Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
45 Đỗ Hoàng Việt
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
9 tháng 5 2022 lúc 8:10

tham khảo nha

Ngày nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một sự kiện được tổ chức thường niên vào ngày 20 tháng 11 với mục đích tri ân các thầy cô giáo.

Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Sau 3 năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có mười lăm chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Đến năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.

Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để các học sinh bày tỏ niềm biết ơn đối với các thầy cô giáo - những người đã có công dạy dỗ những thế hệ học sinh trưởng thành và trở thành những người có ích cho xã hội.

Phương Thảo
9 tháng 5 2022 lúc 9:23

Ngày nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một sự kiện được tổ chức thường niên vào ngày 20 tháng 11 với mục đích tri ân các thầy cô giáo.

Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Sau 3 năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có mười lăm chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Đến năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.

Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để các học sinh bày tỏ niềm biết ơn đối với các thầy cô giáo - những người đã có công dạy dỗ những thế hệ học sinh trưởng thành và trở thành những người có ích cho xã hội.

Quang Đăng Phan
Xem chi tiết
qlamm
10 tháng 12 2021 lúc 20:57

sapo là j?

 

Quang Đăng Phan
10 tháng 12 2021 lúc 21:01

Nhanh giúp mk đi mà làm ơn

Ta Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Mai Chi
Xem chi tiết
Lưu Nguyễn Hà An
5 tháng 1 2022 lúc 15:51

hãy chọn và thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường em và nhiều người qua tâm để thuật lại sự kiện đó. trình bày viết theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin. nhanh với ạ

 Mong bạn thông cảm mình mới học lớp 3 nên mình không thể giải 

Mong bạn hiểu cho

Để mình cố tìm cách xem sao

Mình mong có thể giúp bạn

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Hương Giang
Xem chi tiết
Cô Mỹ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Lâm Kỳ
25 tháng 12 2023 lúc 22:19

Một trong những sự kiện mang tính toàn cầu là “Giờ Trái Đất”. Sự kiện này đã có những tác động tích cực liên quan đến môi trường của Trái Đất.

Năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Đến năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”. Nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất” vào năm 2006. Sau đó, một lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a vào ngày 31 tháng 3 năm 2007. Cho đến ngày 29 tháng 3 năm 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người và trong đó có Việt Nam. Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.

Sự kiện “Giờ Trái Đất” ra đời với mục đích đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải đi-ô-xít các-bon - một khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, sự kiện này cũng thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Từ đó khẳng định quan điểm cho rằng mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.

Sự kiện “Giờ Trái Đất” diễn ra với rất nhiều hoạt động có ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một tiếng đồng hồ, tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông xanh, tuyên truyền vận động bạn bè, người thân hưởng ứng chiến dịch… Những hành động tuy nhỏ bé nhưng đã đem lại những tác động tích cực đến Trái Đất.

Như vậy, sự kiện “Giờ Trái Đất” có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên… cho nhân loại. Đồng thời nâng cao ý thức, khuyến khích mọi người cùng thực hành lối sống sống bền vững, không sử dụng năng lượng lãng phí.

Lê Đặng Bảo An
17 tháng 12 2024 lúc 21:13

Quê hương tôi nằm giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi truyền thống văn hóa làng xã luôn được giữ gìn qua các thế hệ. Một trong những sự kiện nổi bật nhất mà tôi đã được tham gia là Lễ hội Đình làng. Đây là dịp để người dân trong làng tưởng nhớ công ơn của các vị thần thành hoàng và cũng là dịp để thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng.

Lễ hội Đình làng thường được tổ chức vào ngày rằm tháng Hai âm lịch hằng năm, khi tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Làng tôi có một ngôi đình cổ kính, nằm giữa khu đất rộng rãi rợp bóng cây đa. Đây chính là nơi diễn ra các hoạt động chính của lễ hội.

Buổi sáng, lễ hội bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu. Kiệu được trang trí công phu, mang bài vị của vị thần thành hoàng làng. Đoàn rước gồm các bô lão mặc áo dài truyền thống, đội trống, đội múa lân, và đông đảo người dân. Đoàn đi vòng quanh làng, dừng chân tại các điểm quan trọng để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Tiếp đó là lễ dâng hương trong đình. Hương khói nghi ngút, lời khấn vang lên trong không gian trang nghiêm, đầy thành kính. Ai nấy đều cầu nguyện cho sức khỏe, hạnh phúc và sự bình an.

Buổi chiều, không khí lễ hội trở nên sôi động hơn với các trò chơi dân gian như kéo co, đấu vật, và thi thả diều. Trẻ em háo hức tham gia trò chơi ô ăn quan và nhảy bao bố, trong khi người lớn cổ vũ nhiệt tình. Đặc biệt, hội thi nấu cơm bằng bếp rơm thu hút nhiều đội thi, vừa vui nhộn vừa gợi nhớ những ngày xưa cũ.

