Soạn cốt truyện, nhân vật chính, ngôn ngữ trong "Lời tiễn dặn" (Chân trời sáng tạo)
Hướng dẫn soạn bài " Lời tiễn dặn" - Trích "Tiễn dặn người yêu" -Truyện thơ dân tộc Thái - Văn lớp 10
2. Lời “tiễn dặn” giúp bạn biết gì về nhân vật chàng trai và cô gái? Qua đó, hãy nhận xét cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian.
- Qua lời “tiễn dặn” ta biết được hoàn cảnh đau khổ éo le của chàng trai và cô gái: yêu nhau sâu đậm nhưng không đến được với nhau.Từ đó thấy được tình cảm chân thành, sâu sắc của chàng trai dành cho cô gái.
- Cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ:
+ Nhân vật có số phận bất hạnh, ngang trái trong tình yêu.
+ Xây dựng tình cảm, tính cách của các nhân vật một cách chân thật.
Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn.
Các yếu tố cần xem xét | Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng |
Đề tài |
|
Sự kiện, tình huống |
|
Cốt truyện |
|
Nhân vật |
|
Không gian, thời gian |
Các yếu tố cần xem xét | Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng |
Đề tài | Bài học về tinh thần đoàn kết, sống trách nhiệm, biết thấu hiểu. |
Sự kiện, tình huống | Sự tị nạnh, so bì, hơn thua của Chân, Tay, Tai, Mắt với lão Miệng. |
Cốt truyện | Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai khó chịu với lão Miệng chỉ ăn không làm nên đã bàn nhau đình công để lão Miệng không có gì ăn. |
Nhân vật | Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng |
Không gian, thời gian | - Không gian: trên cơ thể con người. - Thời gian: Không xác định cụ thể. |
Nguyễn Du đã có những sáng tạo gì trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều?
- Khi tiếp thu cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện”, Nguyễn Du đã thay đổi trình tự của một số sự kiện và lược bỏ nhiều chi tiết. Những thay đổi đó đều phù hợp với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và tính cách các nhân vật mà Nguyễn Du muốn thể hiện. Ví dụ sự kiện: Kim – Kiều gặp gỡ trong ngày hội Đạp thanh; Sự kiện Kiều báo ân báo oán.
- Cốt truyện “Truyện Kiều” được tổ chức theo mô hình chung của truyện thơ Nôm: gặp gỡ - chia li – đoàn tụ. Tuy nhiên, khi sử dụng, Nguyễn Du vẫn có sự sáng tạo. Chẳng hạn, cách Nguyễn Du miêu tả bối cảnh cuộc gặp gỡ và quá trình tương tư, tìm kiếm cơ hội bày tỏ tình yêu – hẹn hò, đính ước, thề nguyền của Kim Trọng, Thúy Kiều. Hoặc đoạn kết của “Truyện Kiều” vừa theo mô hình chung (kết thúc có hậu, Thúy Kiều được đoàn tụ cùng gia đình và người yêu), vừa có sự phá cách (Thúy Kiều và Kim Trọng không có được hạnh phúc trọn vẹn).
- Ở bình diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đã đi đến lí tưởng hóa nhân vật, trao cho nhân vật những nét quá hoàn thiện, sắc và tài đều ở đỉnh cao. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du là nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính chất ước lệ cao. Ông lấy những vẻ đẹp tuyệt đối của thiên nhiên để nói về con người, trao cho nhân vật chính tài năng kiệt xuất.
nhận biết được đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn và tục ngữ ; nhận biết được một số yếu tố hình thức (từ ngữ, vần, hình ảnh biện pháp tu từ...) nộ dung (chi tiết , cốt truyện, nhân vật đề tài, chủ đề, ý nghĩa bài học ...) của truyện ngụ ngôn và tục ngữ
Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.
1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?
A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.
B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.
C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.
D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.
2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?
A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.
B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.
D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.
