Những câu hỏi liên quan
shakira
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Quỳnh Phương
17 tháng 2 2017 lúc 20:06

mình biết ban đó rồi 

mình bị bạn đó lừa 1 lần rồi

Cô Bé Ngu Ngơ
17 tháng 2 2017 lúc 20:07

Cho xin cái link của bạn ấy

Trần Hữu Quốc Thái
17 tháng 2 2017 lúc 20:07

mình tin h nha

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên đem nhiều vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc hơn so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật khác:

+ Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn gợi ra sự giao hòa của trăng - đàn và gợi ra sự thống nhất giữa chúng.

+ Người đọc choáng ngợp trước vẻ đẹp hòa hợp ấy, đồng thời cảm nhận hơi lạnh vô hình len lỏi, tác động vào tâm trí, trong dòng cảm nhận “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh”.

=> Đây là nét tài hoa tạo nên một Xuân Diệu khác biệt. Hiếm có thể thấy một hình ảnh trăng và đàn ở tác phẩm nào lại hàm ý, đặc sắc như “Nguyệt Cầm” - Xuân Diệu.

zai vlogs
Xem chi tiết
Phương
15 tháng 10 2018 lúc 21:50

nó rất đep

#sakurasyaoran#

hok tốt

Phạm Hương Giang
15 tháng 10 2018 lúc 21:57

Tuổi thơ của mỗi người đều gắn bó với một kỉ niệm nào đó, có thể là mái đình, bãi cỏ thả diều, lớp mẫu giáo... Riêng em, em thấy mình thật gần gũi với ngôi trường Tiểu học, nơi em đã học từ lớp một đến bây giờ.

Nhìn từ xa, ngôi trường ẩn trong luỹ tre làng, lấp ló những mảng tường xanh, vàng như một bức tranh lập thể nhiều màu sắc trên nền bầu trời xanh trong. Đến trường, hiện ra trước mắt em ba dãy phòng học xây thành hình chữ H. Tường lớp học màu xanh da trời, mái lợp tồn màu xám bạc. Dãy phòng Ban giám hiệu, phòng truyền thông lợp ngói đỏ, tường phòng sơn màu vàng kem. Trường có hai sân chơi, cũng là sân đế tập thể thao, diễu hành. Sân trước rộng hơn sân sau.

Giữa sân là cột cờ uy nghiêm với lá cờ dỏ sao vàng tung bay trong gió. Sân trước của trường rợp bóng mát dưới những tán lá bàng, tán cây phượng vĩ xum xuê, được trồng từ lâu đời. Sân sau của trường chỉ rộng bằng một nửa sân trước. Sân sau mát mẻ nhờ bóng râm của cây bàng cố thụ có thân cành phình to, chia nhánh, thắt eo như một cây cảnh khổng lồ. Góc trái sân sau là giếng nước và nhà vệ sinh. Góc phải sân là căng-tin và phòng chơi bóng bàn. Đó là hai phòng lớn mái bê-tông, cửa kính nom khá đẹp.

Trường em có tất cả hai mươi lăm phòng học. Mỗi phòng học có hai dãy bàn học sinh, một tủ hồ sơ và bàn giáo viên. Gần đây, mỗi phòng học được trang bị thêm một màn hình vi tính và quạt trần. Phòng học nào cũng có ảnh Bác Hồ treo trang trọng phía trên bảng đen lớp học. Ảnh Bác hiền từ, tôn nghiêm phía dưới câu khấu hiệu nối tiếng của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Phòng học sáng lên, rộng rãi, thoáng mát trước các khung cửa sổmở rộng.

Đẹp nhất trường là phòng Truyền thống và các bồn hoa dọc hành lang lớp học. Bước vào phòng Truyền thông, em rất xúc động trước sự bài trí ởđây. Tượng bán thân của Bác Hồ được đặt ởvị trí trang trọng nhất. Cạnh đó, các lá cờ nhà trường đoạt giải trong các kì thi được treo ngay ngắn. Các ảnh chụp sinh hoạt của học trò và giáo viên treo dọc hai bức tường làm phòng Truyền thống thêm ấm áp. Ngoài sân, những bồn hoa nối dài nhau như một đường viền đủ màu sắc giúp sân trường đẹp hẳn lên, tươi vui hơn. Mỗi một ngày đến lớp học, em thêm yêu thầy cô, yêu bạn bè và ngôi trường thân quen của mình.

