Nếu được đi thăm Đồng Tháp Mười, em sẽ đến nơi nào nêu trong bài du kí? Vì sao?
hai bài du kí đồng tháp mười mùa nước nổi và thảm sâu hồng ngài đã gợi ý cho các em những kinh nghiệm gì khi các em được khám phá vùng đất mới?
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm.
Ai đi Châu Đốc, Nam Vang,
Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen.
a. Bài ca dao trên khiến em liên tưởng đến bài thơ nào đã được học về vẻ đẹp quê hương? Tác giả bài thơ đó là ai? (1 điểm)
b. Hãy nêu nội dung chính của bài ca dao trên? (1 điểm)
c. Tìm 1 từ láy có trong bài ca dao và đặt câu với từ láy đó. (1 điểm)
d. Trong câu ca dao: “ Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen” nếu thay từ “bạt ngàn” thành từ “ngập tràn”, theo em có phù hợp không? Vì sao? (1 điểm)
e. Đoạn thơ trên gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về tình yêu quê hương? Hãy diễn đạt bằng đoạn văn (khoảng 3 đến 5 câu). (1.0 điểm
Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.
- Em đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao ?
Em đồng tình với ý kiến của bạn Dung vì: hằng ngày có biết bao khách du lịch đến tham quan, nếu người nào cũng khắc, cũng kí tên lên vách đá, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, thì việc khắc tên, kí tên lên vách đá không còn có ý nghĩa.
Việc kí tên, khắc tên lên trên vách đá gây nguy cơ huỷ hoại danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Nếu được du lịch châu âu em sẽ chọn đi vào mùa nào? vì sao? em cần chuẩn bị những j?
- Nếu được đi du lịch châu Âu em sẽ chọn đi vào mùa xuân. Vì mùa xuân ở châu Âu lúc này có khí hậu ấm áp, thời tiết ôn hòa và nhiều lễ hội được diễn ra như : lễ hội hoa Amsterdam, ngày thánh Patrick,...
- Cần chuẩn bị thủ tục xin visa du lịch Châu Âu, chuẩn bị hành lí, tiền mặt,...
Nếu được du lịch châu âu em sẽ chọn đi vào mùa nào? vì sao? em cần chuẩn bị những j?
Phần lớn các nước Châu Âu đều thuộc vùng ôn đới nên khí hậu khá mát mẻ vào mùa hè. Ngoài ra thời gian ban ngyaf vào mua hè khá dài và ban đêm chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ nen du khác sẽ có nhiều thời gian giạo chơi,ngắm cảnh.
Ngoài những hành lí các nhân ta nên mang théo;
- đổi tiền và bảo hiểm du lịch châu âu
- tinh dầu để giảm mệt mỏi sau chuyến bay
- chân máy ảnh để có thể ghi lại những khoăng khắc đánh nhớ
- thuốc tiêu chảy đề phong khi ăn đồ ăn lạ bụng ( phòng tào tháo rượt )
-.............
Nếu đi du lịch ở thị xã Sa Pa, em sẽ chọn đi vào mùa nào trong năm? Vì sao?
Viết 1 đoạn văn 3-4 dòng nói về nếu 1 bạn em quen biết qua mạng ( facebook, zalo...) đến thăm đất nước, con người ở tỉnh em đang sinh sống ( Đồng Nai) em sẽ dẫn bạn đi tham quan đến những nơi nào. ( Dựa trên đoạn văn listen and read )
Đề bài : cuối năm học lớp 6 em đã được thành tích cao trong học tập . Vì vậy bố mẹ đã cho em đi một chuyến du lịch hè . Trong chuyến đi này em đã được đến với sông nước Cà Mau - hãy viết bài văn miêu tả nơi em đã đến ?
Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.
Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu.
Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.
Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…
Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.
Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước.Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.
Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
đọc bài đồng tháp mười và cho biết
- Lũ quan trọng như thế nào đối với Đồng Tháp Mười?
- Kênh rạch được đào nhằm mục đích gì? |
- Tác giả giải thích như thế nào về tên gọi “ tràm chim”?
- Thời điểm để quan sát được chim là khi nào? |
- Sen ở Đồng Tháp Mười có gì đặc biệt? Tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào để nói về sen?
- Em có biết câu thơ hay bài hát nào ca ngợi về sen Đồng Tháp? |
- Món ăn đặc trưng của Đồng Tháp Mười là gì?
- Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm với món ăn đó như thế nào? |
Khu du tích Gò Tháp có những gì đặc sắc? |
- Qua con mắt quan sát của tác giả, người dân vùng Đồng Tháp Mười hiện lên như thế nào?
|