Cùng bạn bình chọn bài nói:
Bước 1: Chuẩn bị nói
Xác định đề tài: Đề tài của bài nói là bài thơ mà bạn chọn để giới thiêu. Bạn có thể sử dụng bài thơ mình đã thực hiện bài viết. Nếu chọn bài thơ khác, bạn sử dụng tiêu chí lựa chọn như bài viết.
Việc xác định mục đích nói, đối tượng, người nghe, không gian và thời gian nói; tìm ý, lập dàn ý và luyện tập: bạn có thể thực hiện như đã tiến hành giới thiệu một truyện kể.
Bước 2: Trình bày bài nói
Bạn thực hiện bước này như khi trình bày bài nói giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một truyện kể. Nhưng lưu ý:
- Thể hiện được cảm nhận riêng của mình về bài thơ.
- Giọng đọc, giọng nói cần truyền cảm, nhất là khi đọc bài thơ và cách trích dẫn thơ.
Bài viết tham khảo
Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ “Mộ” năm 1942, trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt đó là khi nhà thơ bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Trong suốt thời gian bị đày ải bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch người lính khổ sai Nguyễn Tất Thành thường xuyên bị áp giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó người bình thường chắc chỉ thấy tiếng kêu rên ai oán số phận, còn với Bác người lính cách mạng có tinh thần thép thì đó chỉ là cái cớ để tâm hồn thi sĩ vút cao lên thành những áng văn thơ trữ tình dạt dào cảm xúc. Chẳng thế mà toàn bài thơ chúng ta không thấy bất kỳ hình ảnh đau khổ của người tù mà chỉ thấy khung cảnh thiên nhiên, con người nơi miền sơn cước vô cùng bình dị, quen thuộc với cuộc sống lao động thường nhật.
Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên đặc trưng của buổi chiều tối
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Ánh mặt trời dần tắt hẳn, màn đêm chuẩn bị bao trùm lấy cảnh vật, đây là thời khắc con người, vạn vật sinh linh trên trái đất đều mệt mỏi và muốn tìm về với chốn bình yên để nghỉ ngơi. Đầu tiên là hình ảnh của chú chim đang mỏi cánh trên bầu trời, cánh chim ấy đã vất vả sau một ngày dài kiếm ăn khắp chốn, giờ là lúc nó tìm về với bóng cây, chốn yên bình để ngủ. Câu thơ thứ hai vẫn là nét chấm phá cảnh vật của thiên nhiên với hình ảnh của “cô vân”. Cô vân là chòm mây cô đơn, kết hợp với từ láy “mạn mạn” tức là trôi nhẹ, lơ lửng, vô định trên bầu trời. Chòm mây cô đơn lạc trôi trên bầu trời khá tương đồng với hoàn cảnh của người tù khổ sai, cô đơn, lạc lõng nơi đất khách quê người. Trong lòng vẫn luôn đau đáu một ngày được trở về với đồng bào, quê hương.
Hai câu thơ sử dụng thủ pháp đối khá quen thuộc trong thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, đối giữa “cô vân” và “quyện điểu” để tạo nên một bức tranh thiên nhiên cân xứng, hài hòa. Một vài nét chấm phá đơn giản nhưng đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật hữu tình, nên thơ.
Hai câu thơ sau là hình ảnh của con người, con người của cuộc sống lao động hiện ra thông qua những nét vẽ thật khỏe khoắn, rắn rỏi
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
Hình ảnh cô gái xóm núi đang xay ngô chuẩn bị cho bữa cơm tối xuất hiện trong bài thơ là một nét vẽ bất ngờ nhưng rất hợp lý. Nó được cảm nhận thông qua cái nhìn của người tù khổ sai, nó mang một sức sống thật mạnh mẽ, tiềm tàng. Động tác xay ngô của cô gái nhịp nhàng, khỏe khoắn, từng vòng quay của chiếc cối đều, dứt khoát, “ma bao túc” rồi lại” bao túc ma hoàn”; phép lặp từ trong hai câu thơ nhấn mạnh sự cần mẫn, chăm chỉ của người lao động trong cuộc sống thường nhật, qua đó thể hiện cái nhìn trân trọng của thi sĩ dành cho con người nơi đây. Đặc biệt là hình ảnh “lô dĩ hồng” xuất hiện ở cuối bài thơ, đó là một nhãn tự có sức nặng cân cả bài thơ. Chữ hồng xuất hiện đã xua tan không khí lạnh giá nơi xóm núi hoang sơ, nó như tiếp thêm sức sống và sức mạnh cho người tù khổ sai trên con đường đi tìm lối thoát cho dân tộc. Chữ “hồng” cũng thể hiện chất thép vốn rất đặc trưng trong tập “Nhật ký trong tù”. Nó cũng khẳng định vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại trong thơ của Hồ Chủ Tịch
Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Thông qua bài thơ “Mộ” chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của nghị lực phi thường, tinh thần mạnh mẽ không lên gân, không khoa trương mà giản dị, khiêm nhường trong thơ của Hồ Chí Minh.