Mai này tốt nghiệp Tiểu học, chúng em sẽ xa mái trường đã học trong năm năm đầu đời. Em quên sao được những ngày đầu tiên đến lớp còn rụt rè, nép sát bên mẹ. Em chắc chắn sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh chúng em: khăn quàng đỏ trên vai, nghiêm trang và xúc động trong lễ tống kết năm học hàng năm. Em cố gắng học giỏi đểxứng đáng là anh chị, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.

Tả ngôi trường dấu yêu của em

Bài làm

Một buổi sáng mùa hè, em cùng cô bạn thân trở về thăm ngôi trường cũ, ngôi trường quê đã gắn bó với chúng em suốt năm năm tiểu học.

Lòng em cảm thấy xôn xao, bồi hồi lạ. Từ xa, em đã nhìn thấy ngôi trường thân yêu giữa hàng phượng vĩ xanh mát. Thấp thoáng dưới những tán cây xanh là mái ngói đã ngả màu nâu sẫm. Ai dó bảo, ngôi trường em mang dáng vẻ trầm tư, bí ẩn quả không sai.

Thế là, sau bao ngày mong đợi, lúc này em đang đứng ngay cạnh ngôi trường dấu yêu của mình. Ngoài cổng trường vẫn là hai cây xà cừ đã vài chục năm tuổi đứng uy nghi như hai người lính canh. Hình như nhận ra bạn cũ, cành lá bỗng đung đưa, rì rào. Cổng trường được làm bằng sắt, sơn màu xanh rêu, có hoa văn rất đẹp. Phía trên cổng là tấm bảng hình chữ nhật được sơn màu trắng. Trên bảng dòng chữ đỏ thắm: “Trường tiểu học …”.

Xunh quanh trường được bao bọc bằng những bức tường gạch cao khoảng hai mét. Mưa nắng đã làm cho bức tường trở nên nhạt màu. Con đường giữa sân trường cát trắng mịn màng. Hai bên đường là hai hàng bàng cành lá xum xuê. Em ngước nhìn theo những quả bàng chiu chít, lại nhớ hương vị chat chat, chua chua, ngòn ngọt biết bao nhiêu. Khác với ngôi trường đang học trên thành phố, sân trường quê không phải lát bằng bê tông mà là cả một thảm cỏ rộng bốn mùa xanh mướt. Đây chính là hình ảnh luôn hiện về trong nỗi nhớ của em. Trên sân trường này, em đã gởi gắm bao nhiêu kỉ niệm. Còn đâu đây tiếng cười giòn tan khi chơi trò đuổi bắt. Còn đâu đây những lần ngã sóng soài trên cỏ mà chẳng hề thấy đau. Cỏ xanh em mát nhưu tay mẹ hiền nâng đỡ. Em và Lan, cô bạn thân, không ai bảo ai, cùng ngả mình xuống cỏ. Kỉ niệm lại ùa về, rất rõ trước mắt chúng em, xoay tròn, xoay tròn cùng màu phượng vĩ đang đỏ rực một khoảng trời quê.

Ngay trước cửa van phòng là bồn hoa hình bán nguyệt mà lớp em được phân công trồng và chăm sóc. Hoa vẫn khoe sắc thắm ngay giữa nắng hè chói chang. Ở giữa sân trường là cột cờ cao chót vót. Sáng thư hai nào chugnx em cũng trang trọng làm lễ chào cờ ở đây. Ngay sau bục chào cờ là phòng Ban giám hiệu quét vôi màu vàng nhạt. Bên phải và bên trái là hai dãy phòng học của chúng em. Vì được xây dựng khá lâu, mái ngói đượm màu mưa nắng, có những mảng tường đã tróc vôi, in dấu thời gian. Em và Lan cùng dừng lại trước cửa lớp 5/1, nơi đã gắn bó bao kỉ niệm. Hình ảnh người bạn cũ lại hiên về trong em rất rõ. Bạn Sơn lém láu táu, bạn Hiếu ròm trầm tư, bạn Kiều Trang mít ướt … Gương mặt thầy chủ nhiệm thân thương thấp thoáng sau khung cửa. Hai năm quan, chúng em chưa được gặp lại thầy. Không biết mái tóc thầy có bạc thêm nhiều? Và, vẫn còn đó những chỗ ngồi, nhìn tán lá, bậc thềm, con đường … lòng bỗng thấy rưng rưng.