3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”
A. 431-452
B. 421- 442
C. 411- 432
D. 441- 462
Học sinh chọn và thực hiện một trong hai câu dưới đây:
a. Nêu những điểm nổi bật của chèo cổ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản | Xung đột chính trong cốt truyện
| Đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật | Diễn biến tâm lí nhân vật | Đặc điểm tính cách nhân vật |
1. Thị Mầu lên chùa |
|
|
|
|
2. Xã trưởng – Mẹ Đốp |
|
|
|
|
b. Nêu những điểm nổi bật của tuồng đồ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản | Mâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyện | Đặc điểm, tính cách của nhân vật | Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả | Cảm hứng chủ đạo |
1. Huyện Trìa xử án |
|
|
|
|
2. Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến |
|
|
|
|
a. Nêu những điểm nổi bật của chèo cổ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản | Xung đột chính trong cốt truyện | Đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật | Diễn biến tâm lí nhân vật | Đặc điểm tính cách nhân vật |
1. Thị Mầu lên chùa | Thị Mầu >< Thị Kính - Thị Mầu khát vọng tình yêu nồng nhiệt dành cho chú tiểu thị Kính >< Thị Kính: không thể đáp nhận tình cảm của Thị Mầu vì vừa là phận gái giả trai, vừa là người nương mình chốn tu hành | - Thị Mầu: táo tơn, nồng nhiệt, lẳng lơ - Thị Kính: đoan chính, kín đáo | - Tâm kí của Thị Mầu: ngạc nhiên, mê đắm, liều lĩnh - Tâm lí của Thị Kính: sợ sệt, bất an | - Thị Mầu: khao khát tình yêu đến lộ liễu, lẳng lơ - Thị Kính: đoan chính, số phận éo le |
2. Xã trưởng – Mẹ Đốp | Mẹ Đốp >< Xã Trưởng Mẹ Đốp: hiện thân cho người dân bị xem là hèn kém nhưng ứng đáp hoạt bát, thông minh | - Mẹ Đốp: lém lỉnh, hài hước, sắc sảo. - Xã trưởng: ỡm ờ, vừa lọc lõi vừa ngớ ngẩn | - Mẹ Đốp: tự tin, làm chủ tình huống. - Lí trưởng: ngờ vực, bị động trước tình huống. | - Mẹ Đốp: Người bình dân hoạt bát, thông minh,… - Xã trưởng: cửa quyền, háo sắc,… |
b. Nêu những điểm nổi bật của tuồng đồ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản | Mâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyện | Đặc điểm, tính cách của nhân vật | Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả | Cảm hứng chủ đạo |
1. Huyện Trìa xử án | - Huyện Trìa trong vai trò quan tòa >< Huyện Trìa gã đàn ông háo sắc; - Những kẻ đại diện cho huyện đường >< những người liên can đến vụ trộm | - Huyện Trìa: hiện thân cho nhiều thói xấu của quan lại, xử án bất minh, thiên vị bất chấp công lí - Thị Hến: là tòng phạm, ỷ vào nhan sắc, ăn nói đong đưa,… | Thể hiện qua cách đặt tên nhân vật; xung đột giữa các nhân vật hiện thân cho cái thấp kém; hành động lời thoại của nhân vật | Phê phán thói xấu và lối xử kiện mờ ám của quan lại chốn huyện đường |
2. Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến | Thói háo sắc của Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu >< Thị Hến và cạm bẫy do Thị bày ra | - Thầy Nghêu: kẻ đội lốt tu hành, háo sắc; - Đê Hầu: vì háo sắc sẵn sàng phản thầy - Huyện Trìa: háo sắc, sợ vợ | Thể hiện qua cách đặt tên nhân vật; xung đột giữa các nhân vật hiện thân cho cái thấp kém, hành động, lời đối thoại của nhân vật | Vạch trần thói háo sắc, dại gái, xấu xa, bỉ ổi của hạng quan lại, đề lại, kẻ đội lốt thầy tu – những kẻ mắc lỡm. |
đọc bài " lão Hạc". sau đó hãy:
- xác định cốt truyện
- xác định ngôi kể
- cho biết các nhân vật trong truyện và cho biết đâu là nhân vật chính?
- nhận xét về đặc điểm riêng trong lời nói của lão Hạc? của ông giáo?
- cho biết tình huống của truyện
Tham khảo:
- Cốt truyện: Câu chuyện kể về cuộc đời đầy khó khăn và bế tắc của một người nông dân hiền lành chân chất, tốt bụng, tự trọng và thương con mà mọi người thường gọi là Lão Hạc. Vợ Lão mất sớm, con trai Lão vì gia cảnh không đủ cho thách cưới của nhà gái mà không lấy được vợ đã bỏ đi làm đồn điền cao su nhiều năm không về.
- Ngôi kể thứ nhất (nhân vật ông giáo).
- Các nhân vật: Lão Hạc; ông giáo; Binh Tư; cậu Vàng. Nhân vật chính: lão Hạc.
- Tình huống truyện:
+ Tình huống 1: Cuộc trò chuyện giữa ông giáo và lão Hạc về chuyện bán con chó Vàng.
+ Tình huống 2: Lão Hạc xin bả chó và cái chết đầy bất ngờ, dữ dội
Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện có gì dáng chú ý?
Ngôn ngữ người kể chuyện
+ Thông qua nhân vật Phùng, tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, độc đáo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, thuyết phục
- Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách từng người
- Ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt, sáng tạo