Cùng bạn bình chọn:
Nghe thầy cô nhận xét và cùng bạn bình chọn
Đề bài: Viết bài văn tả một cây hoa em thích.
1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn
2. Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em.
3. Trang trí và trưng bày bài viết
4. Cùng bạn bình chọn.
Học sinh nghe thầy cô nhận xét và chỉnh sửa bài viết của em.
Em tán thành với việc nào sau đây?
a) Lúc cô giao bài tập nhưng lúc mẹ hỏi " hôm nay có bài tập không con" thì bạn Huyện nói là không ạ rồi chơi cùng các bạn.
b) Bạn Liêm chăm lo việc nhà nhưng không thích làm bài tập.
c) Bạn Hồng không bao giờ quên bài tập về nhà và nỗ lực học hành.
d) Bạn Thân thích làm bài tập nhưng không chăm lo việc nhà.
e) khác
Nếu chọn e hãy nói chi tiết.
Em tán thành với việc nào sau đây?
c) Bạn Hồng không bao giờ quên bài tập về nhà và nỗ lực học hành.
Chọn đáp án đúng nhất:
- Bạn An nói: Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau 100 lần.
- Bạn Bình nói: Mỗi đơn vị đo độ dài sẽ gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền nó.
Hỏi bạn nào nói đúng?
A. Bạn An
B. Bạn Bình
C. Cả hai bạn đều nói sai
D. Cả hai bạn đều nói đúng
Trong bảng đơn vị đo độ dài, hai đơn vị liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần, tức là mỗi đơn vị đo độ dài sẽ gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền nó.
Vậy bạn An nói sai, bạn Bình nói đúng.
Đáp án B
Ba bạn Vui, Học, Toán cùng thi giải toán. Trong cùng một thời gian, Vui giải được 12 bài, Học giải được ít hơn trung bình của 3 bạn là 1 bài; Toán giải được nhiều hơn trung bình của 3 bạn là 5 bài. Hỏi: a. Trung bình mỗi bạn giải được bao nhiêu bài toán? b. Học và Toán đã giải được bao nhiêu bài toán?
ta có : tổng số bài của Học và toán nhiều hơn trung bình ba bạn là 4 bài
Do đó trung bình của ba bạn là \(12+4=16\) bài
Học đã gải được \(16-1=15\) bài
Toán đã giải được \(16+5=21\)bà
cùng nhau cố gắng thôi các bạn ở lớp 4B
Cùng các bạn trong lớp bình chọn cho đoạn văn hay và được trang trí đẹp nhất.
Em bình chọn đoạn văn hay nhất và trang trí đẹp.
1. Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc.
2. Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của em.
3. Nghe bạn nhận xét để hoàn chỉnh đoạn văn.
4. Cùng bạn trưng bày và bình chọn đoạn văn em thích.
1. Đọc xong Câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi.
Các yêu cầu còn lại em tự thực hiện.
Bài báo cáo của bạn được chọn để trình bày trong buổi tọa đàm Khoa học và cuộc sống. Bạn hãy chuẩn bị nội dung bài nói để tham gia buổi tọa đàm.
Xin chào thầy cô và các bạn. Xin được giới thiệu, tôi tên là……………….., học sinh lớp….. trường……………………. Đến với buổi tọa đàm Khoa học và cuộc sống ngày hôm nay, tôi xin đại diện cho nhóm trình bày kết quả nghiên cứu của chúng tôi về đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HANH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH HIỆN NAY
Các bạn thân mến!
Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tình trạng tức gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội. Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường cũng vô cùng phức tạp từ cá nhân, gia đình, bạn bè, trường học cho đến môi trường bên ngoài xã hội. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra những ảnh hưởng dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh hiện nay. Và với một số khảo sát đối với các học sinh khối THCS và THPT về vấn đề này, sau khi phân tích thu được kết quả như sau: hành vi bạo lực từ những học sinh nam chiếm ưu thế nhiều hơn học sinh nữ và xuất hiện đa phần ở khối THPT và THCS thì chiếm ít hơn.
Bạo hành học đường được hiểu như là một hành động đối xử thô bạo của giới học sinh. Dưới góc độ pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường thì “bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập ”. Như vậy có thể hiểu một cách chung nhất về bạo hành học đường đó là một hành vi gây thương tích một cách có chủ đích đối với người khác, gây tổn hại về mặt sức khỏe cũng như tinh thần của người bị hại, từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách và tương lai của người đó. Đây là thực trạng phổ biến trên toàn cầu với mức độ, số lượng ngày càng tăng, theo thống kê về số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, cứ khoảng trên 5 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau..ông chỉ vậy, bạo lực có thể từ chính thầy cô, nhà trường với học sinh, từ học sinh cùng trường với nhau hoặc học sinh khác trường, có thể từ các mâu thuẫn rất nhỏ. Bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
BLHĐ (bạo lực học đường) có thể xảy ra giữa GV và HS hoặc giữa các em HS với nhau, có từ 22,4 % đến 66,3 % HS cho biết, đã bị bạn học dùng điện thoại internet đưa tỉn nói xấu xúc phạm hoặc chửi mắng, đe dọa; 2,2 % bị bạn dùng hung khí tấn công. Từ 22,2 % đến 62,5 % HS cho biết, có thực hiện bạo lực với bạn học, trong khi đó , nhiều nhất ( 6,0 % ) HS nói xấu xúc phạm thầy cô. HS cho biết có tình trạng GV xúc phạm HS ( 27,1 % ). 7,1 % HS bị thầy cô nói xấu xúc phạm và 18,3 % bị thầy cô đánh. Như vậy, chủ thể và đối tượng của BLHĐ chủ yếu là HS.
BLHĐ có hình thức rất đa dạng, có thể là chửi mắng sỉ nhục hoặc dùng điện thoại internet đưa tin nói xấu nhau. Mức độ nghiêm trọng là HS đánh nhau và dùng hung khí tấn công bạn học / thầy cô , phổ biến nhất là nói xấu , xúc phạm bạn ( 62,5 % ). đánh nhau cũng khá cao ( 29,8 % ). Cá biệt , có 2,2 % dùng hung khí tấn công bạn , từ 0,6 % đến 6,0 % HS đã thực hiện một số hình thức bạo lực với GV , 18,3 % bị thầy cô đánh , 8,5 % bị thầy cô chửi mắng sỉ nhục và 7,1 % bị thầy cô xúc phạm.
BLHD gồm hai cấp độ chính: (1) Bạo lực bằng ngôn ngữ gây tổn hại về mặt tinh thần , bao gồm các hình thức cụ thể như : Nói xấu xúc phạm ; chửi mắng sỉ nhục; Sử dụng điện thoại internet đưa tỉn nói xấu , xúc phạm đe dọa bạn / thầy cô và (2) bạo lực bằng hành động gây tổn hại thể xác , bao gồm : Có hành động đe dọa ; Đánh; Sử dụng hung khí tấn công bạn / thầy cô. Kết quả điều tra cho thấy , HS bị bạo lực cả bằng ngôn ngữ.
Một số nhân tố ảnh hưởng đến bạo lực học đường bao gồm: Những yếu tố thuộc về chính bản thân học sinh, Những yếu tố ảnh hưởng thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội.
Những yếu tố thuộc về chính bản thân học sinh bao gồm yếu tố sinh lý và tâm lý:
Thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 12 đến 18 đang ở trong giai đoạn dậy thì với những dấu hiệu rất rõ nét và diễn ra hết sức nhanh chóng ở hệ thống thần kinh, hệ thống các cơ quan trong cơ thể, sự phát triển nhanh chóng của các cơ quan tế bào màng não, bộ phận sinh dục bắt đầu hoàn thiện, và bắt đầu có những cảm giác tò mò muốn tìm hiểu về giới tính. Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến tâm lí, cảm xúc, tinh thần, hành vi của thanh thiếu niên.
