Dự đoán tính chất hóa học cơ bản (tính kim loại, tính phi kim) của các nguyên tố có Z từ 1 đến 20.
Câu1:biễu diễn cấu hình của oxygen và potassium trong ô orbital. xác định số electron độc thân Câu 2: nêu các quy tắc dự đoán tính chất dựa vào cấu hình electron. Câu3: dự đoán tính chất hóa học cơ bản (tính kim loại, phi kim) của 20 nguyên tố có z từ 1 đến 20
Francium (Fr) là nguyên tố phóng xạ được phát hiện bởi Peray (Pơ - rây) năm 1939, nguyên tố này thuộc chu kì 7, nhóm IA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của francium (Đó là kim loại hay phi kim? Mức độ hoạt động hóa học của francium như thế nào?)
Fr thuộc chu kì 7, đứng cuối nhóm IA. Vì vậy đây là một nguyên tố kim loại, mức độ hoạt động hóa học mạnh (có tính khử mạnh nhất).
Nguyên tố A có số nguyên tử là 11 hãy cho biết: a) Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố A, vị trí của A trong bản tuần hoàn các Nguyên Tố Hoá Học b) Dự đoán: Tính chất của A làm kim loại hay phi kim c) So sánh tính chất hoá học của A với các nguyên tố lân cận
a: Cấu tạo nguyên tử của A là 11 proton và 11 electron
Cấu hình: \(1s^22s^22p^63s^1\)
Vị trí: Chu kì 3, nhóm IA
b: A là kim loại vì có 1 e lớp ngoài cùng
Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn:
Hãy nêu tính chất hóa học cơ bản của nó:
- Là kim loại hay phi kim.
- Hóa trị cao nhất đối với oxi.
- Viết công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng và tính chất của nó.
Cấu hình electron của nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2.
Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại, hóa trị cao nhất với oxi là II, chất MgO là oxit bazơ và Mg(OH)2 là bazơ.
Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể:
- Viết được cấu hình electron của nguyên tử và ngược lại.
- Dự đoán được tính chất (tính kim loại, tính phi kim) của nguyên tố đó.
- Viết được công thức oxide, hydroxide và nêu tính acid, base tương ứng.
Ví dụ: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.
⇒ Nguyên tử X có 3 lớp electron và 7 electron lớp ngoài cùng.
⇒ Cấu hình electron của X là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.
- Do có 7 electron lớp ngoài cùng nên nguyên tố X là phi kim.
- Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất là X2O7 là acidic oxide.
- Công thức hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là HXO4 là acid mạnh.
Cho các nguyên tố M (Z= 11), X (Z = 8), Y (Z =9) , R (Z = 12). a. So sánh tính kim loại – tính phi kim của các nguyên tử của các nguyên tố trên. b. Dự đoán ion tạo thành của các nguyên tử các nguyên tố trên và so sánh bán kính của các ion tạo thành đó. Giải thích.
Nguyên tố atatin (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó và so sánh với các nguyên tố khác trong nhóm.
Nguyên tố atatin (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA nên có 85e phân bố thành 6 lớp, lớp ngoài cùng có 7e nên thể hiện tính phi kim. At ở cuối nhóm VIIA, nên tính phi kim yếu nhất trong nhóm.
Nguyên tố atatin At (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó và so sánh với các nguyên tố khác trong nhóm.
Nguyên tố atatin (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA nên có 85e phân bố thành 6 lớp, lớp ngoài cùng có 7e nên thể hiện tính phi kim. At ở cuối nhóm VIIA, nên tính phi kim yếu nhất trong nhóm.
11.Sự biến đổi tuần hoàn theo chu kì và theo nhóm A về:
+ Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố.
+ Tính chất của nguyên tố hóa học (tính kim loại, phi kim, độ âm điện)
+ Tính chất của hợp chất (tính axit, tính bazơ)