Tác động của khu vực hóa đến Việt nam
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa và Tín phong Bán cầu Bắc đến sự phân hóa mưa theo mùa và theo khu vực ở Việt Nam.
HƯỚNG DẪN
a) Tác động của gió mùa mùa đông
- Từ tháng XI - IV, gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc thổi vào nước ta, nơi, đón gió mạnh nhất là vùng Đông Bắc, tiếp đến là đồng bằng Bắc Bộ. Càng về phía nam, gió bị biến tính, yếu dần và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
- Nửa đầu mùa đông (tháng XI - I), gió này gây ra thời tiết lạnh khô ở miền Bắc. Vào miền Trung, do frông cực gặp dãy Trường Sơn Bắc nên gây mưa nhiều cho khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.
- Nửa sau mùa đông (tháng II - IV), gió bị lệch qua biển, mang nhiều ẩm thổi vào nước ta gây mưa phùn, nhất là ở các khu vực ven biển miền Trung và đồng bằng Bắc Bộ.
b) Tác động của gió mùa mùa hạ
- Từ tháng V - X, gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta theo hướng tây nam.
- Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam từ khối khí Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta, gây mưa cho Tây Nguyên và Nam Bộ. Sau khi vượt các dãy núi ở Nam Tây Bắc và vượt dãy Trường Sơn xuống Duyên hải miền Trung gây nên hiện tượng phơn khô nóng.
- Vào giữa và cuối mua hạ, gió mùa Tây Nam nguồn gốc cao áp Nam bán cầu vượt qua vùng biển Xích đạo thổi vào nước ta, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Gió này cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa vào mùa hạ cho cả hai Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Khi thổi ra Bắc, dò bị hút vào áp thấp Bắc Bộ, gió chuyển hướng đông nam.
c) Tác động của Tín phong Bán cầu Bắc
- Vào mùa đông, Tín phong Bán cầu Bắc hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc ở miền Bắc và thống trị ở miền Nam. Gió này khô, độ ẩm tương đối thấp nên gây ra một mùa khô cho miền Nam nước ta.
- Vào mùa hạ
+ Vào đầu mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc cùng với gió Tây Nam tạo nêu dải hội tụ chạy theo hướng kinh tuyến gây mưa Tiểu mãn cho Trung Bộ và mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ.
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc cùng với gió mùa Tây Nam tạo nên dải hội tụ vắt ngang qua nước ta, gây mưa lớn. Dải hội tụ lùi dần từ bắc vào nam làm cho đỉnh mưa cũng lùi dần theo.
- Vào thời kì mùa xuân, Tín phong Bán cầu Bắc thổi vào nước ta từ rìa tây nam của cao áp Tây Thái Bình Dương nên có hướng đông nam. Do vào thời gian này, gió mùa Dông Bắc bị suy yếu, gió Tây Nam chưa hoạt động nên Tín phong Đông Nam hoạt động độc lập, gậy nên thời tiết “nồm” ẩm ướt.
Tác động của những giá trị văn hoá truyền thống và hồi giáo đến khu vực đông Nam Á và việt nam
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức khu vực này có mục tiêu, cơ chế hoạt động và sự hợp tác như thế nào? Việt Nam có vai trò như thế nào trong tổ chức này?
Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:
+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.
+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.
+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...
+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...
- Hoạt động hợp tác:
+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...
+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 đã có tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực nào trên thế giới?
A. Nam Á
B. Đông Nam Á
C. Châu Phi
D. Mĩ Latinh
Đáp án C
Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 đã có tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực châu Phi, đặc biệt là An-giê-ri. Chiến thắng Điện Biên Phủ giúp họ tin rằng Việt Nam có thể chiến thắng đế quốc thực dân thì An-giê-ri cũng có thể làm được. 8 năm sau đó, Chính phủ Pháp đã buộc phải thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Algerie, chấm dứt nền thống trị 132 năm của chủ nghĩa thực dân ở đây. Được truyền cảm hứng từ chiến thắng Điện Biên Phủ, trong năm1960, ở châu Phi đã có 17 quốc gia tuyên bố độc lập.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vào tháng 6 và tháng 7, các cơn bão tác động chủ yếu đến khu vực nào của nước ta?
A. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng
B. Ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.
C. Ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.
D. Ven biển Nam Trung Bộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vào tháng 6 và tháng 7, các cơn bão tác động chủ yếu đến khu vực nào của nước ta?
A. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng
B. Ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An
C. Ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị
D. Ven biển Nam Trung Bộ
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vào tháng 6 và tháng 7, các cơn bão tác động chủ yếu đến khu vực nào của nước ta?
A. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng
B. Ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An
C. Ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị
D. Ven biển Nam Trung Bộ
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vào tháng 6 và tháng 7, các cơn bão tác động chủ yếu đến khu vực nào của nước ta?
A. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng.
B. Ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.
C. Ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.
D. Ven biển Nam Trung Bộ
Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vào tháng 6 và tháng 7, các cơn bão tác động chủ yếu đến ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa đến sự phân mùa khí hậu của các khu vực ở nước ta.
HƯỚNG DẪN
- Gió mùa Đông Bắc từ cao áp Xibia thổi đến nước ta trong khoảng thời gian từ tháng XI đến tháng IV, gây nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (từ dãy Bạch Mã ra) nước ta, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C. Gió này lạnh khô, khi đến nước ta gây ra thời tiết lạnh khô vào nửa đầu mùa đông; nửa sau mùa đông thổi lệch qua biển trở nên lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Như vậy, gió mùa Đông Bắc gây ra một mùa đông lạnh, ít mưa ở miền Bắc.
- Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam TBg từ Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vưc Tây Bắc, gây ra hiện tượng phơn khô nóng, tạo nên mùa khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán cầu Nam) hoạt động mạnh lên. Khi vượt qua vùng biển Xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
Như vậy, gió mùa đã làm cho miền Bắc có một mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam và Tây Nguyên có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt (do tác động của Tín phong Bán cầu Bắc); Duyên hải miền Trung có mùa mưa lệch sang thu đông.