Những câu hỏi liên quan
Đoàn Nguyễn Bảo Long
Xem chi tiết
︵✰Ah
28 tháng 1 2022 lúc 18:36

Tham Khảo

Câu 1 

Bằng sức mạnh phi thường, Gióng đã làm nên chiến công phi thường, đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Sau khi đánh tan giặc xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc rồi bỏ lại áo giáp một mình một ngựa bay về trời. Người anh hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu nước không màng danh lợi, phần thưởng, trở về tiên giới. Gióng đến trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó là dẹp quân xâm lược để mang lại bình yên cho nhân dân, cho đất nước. Điều đó càng đậm tô hơn nữa phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.

Hình tượng Thánh Gióng thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quật cường, mạnh mẽ của dân tộc thông qua việc xây dựng hình tượng người anh hùng gắn với những chi tiết thần kì vô cùng đặc sắc. Chính vì thế đây được xem là bản anh hùng ca về những chiến công chống lại giặc ngoại xâm.

Câu 2 

Chủ đề của truyện Thánh Gióng là chủ đề đánh giặc, cứu nước thắng lợi. Chủ đề đánh giặc, cứu nước thắng lợi là một chủ đề lớn, cơ bản và xuyên suốt lịch sử văn học dân tộc nói chung và văn học dân gian nói riêng. 

Câu 3 

Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: “Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đến thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đống Thiên Vương.  Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre la ngà (hay đằng ngà)”.

Gióng là bậc Thánh nên đánh giặc xong, cứu được sinh linh phải bay về trời, mới xứng. Vua phong là “Phù Đổng Thiên Vương” ý muốn nói Gióng là người nhà Trời. Đó là cách nghĩ của người xưa, là ý tưởng của người xưa gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng. Đến nay, ở huyện Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ngày hội làng – Hội Gióng hằng năm, nhân dân văn biểu diễn mô phỏng cách đánh giặc ngày xưa. Nhân dân vẫn tin rằng : những bụi tre cháy, những vết chân ngựa lún thành hồ ao là có thật cốt để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta có từ ngàn xửa ngàn xưa.

Police t shirt
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
2 tháng 2 2023 lúc 20:36

Chủ đề của câu chuyện:

- Mong muốn chống lại những thiên tai như lũ lụt.

- Đề cao người tài

Ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh:

- Phản ánh hai loại người trong cuộc sống.

- Nói đến việc không chỉ cần "tài" trong cuộc sống mà còn cần "đức".

Truyện phản ánh ước mơ:

- Chống lại thiên tai của nhân dân ta.

- Không bị chế ngự bởi lũ lụt.

datcoder
Xem chi tiết
datcoder
5 tháng 10 2023 lúc 21:40

Chủ đề của câu chuyện này là công cuộc giữ nước lịch sử của Ngô Quyền.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 1 2019 lúc 16:19

Lời giải:

Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
22 tháng 12 2023 lúc 22:21

- Chủ đề của truyện: Mỗi người đều có một giá trị nhất định và tất cả đều bình đẳng như nhau. Người có địa vị nhưng kiêu căng, ngông cuồng, coi thường người khác thì cũng có thể đến một ngày rơi vào tình cảnh thấp hèn, khổ cực và bị người khác chê bai, nhạo báng. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết tôn trọng và sống hòa nhã cùng mọi người. 

Thảo Phương
Xem chi tiết
꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
22 tháng 1 2023 lúc 20:37

Theo em chủ đề của truyện này là: Thói kiêu căng, ngông cuồng và hống hách ắt sẽ nhận được những bài học thích đáng về tính tình này. 

Nguyễn Như Hiếu
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 6 2018 lúc 16:28

Chọn đáp án: A

Thảo Phương
Xem chi tiết
Trịnh Hoàng Duy Khánh
31 tháng 8 2023 lúc 11:00

Tham Khảo

Lập luận này của Đế Thích đối lập làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa quan niệm sống của ông và Hồn Trương Ba. Đế thích quan niệm sống chỉ là sống, nhưng Hồn Trương Ba lại quan niệm nên sống là chính mình, làm tôi chọn vẹn, được hòa hợp cả về thể xác, lẫn tinh thần. Qua đó, tác giả Lưu Quang Vũ nhấn mạnh không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, được hoà hợp xác và hồn, trong và ngoài, nội dung và hình thức trong một thể thống nhất toàn vẹn chứ không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất: “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.