Chiến tranh lạnh
Thế nào là chiến tranh lạnh? Biểu hiện của chiến tranh lạnh?
Chiến tranh Lạnh (1946–1989) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia đồng minh của họ, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ.
Biểu hiện:
*Mĩ và các nước đế quốc:
- Ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.
Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai , Mỹ thực hiện "chiến tranh lạnh "? Cuộc " chiến tranh lạnh " diễn ra như thế nào ? Hậu quả
Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai , Mỹ thực hiện "chiến tranh lạnh "?
– Từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dần dần đi đến tình trạng Chiến tranh lạnh.
– Mĩ và Liên Xô cùng phát triển mạnh mẽ nhưng có lợi ích, mục tiêu chiến lược đối lập nhau. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bả0 vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng, nhằm thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.
– Mĩ hết sức lo ngại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc với sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Á sang Âu. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới dâng cao.
– Cũng ngay sau Chiến tranh, Mĩ đã vươn lên trở thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới…
– Mĩ và các nước tư bản phương Tây đã cấu kết với nhau để chống lại sự “đe dọa của chủ nghĩa cộng sản”. Nếu phát động “chiến tranh nóng” mang tính toàn cầu thì với sự hủy diệt của bom nguyên tử, cả Mĩ và Liên Xô đều bị thất bại.
– Mĩ đã khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Cuộc " chiến tranh lạnh " diễn ra như thế nào ?
– Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xôm gây nên chiến tranh lạnh của Mĩ là thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman ngày 12 – 3 – 1947; khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn và đề nghị viện trợ cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô….
– Tháng 6 – 1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan” giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, lôi kéo các nước này vào Liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Việc thực hiện “Kế hoạch Mácsan” tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
– Ngày 4 – 4 – 1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
– Tháng 1 – 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
– Tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.
Hậu quả
Việc chấm dứt Chiến tranh lạnh tạo nên những chuyển biến quan trọng trong quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới :
– Quan hệ giữa 5 nước Uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thoả hiệp, hợp tác, giải quyết những tranh chấp xung đột quốc tế.
– Khối Vácsava tự giải thể (3 – 1991) nên không còn các khối quân sự đối đầu nhau.
– Các tranh chấp, xung đột khu vực chuyển dần sang giải quyết bằng đối thoại, hợp tác như Xô – Mĩ hợp tác, thoả hiệp giải quyết các vụ xung đột khu vực : Nam Phi, Ápganixtan, Trung Đông, Campuchia, Namibia,…
– Liên Xô không can thiệp vào Đông Âu, chấm dứt thực hiện những cam kết với các nước xã hội chủ nghĩa.
Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ phát động chiến tranh lạnh ? Phân tích những tác động của chiến tranh lạnh đối vỡi cục diện thế giới và cách mạng Việt Nam ?
* Sau chiến tranh lạnh Mĩ phát động chiến tranh lạnh vì :
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận chủ yếu là Anh, Pháp, Mĩ họp ở Vec xai để phân chia thành quả thắng lợi và ký các hiệp ước với các nước bại trận. Lúc đó, Liên Xô nằm trong vòng vây của Chủ nghĩa đế quốc.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước ảnh hưởng ngày càng to lớn của Liên Xô, hệ thống chủ nghĩa Xã hội được mở rộng. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa Xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ và các nước tư bản phương Tây muốn câu kết với nhau để chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
- Nếu phát động "chiến tranh nóng" mang tính toàn cầu thì sự hủy diệt của bom nguyên tử, cả Mĩ và cả Liên Xô đều không có lợi.
* Tác động đối với cục diện thế giới và Việt Nam.
- Cuộc chiến tranh lạnh đã chi phối toàn cục thế giới, làm tình hình thế giới luôn căng thẳng trong xu thế đối đầu hai phe : Tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Không một nước nào có thể hoàn toàn đứng ngoài cuộc đấu tranh này và ít nhiều đều phụ thuộc vào quan hệ này.
- Cuộc chiến tranh lạnh, trong những thời điểm lịch sử nhất định của nó đã giúp đỡ, đẩy mạnh và thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển, nhưng mặt khác nó ngăn cản sự đối thoại, hợp tác, tính độc lập tự chủ của mọi quốc g ia trong xu thế toàn cầu hóa của thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của Việt Nam chịu tác động sâu sắc của chiến tranh lạnh.
+ Pháp được Mĩ giúp sức, quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó Mĩ trực tiếp lôi kéo các nước đồng minh vào cuộc.
+ Ngược lại, Việt Nam cũng được Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác viện trợ..
=> 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan hệ "chiến tranh lạnh"
Nguyên nhân khiến sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu và Đi đến tình trạng chiến tranh lạnh Là:
a. Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu…
– Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới; Mĩ chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm bá chủ thế giới.
– Mĩ lo ngại ảnh hưởng của Liên Xô và những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc (1949).
– Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu đến châu Á, ngăn cản mưu đồ bá chủ thế giới của Mĩ.
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
b. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh
– Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12 – 3 – 1947 được xem là sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh.
– Bản thông điệp khẳng định, sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ, dẫn đến sự thay đổi quan hệ giữa hai minh chống phát xít sang thế đối đầu.
Do Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử thế nên Mĩ cho mình quyền lãnh đạo thế giới.
Cuộc chiến tranh nào không phải là “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh?
A. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)
B. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954)
C. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975)
D. Chiến tranh vùng Vịnh (1991)
Đáp án D
Chiến tranh vùng Vịnh (1991) không phải là “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh
Cuộc chiến tranh nào không phải là “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh?
A. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)
B. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954)
C. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975)
D. Chiến tranh vùng Vịnh (1991)
câu 1: đặc điểm nên kinh tế của mĩ, nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 ?
câu 2: sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 ?
câu 3: đặc điểm của chiến tranh lạnh? phân tích xu hướng của thế giới sau chiến tranh lạnh?
câu 4: sự ra đời của tổ chức liên hợp quốc ( hoàn cảnh, nhiệm vụ, vai trò)?
câu 5: ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật?
Từ sau Chiến tranh lạnh, nguy cơ chiến tranh thế giới như thế nào?
A. Còn tiếp diễn.
B. Bị đẩy lùi.
C. Bị phá hủy.
D. Bị tạm dừng.
Từ sau Chiến tranh lạnh, nguy cơ chiến tranh thế giới như thế nào?
A. Còn tiếp diễn.
B. Bị đẩy lùi.
C. Bị phá hủy.
D. Bị tạm dừng.
Sự biệt cơ bản giữa Chiến tranh lạnh với Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng.
B. Diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự giữa Mĩ và Liên Xô.
C. Gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại.
D. Diễn ra dai dẳng, giằng co, không phân thắng bại.
Sự biệt cơ bản giữa Chiến tranh lạnh với Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng.
B. Diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự giữa Mĩ và Liên Xô.
C. Gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại.
D. Diễn ra dai dẳng, giằng co, không phân thắng bại.