Có thể, một ngày ngào đó, người dân quê em sẽ xây dựng một ngôi trường mới khang trang ngay trên mảnh đất này. Có thể, cảnh vật sẽ thay đổi rất nhiều. Nhưng trong trái tim em, hình ảnh về một ngôi trường quê trầm tư, bí ẩn sẽ còn mãi mãi. 

tran huynh trieu man
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
25 tháng 9 2016 lúc 12:25

- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.

- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ.

=> Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.

Lý Nguyệt Viên
25 tháng 9 2016 lúc 12:24

c​ảnh tượng đèo ngang được miêu tả vò buổi xế tà (buổi chiều)

Giúp tác giả dễ bộc lộ cảm xúc : buồn ,cô đơn

datcoder
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 9 2023 lúc 20:19

Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Hoàn cảnh ra đời: viết tại Huế (1/1981), in trong tập bút ký cùng tên => khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm.

b. Tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm.

c.

- Điều làm em hứng thú nhất là vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm.

- Điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương.

d.

- Nhan đề dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.

- Bài bút kí đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung.

- Lấy tên nhan đề dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở.

- Nhan đề cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 16:11

- Tác dụng của so sánh: tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điệu cho câu đồng thời thể hiện được sức sống căng tràn của mùa xuân đã tác động và làm cho người người cũng tràn đầy cảm xúc và sự tươi mới.

- Sự khác biệt: Cách so sánh ở bài 2 là so sánh sự vật, hiện tượng này với một sự vật hiện tượng khác, còn cách so sánh ở bài này là sự vật được so sánh với một hoạt động, một sự vận động đang diễn ra.

Nguyễn Tuấn Nguyên
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
22 tháng 11 2018 lúc 20:43

Em sinh ra và lớn lên trên quê ngoại, đó là huyện Thạch Thành, Thanh Hóa, một vùng trung du đồi núi trập trùng. Thỉnh thoảng có một vài thung lũng nhỏ hẹp dưới các chân đồi, hình thành những cánh đồng nhỏ, xinh xinh. Dường như quanh năm, vụ nối vụ, mùa nối mùa, hết lúa khoai đến ngô sắn rau màu. Cứ thế, dải đất này luôn nhuộm mới những sắc màu của cuộc sống thanh bình đang từng ngày thay da đổi thịt. Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ quốc lộ 1A đến thị I trấn Kim Tân, trung tâm của huyện Thạch Thành, những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón cho lúa, lăn đều trên mặt đường nhựa. Nắng đã lên cao, vậy mà em vẫn tần ngần ngắm mãi “dải lụa xanh” này không biết chán. Mai đây, khi mùa gặt đến, cả cánh đồng sẽ vàng rực lên và rộn rã tiếng nói, tiếng cười của những người nông dận đi thu hoạch lúa. Còn bây giờ, cánh đồng đang nhuộm một màu xanh, màu xanh của niềm hy vọng, chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.

datcoder
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 9 2023 lúc 20:03

- Văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”, dẫn chứng được liệt kê dày đặc hơn, xuyên suốt các đoạn văn trong văn bản.

- Văn bản này, số lượng dẫn chứng ít hơn và phân bổ tập trung hơn.

Phương Tử Yêu
Xem chi tiết
Nya arigatou~
27 tháng 10 2016 lúc 20:15

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

Nya arigatou~
27 tháng 10 2016 lúc 20:20

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời