Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 9 2023 lúc 23:05

Em học được là có thể nhân hóa những đặc điểm của cây cối giống như con người ở bài thơ này về cách tả cây cối. 

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn thị thúy Quỳnh
28 tháng 12 2023 lúc 21:39

Từ bài văn trên, em có thể học được những kỹ thuật miêu tả cảnh sinh hoạt như sau:

 

1. **Mô tả không gian:** Tác giả đã mô tả không gian quán cà phê, nhấn mạnh vào không gian rộng rãi, ánh sáng tự nhiên và sự thoải mái của bàn ghế.

 

2. **Mô tả hoạt động:** Tác giả tả chi tiết về hoạt động trong quán cà phê, từ cuộc trò chuyện vui vẻ, sự thảo luận tích cực đến âm nhạc nhẹ nhàng và dịch vụ thân thiện của nhân viên.

 

3. **Sử dụng các giác quan:** Tác giả sử dụng giác quan như thị giác (mô tả không gian), thính giác (âm nhạc nhẹ), và khứu giác (mô tả mùi cà phê thơm ngon) để tạo ra hình ảnh sống động.

 

4. **Mô tả tâm trạng và cảm xúc:** Tác giả chia sẻ cảm nhận tích cực của mình, như cảm giác ấm cúng, sôi động và tràn đầy năng lượng tích cực trong không khí buổi họp.

 

5. **Sử dụng chi tiết và ý kiến:** Tác giả sử dụng chi tiết về số lượng người tham gia, trang thiết bị (laptop, sổ ghi chú), và các hoạt động cụ thể như thảo luận về dự án, trao đổi ý kiến ​​về sách và phim.

 

Tất cả những yếu tố này giúp tạo nên một bức tranh sống động và chân thực về cảnh sinh hoạt mà tác giả đã quan sát hoặc tham gia vào.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 12 2023 lúc 21:42

Bài học về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt:

- Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.

- Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.

- Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.

- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.

- Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.

- Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.

- Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.

Thảo Phương
Xem chi tiết

 Từ bài văn trên, em học được những điều về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt là:

+ Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.

+ Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.

+ Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.

 

+ Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.

+ Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.

+ Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.

+ Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 9 2023 lúc 19:58

- Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây (tên cây, nơi cây mọc,...).

+ Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

+ Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.

- Có thể miêu tả cây cối theo trình tự tả lần lượt từng bộ phận của cây.

- Những từ ngữ có thể dùng để tả các bộ phận của cây: 

 

Thân cây

Hoa

Quả

Dừa

- To

- Bạc phếch

- Dài

- Xanh

- Nhỏ

- Trắng

- Xanh

- To

Xoài 

- To

- Sần sùi

- Thon dài

- Xanh

- Nhỏ

- Vàng nhạt

- To

- Vàng ươm

Cà chua

- Nhỏ

- Mềm

- Nhỏ

- Xanh

- Vàng

- Nhỏ

- Mọng

- Đỏ

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 7 2018 lúc 10:33

a) Bài văn tả cái cối.

b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?

Phần Từ...đến... Nói điều gì? Giống cách mở bài, kết bài nào đã học
Mở bài từ Cái cối xinh xinh đến nhà trống. Nói lên sự xuất hiện của cái cối. Giống cách mở bài trực tiếp.
Kết bài từ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi.... Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà. Giống như cách kết bài mở rộng

c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?

- Tả hình dáng:

     + Vành cối, áo cối

     + Hai tai cối

     + Hàm răng cối

     + dăm cối, cần cối

     + cái chốt

     + cái dây thừng

⇒ Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.

- Tả công dụng:

     + Đổ thóc vào cối

     + xung quanh cối.

     + vành cối

     + tiếng cối phát ra khi xay

⇒ Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 9 2023 lúc 0:22

Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này. 

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
4 tháng 10 2023 lúc 16:25

Qua văn bản, em học được cách triển khai nội dung theo cách phân chia đối tượng thành từng loại từ khái quát đến cụ thể. Cách triển khai này giúp bài viết có lớp lang, trật tự và logic rõ ràng, qua đó người đọc có thể dễ dàng nắm bắt thông tin được nói tới.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 1 2017 lúc 13:49

a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con → cây chuối to → cây chuối mẹ.

Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.

b) Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác thấy hình dáng của cây, lá, hoa..

Cũng còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.

Ví dụ: Tả độ trơn bóng của thân bằng xúc giác, tả tiếng khua tàu lá khi gió thổi bằng thính giác, tả vị chát, vị ngọt của quả bằng vị giác, tả mùi thơm của quả chín bằng khứu giác.

c) Các hình ảnh so sánh, nhân hoá:

- Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác / Các tàu lá ngả ra... như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

- Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc / Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cày chuối mẹ mập tròn, rụt lại / Vài chiếc lá... / Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa... / Lẽ nào nó đành để mặc... để giập một hai đứa con sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa...

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 9 2023 lúc 19:59

Tả cây hoa hồng.

Trên khuôn viên tầng thượng nhỏ nhà em, mẹ em trồng rất nhiều các loài hoa: hoa thiết mộc lan, hoa quỳnh, hoa đồng tiền, thược dược,… Nhưng em thích nhất là cây hoa hồng nhung mà em đã trồng cùng mẹ vào mùa xuân năm em học lớp 1.

Cây hoa hồng nhung được mẹ khéo léo trồng trong một chiếc chậu xinh xinh. Nhìn từ xa, cây như một cô công chúa đội vương miện đỏ kiêu sa. Cây cao khoảng 70 – 80 cm, thân cây to hơn chiếc đũa, được bao bọc bởi lớp áo màu xanh thẫm nhưng vẫn tràn đầy sức sống. Cũng ở thân mọc ra những chiếc gai sắc nhọn như những chàng hiệp sĩ dũng cảm bảo vệ nàng công chúa kiêu sa. Cành lá cây hoa hồng mảnh mai, cũng có gai nhọn như thân hồng. Lá hoa hồng nhỏ nhắn, hình bầu dục, có răng cưa viền xung quanh. Gân lá hồng nổi lên trên nền lá màu xanh thẫm, giống như bộ xương cá.

Hoa hồng nở quanh năm nếu được chăm sóc tốt. Nhưng đặc biệt hơn là vào mùa xuân, cây hồng nhung nở rộ hoa. Hoa hồng nở ở đầu cành. Màu hoa đỏ thẫm, cánh mềm mịn như những tấm khăn nhung của các bà, các mẹ. Các cánh hoa chúm chím dần xòe ra xếp thành từng tầng bao quanh nhụy hoa. Nhụy hoa hồng rất nhỏ, có màu vàng nhạt. Mỗi sáng sớm khi thức dậy em bước ra vườn, những giọt sương như những hạt ngọc đọng trên những cánh hoa, lá. Mùi hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu của nữ hoàng hoa hồng được chị gió mang tỏa khắp nơi, như mời gọi những nàng ong, chị bướm đến hút mật. Không hổ danh là “nữ hoàng của các loài hoa”! Hoa hồng thường được dùng để trang trí, làm đẹp, làm quà tặng và còn để điều chế nước hoa nữa.

Em rất yêu thích cây hoa hồng nhung nhà em! Mỗi khi rảnh, em đều cùng mẹ tưới nước, nhổ cỏ dại, cắt cành, tỉa lá, chăm sóc cây hồng nhung cho cây luôn tươi tốt và nở thật nhiều hoa. Mỗi dịp lễ, mẹ em thường cắt mấy bông hồng xuống để thắp hương trên ban thờ.

 

Những điều em muốn học tập:

- Bố cục 3 phần rõ ràng.

- Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

- Các câu văn hay, ấn tượng: “Cũng ở thân mọc ra những chiếc gai sắc nhọn như những chàng hiệp sĩ dũng cảm bảo vệ nàng công chúa kiêu sa.”, “Mùi hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu của nữ hoàng hoa hồng được chị gió mang tỏa khắp nơi, như mời gọi những nàng ong, chị bướm đến hút mật.”