Thanh thiếu niên trong giai đoạn tuổi dậy thì, hệ thống thần kinh ở vào trạng thái chưa ổn định, về nhận thức, tình cảm, ý chí có sự thay đổi, điều này dễ khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm việc theo cảm tính, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài.
Do thời kì thanh thiếu niên có sự phát triển không đồng bộ và không cân bằng về tâm sinh lí, cùng với những hạn chế về kiến thức xã hội, do đó ở giai đoạn này thanh niên dễ nảy sinh những hành vi bạo lực.
Một số yếu tố khác từ bản thân học sinh: Học sinh có tiền án, tiền sự vi phạm pháp luật; học sinh có sử dụng các chất kích thích; học sinh có những vấn đề về tâm lý như hiếu động, giảm tập trung chú ý, lo âu, trầm cảm,…; học sinh tham gia vào các hiệp hội, băng nhóm bạo lực hoặc có liên quan đến các đường dây bạo lực;…
Những yếu tố ảnh hưởng thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội:
Ảnh hưởng từ gia đình: Sự buông lỏng trong quản lý và giáo dục con cái của gia đình; Môi trường gia đình phức tạp; Nhân cách, đạo đức của cha mẹ chưa tốt; Những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình.
Ảnh hưởng từ trường học: Sự phân bổ trình độ học sinh chưa hợp lý; Quan niệm giáo dục thiên lệch; Mối quan hệ giữa thầy và trò chưa tốt; Vai trò quản lý của nhà trường chưa chặt chẽ; Giáo dục luật pháp chưa triệt để và thiếu sót hỗ trợ tâm lý, giáo dục kỹ năng mềm.
Ảnh hưởng từ xã hội: Những nhân tố tiêu cực và các yếu tố văn hóa không lành mạnh trong xã hội; Những ảnh hưởng của môi trường xung quanh trường học.
Một số phương pháp nghiên cứu được chúng tôi sử dụng như: khảo sát định lượng, phương pháp chọn mẫu đảm bảo tính đại diện, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích dữ liệu.
Kết luận:
Bao lực học đường là một hiện tượng phổ biến ở học sinh. Hai phần ba học sinh được khảo sát đã trải nghiệm qua hành vi bạo lực này ở vị trí là người đi bắt nạt hoặc bị bắt nạt. Hành vi bạo lực học đường xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Hành vi bạo lực học đường và bắt nạt học đường có mối tương quan với nhau. Hành vi bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên trường học, theo phản ánh của học sinh hành vi này xảy ra cả trong và ngoài trường học, nhất là những nơi kín đáo không có giáo viên vàngười lớn qua lại. Hành vi bao lực học đường liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lý cá nhân và xã hội của học sinh. Mức độ căng thẳng tâm lý ở trường học,khó khăn trong giao tiếp, mức độ thay đổi cảm xúc, mức độ mâu thuẫn với bạn, có xu hướng gia tăng ở nhóm học sinh có hành vi bạo lực. Đây là những yếu tố khơi nguồn hoặc duy trì hành vi bạo lực của họcsinh.
Một số kiến nghị nhằm hạn chế hành vi bạo lực học đường:
- Thứ nhất là đối với HS: HS cần nhận thức đúng đắn về BLHD để có thể tự kiểm soát và định hướng hành vi.
- Thứ hai là đối với GĐ: Các bậc phụ huynh cần quan tâm sâu sát đến quá trình học tập và rèn luyện của con em mình.
- Thứ ba là đối với nhà trường: GV chủ nhiệm cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý HS, cần quan tâm nhiều hơn đến những HS cá biệt. Ngoài ra, GV cần thông qua các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp thông tin cho HS về vấn đề BLHD để các em có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề này, từ đó, có những hành vi tích cực hơn.
- Thứ tư là đối với xã hội: Các cấp, các ngành liên quan cần xem xét nghiêm túc vấn để BLHĐ để có những biện pháp hiệu quả nhất.
Trên đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm chúng tôi về đề tài CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HANH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH HIỆN NAY. Rất mong nhận được sự góp ý của tất cả mọi người để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.