Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 9:59

+ Mục đích : giới thiệu về một nét văn hóa dân gian lâu đời đang dần bị mai một: tranh Đông Hồ

+ Quan điểm của người viết: khẳng định đây là một nét văn hóa tryền thống cần được lưu giữ và phát triển

Đây là một quan điểm vô cùng chính xác vì hiện nay nhiều nét văn hóa dân gian đang bị lất át bởi sự phát triển hiện đại, nhanh chóng trong cuộc sống. Nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ dường như chưa được tiếp xúc và có phần lãng quên những nét văn hóa này. Vì thế, việc làm cho văn hóa dân gian như tranh Đông Hồ phát triển là một điều đúng đắn

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
14 tháng 11 2023 lúc 21:30

- Việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết có vai trò vô cùng quan trọng trong văn nghị luận. 

+ Xác định mục đích viết giúp người viết luôn tập trung vào đúng đề tài được nói đến, khiến các luận điểm , luận cứ trở nên hệ thống, rõ ràng, chính xác.

+ Bày tỏ quan điểm của người viết giúp văn bản nghị luận tăng thêm tính thuyết phục, thấu tình đạt lý. 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Thông tin cơ bản: hướng dẫn cách đọc văn bản nhanh và nắm thông tin hiệu quả.

- Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản: 

+ Đặc điểm văn bản: dễ hiểu, ngắn gọn, nội dung được chia thành nhiều phần với đề mục cụ thể, kèm ảnh minh họa để làm rõ vấn đề.

+ Mục đích viết văn bản: giúp học sinh đọc được nhanh và hiệu quả hơn.

=> Cách trình bày có sự gần gũi, phối hợp chặt chẽ, gần gũi với nhau để làm rõ mục đích.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 19:50

Đồng ý với quan điểm của người viết: Trân quý những tuyệt tác mà thiên nhiên đã ban tặng cho quê hương, đất nước, lưu ý đến việc khai thác cảnh quan nhưng phải đi đôi với việc giữ gìn, bảo vệ các giá trị độc đáo ấy.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 14:00

- Quan điểm đánh giá Thị Mầu qua tiếng đế: Từ góc nhìn truyền thống, bảo thủ, tiếng đế đại diện cho quan điểm của một số người xem việc Thị Mầu chủ động bộc lộ tình yêu, tự quyết trong tình yêu như trong văn bản là hành động dơ bẩn, đáng chê cười thậm chí phê phán: “Dơ lắm! Mầu ơi!”.

- Theo em, nếu xét theo quan điểm truyền thống trong đoạn trích thì đây là một quan điểm hợp lý vì tính cách, hành xử của Thị Mầu không hề phù hợp với nề nếp, giao giáo của một người phụ nữ chuẩn mực trong xã hội lúc bấy giờ.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 8:40

- Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế đã thể hiện trực tiếp quan điểm về nhân vật Thị Mầu qua các câu từ:

+ “Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!”.

+ “Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?”

+ “Dơ lắm! Mầu ơi!”.

+ “Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!”.

=> Qua cách gọi và cách dùng từ ngữ để nói về Thị Mầu, tiếng đế coi cô là một người phụ nữ không gia giáo, không biết lễ nghĩa, lẳng lơ. Có lẽ, tiếng đế có một cái nhìn khá tiêu cực về Thị Mầu.

=> Theo quan điểm cá nhân, nếu xét trong thời kì đó, em cũng đồng tình với quan điểm của tiếng đế vì những tính cách đó của Thị Mầu hoàn toàn không phù hợp với nét đẹp truyền thống của người phụ nữ thời xưa.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
27 tháng 6 2023 lúc 10:37

THAM KHẢO!

  Văn bản

 

Yếu tố

 

Hịch tướng sĩ

"Nam quốc sơn hà" - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đât nước

 

Tôi có một giấc mơ

Luận điểm

- Các trung thần được ghi trong sử sách đều là những người vượt lên cái tầm thường, hết lòng phò tá quân vương, bảo vệ đất nước.

- Cần phải đánh bại quân giặc để trừ tai vạ về sau.

- Cần phải nhìn chủ nhục mà biết lo, thấy nước nhục mà biết nghĩ, luyện binh đánh giặc.

- Phải luyện theo Binh thư yếu lược đê đánh thắng giặc mới được coi là phải đạo thần chủ, còn nếu khinh bỏ sách này thì là kẻ nghịch thù.

- Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

- Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ.

- Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.

- Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

- Cần lên tiếng về thảm trạng người da đen  bị đối xử bất công.

- Trong quá trình chiến đấu giành lại địa vị xứng đáng của mình, những người đấu tranh không được phép hành động sai lầm.

- Chỉ khi người da đen được đỗi xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại.

Lí lẽ và bằng chứng

- Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ.

- Sự ngang ngược của quân giặc.

- Những thú vui tiêu khiển hay sự giàu có không thể đánh bại giặc.

- Chỉ có luyện binh đánh giặc, rửa nhục cho nước nhà, trung quân ái quốc mới có thể có cuộc sống yên ổn, ấm no, vui vẻ và tiếng thơm về sau.

- Phân tích từ "vương" trong bối cảnh xã hội phong kiến.

- Phân tích cách nói "định phận tại thiên thư".

- Phân tích các từ ngữ như "nghịch lỗ", "Như hà".

- Phân tích các từ ngữ "nhữ đẳng", "thủ bại hư".

- Một trăm năm trước, Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ.

- Nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do.

- Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn.

- Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.

- Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ (niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội,...

 

Mục đích viết

Khích lệ lòng yêu nước bất khuất của các tướng sĩ để quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

Chứng minh bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước.

Khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

Quan điểm

Thể hiện sự căm phẫn quân giặc, phê phán việc thấu nước nhục mà không biết nghĩ, biết thẹn; nêu cao tinh thần trung quân ái quốc.

Nhận định, đánh giá bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ khẳng định chân lí độc lập của Đại Việt, cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam.

Cần đầu tranh trước tình trạng người da đen không được đối xử

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 1 2018 lúc 17:19

a, Đoạn trích Tuyên ngôn độc lập

- Thể loại: tuyên ngôn

- Mục đích: trình bày quan điểm chính trị đảng phái, quốc gia nhân sự kiện trọng đại

- Phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập cũng là luận cứ của văn bản

   + Tác giả dùng nhiều thuật ngữ chính trị: nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do...

- Câu văn trong đoạn văn mạch lạc trong việc nêu ra những lời dẫn: Trong những quyền ấy, suy rộng ra có nghĩa là. Câu kết chuyển ý mạnh mẽ, dứt khoát khẳng định: lý lẽ không ai chối cãi được

b, Đoạn trích: Cao trào chống Nhật cứu nước

- Thể loại: bình luận thời sự

- Đoạn trích SGK, Trường Chinh chỉ rõ kẻ thù lúc này của nhân dân ta là phát xít Nhật, và khẳng định dứt khoát

- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ nhiều sắc thái để gọi “lực lượng Pháp ở Đông Dương”

Các câu văn bình luận sắp xếp chặt chẽ, logic, theo trật tự quy nạp

c, Việt Nam đi tới

- Thể loại: xã luận trên báo

- Phân tích thành tự mới các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, nêu triển vọng của Cách mạng trong thời gian tới

c, Văn bản Việt Nam đi tới

Thể loại: Xã luận

- Phân tích thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, triển vọng tốt đẹp của cách mạng

- Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, điệp từ, điệp ngữ, sóng đôi...

Bình luận (0)
sunny
Xem chi tiết
meme
1 tháng 9 2023 lúc 7:45

Trong truyện "Tản viên từ phán sử lục", tác giả đã thể hiện quan niệm về kẻ sĩ thông qua lời bình cuối truyện. Quan niệm này ca ngợi tinh thần khảng khái, cương trực và dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân. Tôi đồng ý với quan niệm này vì nó thể hiện niềm tin vào công lý và chính nghĩa, đồng thời khích lệ những người trí thức dám đứng lên và đấu tranh cho sự công bằng và tự do.

Bình luận (0)