Giải thích nguyên nhân của quy luật biến đổi tính phi kim trong một chu kì, một nhóm.
Trình bày các quy luật về xu hướng biến đổi bán kinh, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm.
- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố:
+ Bán kính: xu hướng giảm dần do điện tích tăng dần nên hạt nhân sẽ hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn.
+ Tính kim loại có xu hướng giảm dần còn tính phi kim có xu hướng tăng dần. Do lực hút của hạt nhân tới electron hóa trị tăng, làm giảm khả năng nhường electron của nguyên tố.
+ Độ âm điện: xu hướng tăng dần do điện tích hạt nhân tăng lên, bán kính nguyên tử giảm dần nên khả năng hút cặp e liên kết càng mạnh.
- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố:
+ Bán kính: xu hướng tăng dần do số lớp electron tăng dần.
+ Tính kim loại có xu hướng tăng dần còn tính phi kim có xu hướng giảm dần.. Do lực hút của hạt nhân tới electron hóa trị giảm dần, làm tăng khả năng nhường electron.
+ Độ âm điện: xu hướng giảm dần do theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, lực hút của hạt nhân tới cặp electron liên kết giảm.
Ghi chú: Các quy luật về xu hướng biến đổi bán kinh, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm chỉ áp dụng cho nguyên tố nhóm A.
Phát biểu sự biến đổi tính phi kim trong một chu kì và trong nhóm của các nguyên tố hóa học.
Trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
Trong một nhóm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần
Dựa vào hình 7.5, hãy nhận xét quy luật chung về sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố nhóm A trong một chu kì, trong một nhóm.
Trong cùng một chu kì của các nguyên tố nhóm A, giá trị độ âm điện tăng dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân.
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau: Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?
IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.
Các tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng) của các kim loại trong nhóm IA biến đổi có quy luật, trong đó các kim loại nhóm IIA biến đổi không theo quy luật. Để giải thích hiện tượng này có thể dựa vào
A. điện tích hạt nhân của các nguyên tử
B. cấu trúc mạng tinh thể
C. bán kính ion
D. độ hoạt động hoá học
Giải thích sự biến đổi bán kính nguyên tử, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện theo chu kỳ và nhóm A?
Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
A. phi kim mạnh nhất là iot
B. kim loại mạnh nhất là liti
C. phi kim mạnh nhất là flo
D. kim loại yếu nhất là xesi
chọn đáp án đúng và giải thích?
Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
A. phi kim mạnh nhất là iot
B. kim loại mạnh nhất là liti
C. phi kim mạnh nhất là flo
D. kim loại yếu nhất là xesi
Câu 1. Trong bảng tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Trong một chu kì, tính phi kim tăng dần.
B. Trong một nhóm A, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.
C. Trong một nhóm A, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.
D. Trong một chu kỳ, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?
Cs(xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.