Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
27 tháng 6 2023 lúc 10:02

* Tóm tắt văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật ứng với thể loại thần thoại:

     Cuộc tu bổ lại các giống vật là một thần thoại nhằm lí giải tập tính của các loài chim. Do Ngọc Hoàng ban đầu khi sáng tạo ra vạn vật, vì vội vàng và thiếu nguyên liệu nên về sau phải sai các Thiên thần tu bổ lại các giống vật. Thế nhưng khi nguyên liệu hết, các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,... vẫn chưa có chân. Chúng nài nỉ các vị Thiên thần và cuối cùng có những bộ chân tạm từ chân hương. Chính vì vậy mà về sau dòng dõi các loài chim ấy còn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.

- Biện pháp liệt kê: liệt kê tên các loài chim ("các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,...").

* Tóm tắt nội dung của văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp ứng với thể loại chèo:

     Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính có nội dung là xã trưởng đến gọi nhà Đốp đi giao mõ chuyện Thị Mầu chửa hoang cho cả làng biết. Nhưng cái hay của đoạn trích này nằm ở chỗ, đây là miếng hài cho người xem, làm giảm đi sự căng thẳng từ các cảnh phía trước trong vở chèo. Xã trưởng trong đoạn trích hiện lên là một nhân vật thiếu hiểu biết, chỉ dùng quyền hành để đe nẹt người khác. Trong khi đó, mẹ Đốp chỉ là một dân thường, nhưng với trí thông minh và sự ứng xử khéo léo đã luôn trêu chọc xã trưởng và tránh được những lời ong bướm cợt nhả của xã trưởng.

- Biện pháp chêm xen: "Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính".

* Tóm tắt nội dung văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ ứng với thể loại văn bản nghị luận:

     Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ là một văn bản của A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu đưa ra sự đánh giá của mình về Nguyễn Trãi. Văn bản đã khẳng định Nguyễn Trãi vừa là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết dựa vào tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi theo đuổi. Tác giả khẳng định Nguyễn Trãi là một nhà thơ dựa vào những đóng góp thơ ca của ông. Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.

- Biện pháp liệt kê: cung cấp thông tin về những trước tác của Nguyễn Trãi được Mơ Bâu kể ra ("Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.").THAM KHẢO
Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 12:21

* Tóm tắt văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật ứng với thể loại thần thoại:

Cuộc tu bổ lại các giống vật là một thần thoại nhằm lí giải tập tính của các loài chim. Do Ngọc Hoàng ban đầu khi sáng tạo ra vạn vật, vì vội vàng và thiếu nguyên liệu nên về sau phải sai các Thiên thần tu bổ lại các giống vật. Thế nhưng khi nguyên liệu hết, các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,... vẫn chưa có chân. Chúng nài nỉ các vị Thiên thần và cuối cùng có những bộ chân tạm từ chân hương. Chính vì vậy mà về sau dòng dõi các loài chim ấy còn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.

- Biện pháp liệt kê: liệt kê tên các loài chim ("các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,...").

* Tóm tắt nội dung của văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp ứng với thể loại chèo:

Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính có nội dung là xã trưởng đến gọi nhà Đốp đi giao mõ chuyện Thị Mầu chửa hoang cho cả làng biết. Nhưng cái hay của đoạn trích này nằm ở chỗ, đây là miếng hài cho người xem, làm giảm đi sự căng thẳng từ các cảnh phía trước trong vở chèo. Xã trưởng trong đoạn trích hiện lên là một nhân vật thiếu hiểu biết, chỉ dùng quyền hành để đe nẹt người khác. Trong khi đó, mẹ Đốp chỉ là một dân thường, nhưng với trí thông minh và sự ứng xử khéo léo đã luôn trêu chọc xã trưởng và tránh được những lời ong bướm cợt nhả của xã trưởng.

- Biện pháp chêm xen: "Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính".

* Tóm tắt nội dung văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ ứng với thể loại văn bản nghị luận:

Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ là một văn bản của A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu đưa ra sự đánh giá của mình về Nguyễn Trãi. Văn bản đã khẳng định Nguyễn Trãi vừa là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết dựa vào tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi theo đuổi. Tác giả khẳng định Nguyễn Trãi là một nhà thơ dựa vào những đóng góp thơ ca của ông. Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.

- Biện pháp liệt kê: cung cấp thông tin về những trước tác của Nguyễn Trãi được Mơ Bâu kể ra ("Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.").

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 12 2017 lúc 6:06

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 11 2023 lúc 21:35

Bước 1: Chuẩn bị nghe

Trước khi nghe ý kiến của người nói, bạn nên:

• Tìm hiểu về tác phẩm mà người nói sẽ trình bày.

• Liệt kê tất cả những gì bạn đã biết về tác phẩm và những gì cần trao đổi với người trình bày.

• Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.

• Tìm vị trí thích hợp để bạn có thể theo dõi và tương tác với người nói một cách tốt nhất.

Bước 2: Lắng nghe và ghi chép

Trong khi nghe người nói trình bày ý kiến, quan điểm của họ, bạn nên:

• Lắng nghe để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói.

•Trong tác bằng ánh mắt với người nói, tập trung vào những nội dung quan trọng.

• Không vội nhận xét, kết luận,..

• Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói:

- Các kiểu câu như: Ý kiến, quan điểm của tôi là... Tôi nghĩ. Theo tôi. Tôi cho rằng... - Những ý kiến được trình bày ở phần mở đầu và kết thúc.

- Những ý mà người nói nhấn mạnh, nói chậm hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.

• Tổ chức, sắp xếp các thông tin thu nhận được trong khi nghe để tìm hiểu ý nghĩa của thông tin bằng cách: tìm mối quan hệ giữa các ý, dự đoán ý tiếp theo, đánh dấu ý kiến quan trọng

• Suy ngẫm về giá trị của những ý kiến, quan điểm của người nói. Kết hợp nghe và ghi chép:

• Ghi chép thông tin chính dưới dạng từ, cụm từ, viết tắt hoặc dàn ý, sơ đồ, bảng biểu (tham khảo mẫu dưới đây):

Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá

• Nhận xét, đánh giá về những điểm thú vị trong ý kiến, quan điểm của người nói.

• Khi trao đổi, bạn nên:

- Xác nhận lại ý kiến, quan điểm của người nói.

- Trình bày điểm tương đồng, thống nhất (nếu có) giữa ý kiến, quan điểm của bạn với người nói.

- Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất với ý kiến, quan điểm của người nói.

• Tránh ngắt lời, dùng giọng điệu nhẹ nhàng.

• Tôn trọng ý kiến, quan điểm của người nói, tránh công kích cá nhân.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 12:19

STT

Nhân vật trong tác phẩm truyện

Nhân vật trong tác phẩm chèo

1

Sử dụng tình huống truyện.

Tính cách của nhân vật được thể hiện qua phục trang và cử chỉ trên sân khấu.

2

Thể hiện tâm lí và suy nghĩ của nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm, lời trữ tình ngoại đề hoặc hành động.

Tâm lí, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện qua lời nói và hành động của chính nhân vật đó.

3

Nhân vật sử dụng ngôn ngữ đời thường.

Sử dụng ngôn ngữ đời thường xen lẫn lời ca của chèo.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 15:31

Phương pháp giải:

- Ôn tập lại lý thuyết của các thể loại trên.

- Đưa ra những điểm cần lưu ý.

Lời giải chi tiết:

Thể loại

Những điểm cần lưu ý khi đọc

Thần thoại

- Hiểu được khái niệm và đặc điểm của truyện thần thoại.

- Chú ý những yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

Sử thi

- Chú ý đọc những ghi chú để hiểu được ngôn ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản sử thi.

- Hiểu được bối cảnh, không gian, thời gian trong truyện sử thi.

- Chú ý những yếu tố hoang đường để thấy được sức mạnh của các nhân vật anh hùng.

Chèo (tuồng)

- Nắm được tích truyện có sẵn trong vở chèo (tuồng).

- Vì được lưu truyền theo phương thức truyền miệng nên sẽ xuất hiện nhiều dị bản.

- Chú ý những lời thoại của từng nhân vật để thấy được tính cách, con người họ.

Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép)

- Nhận biết được đặc điểm của từng dạng văn bản thông tin.

- Kết hợp tiếp nhận thông tin từ lời văn thuyết minh và hình ảnh minh họa để có những kiến thức đầy đủ nhất.

Thơ

- Chú ý về nghệ thuật được sử dụng trong thơ: nhịp, phách, gieo vần, các biện pháp tu từ nghệ thuật.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 3:11

Sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

- Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

- Nội dung của truyện thơ là vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 13:23

- Xác định đề tài, mục đích viết

- Lập dàn ý

- Bài viết phải đủ 3 phần mở, thân, kết

- Luận điểm, dẫn chứng phải cụ thể, rõ ràng

Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học

- Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe

- Khi trình bày cần chú ý giọng đọc, đặc biệt là khi đọc thơ

- Khi trao đổi với người nghe cần tập trung suy nghĩ, đưa rá ý kiến phù hợp

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 2:40

- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi, cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,...

- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...

Bình luận (0)