Vào buổi tối, làng tổ chức chương trình văn nghệ và múa hát. Dưới ánh trăng rằm, tiếng hát chèo, câu đối, và những điệu múa truyền thống làm ấm lòng người tham dự.

Lễ hội Đình làng không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là cơ hội để mọi người gặp gỡ, chia sẻ và gắn kết với nhau. Qua những nghi thức và trò chơi truyền thống, chúng tôi – thế hệ trẻ – thêm yêu mến và tự hào về di sản văn hóa của quê hương mình.

Lễ hội Đình làng không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn là nét đẹp văn hóa của làng quê Việt Nam. Được tham gia và chứng kiến lễ hội này, tôi cảm nhận sâu sắc tình làng nghĩa xóm và thêm yêu mến nơi mình sinh ra và lớn lên. Đó là một trải nghiệm đáng nhớ, giúp tôi hiểu hơn về cội nguồn và truyền thống tốt đẹp của dân tộc

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
5 tháng 12 2023 lúc 14:46

- Thời điểm đăng in vào 28/4/2013 trên báo điện tử của Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam

+ Thời điểm đó có ý nghĩa để kỉ niệm, nhớ lại chiến thắng vang dội của quân ta tại chiến trường phía Nam, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4.

- Sự kiện thuật lại: thời gian sáng tác bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng

+ Sự kiện ấy được nêu ở phần Sapo.Thứ tự triển khai nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự kiện diễn ra một cách liền mạch, theo diễn biến thời gian và tuần tự các sự kiện. 

- Thứ tự triển khai nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự kiện diễn ra một cách liền mạch, theo diễn biến thời gian và tuần tự các sự kiện.
- Tác dụng các yếu tố như nhan đề, sapo, đề mục, hình ảnh: giúp người đọc nắm bắt được nội dung chính, minh chứng cho nội dung đồng thời cũng là một cách để thu hút lôi cuốn người đọc vì những hình ảnh cụ thể biểu đạt sự vật.
- Sự kiện được thuật lại giúp người đọc hiểu được quá trình ra đời bài hát này đồng thời khiến chúng ta cảm thấy tự hào hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc vào ngày đặc biệt: giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

dung nguyen
Xem chi tiết
Anh ko có ny
7 tháng 2 2022 lúc 10:55

Tham khảo ''TRÊN MẠNG '' :

''Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

 

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

dung nguyen
Xem chi tiết
đẹp zaii kem
6 tháng 5 2023 lúc 21:01

Cuối tuần vừa rồi, em được cùng anh chị tham gia Hội chợ sách tổ chức ở đường Đinh Tiên Hoàng.Đó là một con phố đi bộ khá dài. Dọc vỉa hè, được bày rất nhiều quầy sách và chúng đều rất hay, thú vị và cuốn hút người đọc nữa.Ở đây bày bán rất nhiều loại sách,  nào là sách mới,sách cũ rồi còn có cả văn học và truyện tranh. Dường như tất cả các thể loại sách đều được bày bán ở đây. Những người yêu sách từ khắp Hà Nội đều sẽ khó để cưỡng lại sức hút của nó rồi lần lượt đổ về nơi ấy đông đúc. Ai cũng bất ngờ và thích thú trước thiên đường sách đang bày ra trước mắt mình. Lúc vừa bước vào, không chỉ em mà cả anh và chị của em đã vô cùng choáng ngợp. Bởi số lượng sách ở đây vô cùng nhiều và còn rất đa dạng, mọi loại sách ở đây đều nhiều hơn cả ở thư viện trường em.Đứng ngắm nhìn các quầy sách trông rất thú vị và vì không thể cưỡng lại sức hút khó tả của nó mà em cũng muốn lại gần để xem một chút. Mọi thứ đều rất hay và thú vị nhưng thứ mà em thích nhất, vẫn là các quầy sách bày bán truyện tranh. Những cuốn truyện đủ các tập với nhiều chủ đề được bày ra. Sau một hồi chọn lựa, cân nhắc kỹ càng, em đã chọn được những cuốn truyện mà mình thích nhất. Nhìn túi truyện trong tay, lòng em vui phơi phới . Xung quanh em, mọi người cũng ai cũng vậy. Mọi người trông cũng thích thú và phấn khởi lắm, bởi tìm được những cuốn sách mới cho bản thân mình cũng giống như tìm được một người bạn mới cho mình vậy. Hội chợ sách đã đem đến cho em những cảm xúc tuyệt vời và ấn tượng cực kì sâu sắc. Ở tại nơi đây, em đã được thỏa mãn ước mơ về một thế giới với những quyển sách hay, thú vị.  Qua hội chợ, em mong rằng cộng đồng sẽ phát triển và lan tỏa phong trào đọc sách ngày càng lớn mạnh. Từ đó, ai ai cũng xây dựng cho mình một thói quen lành mạnh: đọc sách.  

Chúc thi tốthaha