Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 9 2023 lúc 18:40

- Trong truyện, nhân vật chính "tôi" vốn chẳng bị sao, nhưng vì muốn giả vờ mình là người có tri thức, anh ta đã đi khám mắt và kết quả bác sĩ lại đưa cho anh ta một cặp kính sai

- Câu chuyện đã tạo nên những yếu tố gây cười, đặc biệt là ông bác sĩ dường như khám không ra bệnh nhưng lại mắng nhau trước mặt bệnh nhân. Cuối cùng, kết quả là bệnh nhân không có bệnh gì cả.

- Tác giả đã áp dụng những phương pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại để tăng tính hài hước cho câu chuyện.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 9 2023 lúc 7:21

- Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết:

+ Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài.

+ Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng.

+ Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ.

+ Khi vua Lê nghe thấy tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị.

- Phân tích chi tiết vua tôi Lê Chiêu Thống tháo chạy:

+ Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

+ Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh.

+ Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh.

- Thái độ của tác giả với vua Lê: Sự xót thương, ngậm ngùi cho số phận của Lê Chiêu Thống. Bởi dù sao ông cũng là một cựu thần trung thành của nhà Lê, trước sự sụp đổ triều đại mình tôn thờ không khỏi không ngậm ngùi, chua xót.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
12 tháng 9 2023 lúc 22:51

- Thái độ của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời nói: bất bình, bức xúc, căm thù giặc khi nghe có người chủ hòa

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 9 2023 lúc 19:31

Tham khảo

Qua lời Xi-át-tơn, sự khác nhau trong cách nhìn nhận, đối xử với thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ được thể hiện ở những điểm cụ thể:

- Khi người da trắng chết đi, họ quên đi đất nước họ sinh ra. Còn người da đỏ thì không.

- Khác nhau về cách sống:

+ Người da trắng coi mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, cư xử với đất mẹ và anh em bầu trời như vật mua được. Lòng thèm khát của họ ngấu nghiến đất đai và để lại những bãi hoang mạc. Còn người da đỏ thì luôn yêu và gắn bó với đất đai như mẹ.

+ Ở thành phố của người da trắng không có nơi nào yên tĩnh, không nghe được tiếng lay động của thiên nhiên. Còn người da đỏ lại ưa những âm thanh êm ái của cơn gió, hương thơm của phấn thông.

+ Không khí rất quý giá với người da đỏ, còn người da trắng lại chẳng để ý gì đến nó.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
13 tháng 9 2023 lúc 19:31

- Xung đột kịch: xung đột giữa sự thật thà và bệnh ảo tưởng.

- Nhân vật: các nhân vật có sự không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài (Ông Nha tỏ ra hiểu biết nhưng thực chất là người ảo tưởng)

- Hành động: mâu thuẫn với phẩm chất.

- Thủ pháp trào phúng: những lời phát biểu của ông chủ tịch xã được phóng đại đến mức khoa trương.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 0:47

- Thán từ: quá, ơi, lắm, ôi, Chao ôi. => Thể hiện thái độ bất ngờ, ngạc nhiên, tức giận của các nhân vật

- Trợ từ: a, ạ, đấy, tất cả, này, à, ư => Bổ sung và nhấn mạnh điều được nói đến trong lời thoại

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 9 2023 lúc 9:31

Tham khảo

Phân tích truyện Lặng lẽ Sa Pa:

Nguyễn Thành Long là cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác phẩm: Giữa trong xanh (1972), Ly Sơn mùa tỏi (1980)... Truyện ngắn Lặng lẽ  Sa Pa rút trong tập Giữa trong xanh. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc và có trái tim nhân hậu.

Một bức tranh thiên nhiên rất đẹp, đầy chất thơ. Lào Cai miền Tây Bắc của Tổ quốc không hề hoang vu mà trái lại, rất hữu tình, tráng lệ. Khi xe vừa "trèo lên núi" thì "mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng". Trạm rừng là nơi "con suối có thác trắng xóa". Giữa màu xanh của rừng, những cây thông "rung tít trong nắng", những cây tử  kinh "màu hoa cà " hiện lên đầy thơ mộng. Có lúc, cảnh tượng núi rừng vô cùng tráng lệ, đó là khi "nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn". Sa Pa với những rặng đào, với đàn bò lang cổ đeo chuông... như dẫn hồn du khách vào miền đất lạ kì thú.

