Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
16 tháng 11 2023 lúc 21:01

- Ra trận, bọn A-kê-en sẽ hạ sát Héc-to, nàng sẽ trở thành góa phụ. Cha, mẹ của Ăng-đrô-mác đã không còn, bảy người anh cũng bị hạ sát bởi A-khin. Héc-to là người thân duy nhất của nàng. Nàng không muốn “trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành góa phụ”

-> Vì Ăng-đrô-mác rất yêu thương phu quân của mình, không muốn chàng chết.

Bình luận (0)
TrầnThư
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 3 2017 lúc 14:00

Đáp án C

Sở dĩ Ngô Quyền quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược vì

Do vị trí địa lý của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Đây là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam trung quốc tiến xuống nước ta. Do đó nhà Nam Hán đã lựa chọn con đường này

- Do đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng:

+ Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng vì hai bên bờ là rừng rậm => thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục

+ Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m => thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
16 tháng 11 2023 lúc 21:03

- Vì Héc-to là chủ soái thành Tơ-roa mang trong mình trách nhiệm và bổn phận. Chàng cảm thấy hổ thẹn với những chiến binh và những người phụ nữ nếu chỉ là kẻ hèn nhát, đứng từ xa, tránh không xung trận. Hơn thế nữa bầu nhiệt huyết không cho phép Héc-to làm như vậy, chàng đã học cách can trường chiến đấu, dũng cảm ở tuyến đầu. Dù thất bại hay thành công thì vẫn phải hoàn thành bổn phận của mình, phải dũng cảm chiến đấu.

=> Hành động đó cho ta thấy sự dũng cảm, can trường của Héc-to.

Bình luận (0)
Việt Anh Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
nthv_.
12 tháng 9 2021 lúc 10:33

Tham khảo:

- Nhận định: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"

=> Nhận định được trích trong bài Nhận đường của Nguyễn Đình Thi, được viết năm 1948 là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những khó khăn, gian khổ chồng chất, nối tiếp. Văn học cũng như các loại hình nghệ thuật khác đang hướng tới cuộc cách mạng của dân tộc.

=> Nhận đường nói chung và nhận định trên của Nguyễn Đình Thi nói riêng đã nói lên vai trò của văn học, văn nghệ trong thời chiến. Không chỉ thế, nhận định ấy còn là định hướng cho văn học nước ta suốt thời kì chống Pháp và chống Mĩ sau này.

Giải thích và chứng minh nhận địnhVăn chương được xem như là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cuộc chiến. Ngòi bút chính là vũ khí; nhà văn chính là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Chính vì thế, các tác phẩm văn học viết về cuộc chiến đều xây dựng nên hình tượng những người anh hùng dũng cảm, biểu trưng cho số phận, phẩm chât của cộng đồng. Từ đó, khơi dậy trong lòng nhân dân lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu nước trong dòng chảy trôi của những trang sử hào hùng.Chứng minh qua các tác phẩm: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),...Văn chương được xem như là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cuộc chiến. Ngòi bút chính là vũ khí; nhà văn chính là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Chính vì thế, các tác phẩm văn học viết về cuộc chiến đều xây dựng nên hình tượng những người anh hùng dũng cảm, biểu trưng cho số phận, phẩm chât của cộng đồng. Từ đó, khơi dậy trong lòng nhân dân lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu nước trong dòng chảy trôi của những trang sử hào hùng.Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta:Kháng chiến và hiện thực khốc liệt ngoài chiến trường là chất liệu cho các sáng tác của người nghệ sĩ. Sự hào hùng, hiên ngang, cả những đau thương, mất mát đã hun đúc nên những trang văn, những vần thơ đầy chất thép. Cùng với đó, những tình cảm đẹp, thiêng liêng giữa cán bộ với nhân dân, giữa đồng chí đồng đội với nhau cũng là những hiện thực được phản trong văn học. Bên cạnh hiện thực khốc liệt cúa cuộc chiến đầu với kẻ thù, vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. con người trong công cuộc lao động để xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng thu hút người nghệ sĩ tìm tòi, khám phá.Chứng minh qua các tác phẩm: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Người lái đò sông Đà (Trích Tùy bút sông Đà, Nguyễn Tuân),...

=> Nhận định của Nguyễn Đình Thi cho thấy mối quan hệ giữa Văn nghệ với Kháng chiến. Chúng có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau: nhiệm vụ của văn nghệ là phục vụ kháng chiến và vai trò của kháng chiến là tạo nên những chất liệu hiện thực cho sự phát triển của văn nghệ.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Hải Nam
2 tháng 5 2023 lúc 11:00

- Nhận định: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"

=> Nhận định được trích trong bài Nhận đường của Nguyễn Đình Thi, được viết năm 1948 là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những khó khăn, gian khổ chồng chất, nối tiếp. Văn học cũng như các loại hình nghệ thuật khác đang hướng tới cuộc cách mạng của dân tộc.

=> Nhận đường nói chung và nhận định trên của Nguyễn Đình Thi nói riêng đã nói lên vai trò của văn học, văn nghệ trong thời chiến. Không chỉ thế, nhận định ấy còn là định hướng cho văn học nước ta suốt thời kì chống Pháp và chống Mĩ sau này.

