân đã nhận thức được cái đẹp cái toàn mĩ của quê hương, đất nước bằng cả trái tim của mình. Những tình cảm cao đẹp đó đã ăn sâu vào tâm hồn của họ, từ đó những tâm tình của người lao động đã được gửi gắm vào những câu ca dạo tục ngữ. Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn đời,…Tình yêu đất nước trong các câu ca dao không sôi nổi nhưng lại dạt dào như mạch suối ngầm chảy âm ỉ, chảy mãi, niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi qua từng câu chữ, nét bút.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
19 tháng 12 2023 lúc 21:55

- Hình ảnh các miền quê hiện lên trong các bài ca dao rất phong phú: 

+ vẻ dẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây; 

+ con đường lên xứ Lạng sơn thủy hữu tình; 

+ con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm, … 

Dù viết về những miền quê khác nhau (Hà Nội, Lạng Sơn, Huế), miêu tả những phong cảnh đặc sắc của mỗi miền nhưng chùm ca dao đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng đối với quê hương đất nước. 

- Tình yêu đó có khi lặng lẽ, kín đáo như bài 1, cũng có khi thốt lên thành lời thơ tha thiết: “ai ơi đứng lại mà trông” trong bài 2. Hay “Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non” bài 3. 

Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Phương Thảo
21 tháng 10 2016 lúc 5:39

Bài j ?

Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 11:46

Bài gì bạn???????

Phương Thảo
30 tháng 10 2016 lúc 22:50

a) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.

b )

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).c) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ.d) Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.Quê hương trở thành máu thịt, tâm hồn đối với mỗi con người. Nó trở thành một phần cuộc đời của mỗi con người. Do vậy suốt một đời xa quê, mái tóc đã điểm sương, nhuốm màu của thời gian, gió sương cát bụi phong trần, nhưng hương âm (giọng quê) vẫn không thay đổi. Giọng quê chính là hơi thở, tiếng nói của quê hương. Trong giọng nói ấy mang hơi thở của đất mẹ, của quê cha đất tổ mà dẫu ở phương trời nào cũng không thay đổi. Chi tiết này cho thấy tình cảm của tác giả luôn gắn bó với quê hương, nơi dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền...Chỉ có những kẻ mất gốc thì mới thay đổi giọng quê, mới coi thường tiếng mẹ đẻ.e) Thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương qua: nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Ở đây, ta thấy thoáng chút ngậm ngù của nhà thơ.

 
Hà Đặng Hữu
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 7 2018 lúc 6:56

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, trời đất đến mùa xuân của con người thể hiện khát vọng được cống hiến

- Phần 1 ( khổ thơ đầu): cảm xúc tác giả trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời

- Phần 2 (hai khổ thơ tiếp): hình ảnh mùa xuân qua người cầm súng và người ra đồng

- Phần 3 ( hai khổ thơ tiếp): ước nguyện chân thành được cống hiến của tác giả

- Phần cuối (khổ cuối): Tình yêu xứ Huế

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 8 2019 lúc 7:11

Bố cục chia làm 2 phần:

   + Phần 1 (từ đầu tới Làm nên Đất Nước muôn đời): Đất nước được cảm nhận trên mọi phương diện văn hóa, phong tục, truyền thống địa lý, lịch sử…

   + Phần 2 (còn lại): Người dân sáng tạo, truyền giữ những giá trị của đất nước

Lợi Đỗ Khoa
13 tháng 3 2023 lúc 13:05

- Trình tự triển khai: nêu vấn đề -> đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng chứng minh -> khái quát lại vấn đề 

- Bố cục văn bản:

+ Mở bài: từ Điều rất quan trọng đến thanh bạch, tuyệt đẹp.

+ Thân bài: từ Con người của Bác đến thế giới ngày nay.

+ Kết bài: từ Giản dị trong đời sống đến anh hùng cách mạng.

 

Nguyễn Gia Hân
Xem chi tiết

Bài làm

   Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Bài văn có thể coi là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

   Trước hết về nội dung, văn bản nêu lên luận đề cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ. Trong câu văn tiếp theo tác giả đã sử dụng động từ với hình thức tăng tiến: lướt qua, nhấn chìm cùng với đó là hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ, đã cho thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Để làm sáng tỏ chân lí đó tác giả đã chứng minh nó ở hai thời điểm: quá khứ và hiện tại.

   Bề dày lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể ở các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Lấy những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển hách, vang dội đã làm cho người đọc thấy rõ tinh thần yêu nước của tổ tiên, ông cha.

   Không dừng lại ở đó, để mở rộng luận điểm, làm người đọc tin và bị thuyết phục hơn nữa, tác giả tiếp tục lấy dẫn chứng đến thời điểm hiện tại. Ở đoạn thứ ba Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Sau câu chuyển đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” Hồ Chí Minh đã khái quát lòng yêu nước ghét giặc của nhân dân: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Tiếp đó bằng hình thức liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết từ …đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

   Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lần đầu tiên, một thứ vô hình là lòng yêu nước lại được Bác cụ thể hóa, hữu hình hóa một cách vừa giản dị vừa cao quý đến như vậy. Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động, việc làm cụ thể trong công việc kháng chiến, công việc yêu nước.

   Về nghệ thuật, bài văn có bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước). Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.

   Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

Đề bài: Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khách vãng lai đã xóa
๖ۣۜVũ Hoàng Lan•❄(TEAM★B...
16 tháng 3 2020 lúc 15:37

Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã nêu những dẫn chứng:

- Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu,..

-Công lao của các vị anh hùng dân tộc

-Trong hiện tại: mọi lứa tuổi, mọi vùng,mọi tầng lớp đều có chung lòng yêu nước

-Mỗi luận điểm được làm rõ bằng những dẫn chứng cụ thể về những việc làm, hành động của mọi người , mọi giới, mọi tầng lớp nhân dân. Tác giả đi từ những nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.

Khách vãng lai đã xóa
35.Trương Anh Tuấn
Xem chi tiết
ngô lê vũ
3 tháng 1 2022 lúc 22:31

Việt Nam đất nước ta ơi
mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
cánh cò bay lả rập rờn
mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn