Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 9:57

- Đề tài của văn bản trên: Tranh dân gian Đông Hồ.

- Một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản:

+ Đoạn “Giấy in tranh Đông Hồ...in tranh Đông Hồ” (mục 2).

+ Miêu tả về sự rộn ràng buổi chợ tranh Tết: “Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay trong đình làng.

=> Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản giúp những thông tin của đề tài được thể hiện một cách rõ ràng hơn, mang đến cho độc giả những điều quan trọng, cần thiết. Đồng thời, thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết với đề tài đó.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 13:45

Văn bản

Mục đích viết

Yếu tố được lồng ghép

Mục đích lồng ghép

Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Giới thiệu về tranh Đông Hồ

Miêu tả, tự sự

Làm cho văn bản sinh động, thu hút người đọc hơn

Chợ nổi- nét văn hoá của sông nước miền Tây

Giới thiệu về Chợ nổi

Miêu tả, tự sự, biểu cảm

Thể hiện được cảm xúc của người viết.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 10:09

Văn bản

Mục đích viết

Yếu tố được lồng ghép

Mục đích lồng ghép

Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Giới thiệu về tranh dân gian Đông Hồ.

Miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Làm cho những thông tin của văn bản hiện lên rõ ràng, cụ thể. Từ đó, văn bản trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn.

Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

Giới thiệu về những phiên chợ nổi.

Miêu tả, biểu cảm.

Giúp văn bản trở nên hấp dẫn, thuyết phục và bộc lộ được tình cảm của người viết.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 22:50

- Văn bản đã lồng ghép tất cả các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thuyết minh:

+ Yếu tố tự sự để nói về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm.

+ Yếu tố miêu tả để nói về những vẻ đẹp của tác phẩm và sự đón nhận của công chúng.

+ Yếu tố biểu cảm để nói về những vẻ đẹp/ thành công của tác phẩm, tác giả sử dụng yếu tố biểu cảm.

+ Yếu tố nghị luận để bày tỏ quan điểm của mình về những khía cạnh, những vấn đề trong tác phẩm.

- Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản được kết hợp một cách hài hòa và sắp xếp theo trình tự hợp lí; giúp thông tin cụ thể, thuyết phục, hấp dẫn hơn.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
12 tháng 12 2023 lúc 11:50

- Thuyết minh kết hợp tự sự, nghị luận

+ Tự sự: kể về quá trình hình thành văn hoá Đông Đô

+ Nghị luận: bàn luận về đặc điểm văn hoá Đông Đô

- Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng cảm nhận, phân tích quá trình hình thành cũng như đặc điểm của văn hoá Việt Nam

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 14:27

- Tác dụng: miêu tả rõ nét hình ảnh bức tranh Đông Hồ và phiên Chợ Nổi, giúp người đọc dễ hình dung, giàu sắc thái biểu cảm và mang đến những cảm nhận mới mẻ cho độc giả.

- Yếu tố biểu cảm được thêm vào giúp người đọc cảm nhận được cảm xúc mà tác giả muốn truyền tải: yêu quý, trân trọng, giữ gìn

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 15:33

Phương pháp giải:

- Đọc lại hai văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của căn hoá dân gian Việt Nam  Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây.

- Chú ý những phần có lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong hai văn bản.

Lời giải chi tiết:

     Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả trong hai văn bản có tác dụng miêu tả rõ nét hơn về những đặc điểm của bức tranh dân gian Đông Hồ và phiên chợ nổi ở miền Tây. Đồng thời, yếu tố biểu cảm giúp tác giả trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình về loại hình nghệ thuật truyền thống dân gian và văn hóa dân gian vùng miền. Từ đó, những thông điệp về ý thức giữ gìn, yêu quý, trân trọng cũng được tác giả gửi gắm qua.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 2:11

- Tác giả đã lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm ở nhiều đoạn. Chẳng hạn, yếu tố biểu cảm thể hiện ngay tên các tiêu mục (chỗ nước trời lẫn sắc miền Bắc; đầu sóng ngọn gió miền Trung; những đảo ngọc miền Nam), ở sự liên tưởng tới câu thơ của Chế Lan Viên, ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của du khách khi đến những vùng đảo,... yếu tố miêu tả thể hiện ở những đoạn giới thiệu vị trí địa lí của những hòn đảo trải dài từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, yếu tố tự sự cũng được sử dụng khi giới thiệu về sự xuất hiện của cư dân đảo.

- Việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự giúp cho thông tin được chuyển tải đến người đọc một cách sinh động, hấp dẫn, thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả về biển đảo Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 10:29

Dàn ý

1. Mở bài

Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh: bánh chưng.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc và hình dáng, đặc điểm của bánh chưng

- Nguồn gốc: gắn liền với câu chuyện "Bánh chưng bánh giầy" và nhân vật hoàng tử Lang Liêu.

- Hình dáng, đặc điểm: vuông vức.

b. Nguyên liệu để làm bánh chưng

- Nguyên liệu bên ngoài: lá dong hoặc lá chuối.

- Nguyên liệu bên trong: nếp, đậu xanh, thịt mỡ.

c. Cách thức làm bánh

- Gói bánh

- Nấu bánh

- Thưởng thức bánh

d. Ý nghĩa của bánh chưng

- Là một món ăn tiêu biểu tượng trưng cho ngày Tết.

- Ẩn dụ cho ý niệm cho mong ước về cuộc sống ấm no.

- Đề cao thành tựu nông nghiệp cùng nền văn minh lúa nước.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa và tác dụng của bánh chưng trong đời sống tinh thần, tâm thức của người Việt.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 10:29

* Đoạn mở bài:

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”

Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Từ bao đời nay, bánh chưng đã như một món ăn gắn bó, sum vầy, mang đậm hương vị Tết cổ truyền dân tộc.

* Đoạn thân bài:

Bánh chưng thường được dùng để cúng ông bà tổ tiên, mang làm quà biếu tặng mỗi dịp Tết đến xuân về, vừa gần gũi lại vừa lịch sự. Bóc bánh chưng, màu bánh phải xanh màu lá dong, gạo phải mềm và chín tới mới ngon. Bánh chưng không cắt bằng dao mà dùng chính lạt gói bánh để cắt rất dễ dàng. Lớp vỏ bánh dính chặt và thơm mùi gạo nếp, mùi lá dong, đỗ bở tới, quyện với thịt lợn và hành tươi tạo nên một hương vị độc đáo và riêng biệt. Bánh chưng thường được ăn kèm với hành muối và dưa món,… Những chiếc bánh chưng trong mâm cơm ngày Tết vừa là món ăn thân thuộc vừa là mong chờ và niềm chúc cho những điều tốt đẹp trong năm mới sẽ đến với mỗi gia đình.

Bình luận (0)