Giải thích và chứng minh nhận địnhVăn chương được xem như là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cuộc chiến. Ngòi bút chính là vũ khí; nhà văn chính là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Chính vì thế, các tác phẩm văn học viết về cuộc chiến đều xây dựng nên hình tượng những người anh hùng dũng cảm, biểu trưng cho số phận, phẩm chât của cộng đồng. Từ đó, khơi dậy trong lòng nhân dân lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu nước trong dòng chảy trôi của những trang sử hào hùng.Chứng minh qua các tác phẩm: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),...Văn chương được xem như là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cuộc chiến. Ngòi bút chính là vũ khí; nhà văn chính là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Chính vì thế, các tác phẩm văn học viết về cuộc chiến đều xây dựng nên hình tượng những người anh hùng dũng cảm, biểu trưng cho số phận, phẩm chât của cộng đồng. Từ đó, khơi dậy trong lòng nhân dân lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu nước trong dòng chảy trôi của những trang sử hào hùng.Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta:Kháng chiến và hiện thực khốc liệt ngoài chiến trường là chất liệu cho các sáng tác của người nghệ sĩ. Sự hào hùng, hiên ngang, cả những đau thương, mất mát đã hun đúc nên những trang văn, những vần thơ đầy chất thép. Cùng với đó, những tình cảm đẹp, thiêng liêng giữa cán bộ với nhân dân, giữa đồng chí đồng đội với nhau cũng là những hiện thực được phản trong văn học. Bên cạnh hiện thực khốc liệt cúa cuộc chiến đầu với kẻ thù, vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. con người trong công cuộc lao động để xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng thu hút người nghệ sĩ tìm tòi, khám phá.Chứng minh qua các tác phẩm: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Người lái đò sông Đà (Trích Tùy bút sông Đà, Nguyễn Tuân),...

=> Nhận định của Nguyễn Đình Thi cho thấy mối quan hệ giữa Văn nghệ với Kháng chiến. Chúng có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau: nhiệm vụ của văn nghệ là phục vụ kháng chiến và vai trò của kháng chiến là tạo nên những chất liệu hiện thực cho sự phát triển của văn nghệ.

Bình luận (0)
Name
Xem chi tiết
Machiko
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
halinhvy
2 tháng 3 2019 lúc 18:44

1,Trong bài "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

2,

Lý Công Uẩn lên ngôi trong hoàn cảnh là Lê Hoàn có nhiều con và ông đã trao ngôi cho con cả nhưng ít lâu sau con cả chết, sau đó ông ko truyền ngôi cho ai nữa và chết luôn. Các người con của ôn tranh giành quyền lực, ngai vàng. Một người con thắng, lên ngôi vua được 3 ngày rồi bị Lê Long Đĩnh sát hại. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Vua suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ rồi bị bệnh chết ( do quá dâm ). Triều thần chán ghét Tiền Lê nên cho Lý Công Uẩn - là người cực có tài lên làm vua

Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì Hoa lư có địa hình hiểm trở, xung quanh toàn núi non, rừng cây um tùm, chỉ thích hợp cho việc phòng ngự. Còn Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, thế đất sáng sủa, phía trước có núi, phía sau có sông rất tiện lợi. Nhân dân không bị khổ vì thiên tai mà lại còn di chuyển dễ, là nơi thích hợp để phát triển kinh tế, khắp nơi màu mỡ là nơi thích hợp để ngự trị suốt đời

Bình luận (0)
Nguyen
2 tháng 3 2019 lúc 20:26
1)Chiếu dời đô thể hiện được những ý tứ sâu sắc, tầm nhìn thời đại của vua Lý Công Uẩn khi oing chọn Đại La làm kibh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kì cho muôn đời sau. Mục đích dời đô của Lý Thái Tổ không chỉ vì quyền lợi cuta dòng họ ming, mà cao hơn nữa là quyền lợi của quốc gia, dân tộc, nhân dân. Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường của dân tộc và sự phát triển lớn mạnh của quốc gia Đại Việt. Qua đó, chúng ta có thể thấy được khát vọng mãnh liệt của tổ tiên về một nước Đại Việt độc lập, thống nhất, hùng cường và tư thế hiên ngang của một quốc gia tự chủ đang trên đà phát triển lớn mạnh. Dời đô từ vùng núi Hoa Lư chật hẹp ra vùng đồng bằng rộng rãi, điều đó chứng tỏ triều đình nhà Lí đã đủ khả năng chấm dứt nạn phong kiến cát cứ trong nước và đủ sức chống cự với quân xâm lược phương Bắc. Việc Lí Thái Tổ định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, để có điều kiện xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh. Sự đúng đắn của quyết định dời đô đã được lịch sử chứng minh một cách hùng hồn. Thăng Long xưa – thủ đô Hà Nội ngày nay xứng đáng là trái tim của Tổ quốc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, đã vững vàng trước mọi thử thách ác liệt của nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. 2)Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
Bình luận (0)
Anh Qua
2 tháng 3 2019 lúc 20:51

1.Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 1 2017 lúc 13:59

Đáp án A

Ách thống trị tàn bạo của Pháp- Nhật đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết nên cần phải tập trung tối đa lực lượng thực hiện cuộc đấu tranh cách mạng. Tuy nhiên việc ở 3 nước Đông Dương chỉ có 1 mặt trận chung tập hợp đoàn kết lực lượng không phù hợp vì mỗi nước có điều kiện lịch sử riêng, không thể phát huy được hết sức mạnh của mỗi dân tộc

=> Do yêu cầu tập hợp tối đa lực lượng của mỗi dân tộc trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, tại Hội nghị tháng 5-1941 đã chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận thống nhất riêng, ở Việt Nam là mặt trận Việt Minh

Bình luận (0)