Trên cái nền bức tranh thiên nhiên ấy, cuộc sống của con người nơi miền Tây Tổ quốc thân yêu càng thêm nồng nàn ý vị: "nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo". Có thể nói đó là những nét vẽ rất tinh tế và thơ mộng.

Trên cái nền thơ mộng hữu tình ấy là sự xuất hiện của những con người đáng yêu, đáng mến. Thiên nhiên, cảnh vật dù đẹp đến mấy cũng chỉ là cái nền tô điểm, làm cho con người trở nên đẹp hơn.

Đó là bác lái xe vui tính, cởi mở, nhiệt tình với hành khách. Đó là ông họa sĩ già say mê nghệ thuật, "xin anh em hoãn bữa tiệc đến cuối tuần sau" để ông đi thực tế chuyến cuối cùng lên Lào Cai trước lúc về hưu. Lúc nào ông cũng trăn trở "phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích". Đó còn là cô kĩ sư trẻ mới ra trường đã hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước qua cuộc đời học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cùng làm cho cô hào hứng. Cô khao khát đất rộng trời cao, cô có thể đi bất kì đâu, làm bất cứ việc gì.

 

Và cả những nhân vật không trực tiếp xuất hiện: ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa suốt đời nghiên cứu và lai tạo giống su hào to củ và ngọt để phục vụ dân sinh và xuất khẩu. Đồng  chí cán bộ nghiên cứu khoa học "suốt ngày dự sét", ngày đêm mưa gió hễ nghe sét là "choàng choàng chạy ra", mười một năm không một ngày xa cơ quan, "không đi đến đâu mà tìm vợ", lo làm một bản đồ sét riêng cho nước ta", cái bản đồ ấy "thật lắm của, thật vô giá". Trán đồng chí ấy cứ hói dần đi!

Và, tiêu biểu nhất có lẽ là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, “một trong những người cô độc nhất thế gian". Anh có nhiệm vụ "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất" góp phần dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Những đêm bão tuyết, rét ghê gớm, một mình một đèn bão ra "vườn" lấy số liệu vào lúc nửa đêm cả thân hình anh "như bị gió chặt ra từng khúc", xong việc, trở vào nhà, "không thể nào ngủ lại được". Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, với ý chí và nghị lực to lớn để vượt qua gian khổ và đơn độc giữa non xanh. Chí tiến thủ là một nét đẹp ở anh: đọc sách, tự học, cần cù và chịu khó: nuôi gà lấy trứng, trồng hoa... làm cho cuộc sống thêm phong phú. Rất khiêm tốn khi nói về mình, dành những lời tốt đẹp nhất ngợi ca những gương sáng nơi Sa Pa lặng lẽ. Rất hiếu khách, anh mừng rỡ, quý mến khi khách lạ đến chơi. Một bó hoa đẹp tặng cô kĩ sư trẻ, một làn trứng gà tươi hiếu ông họa sĩ già, một củ tam thất gửi biếu vợ bác lái xe mới ốm dậy... là biểu hiện của một tấm lòng yêu thương, đối xử chân tình với đồng loại. Anh sống và làm việc vì lý tưởng cao đẹp, vì quê hương đất nước thân yêu, như anh thổ lộ với ông họa sĩ già: "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?". Vì thế sau khi vẽ xong chân dung anh cán bộ khí tượng, họa sĩ nghĩ về anh: "Người con trai ấy đáng yêu thật...”

 

Tóm lại, những nhân vật trên đây là hình ảnh những con người mới đã sống đẹp, giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân, sống nơi lặng lẽ non xanh nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại, cuộc đời của họ vô cùng sôi nổi, đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: "Đất nước ta là một vườn hoa đẹp. Mỗi người là một bông hoa đẹp". Nhà văn Nguyễn Thành Long đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Mỗi người nơi non xanh ấy là một gương sáng, là một bông hoa ngát hương.

Truyện Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên... rất gần gũi và mến yêu.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 9 2023 lúc 12:34

- Cuộc đối thoại của hai nhân vật trong câu chuyện bất hợp lý. Người hỏi cố ý khoe con lợn cưới, người trả lời khoe về chiếc áo mới.

- Trong tình huống đó, người hỏi cần mô tả rõ về con lợn, to hay nhỏ, béo hay gầy, màu lông,.. còn người trả lời chỉ cần nói có hoặc không.

Bình luận (0)
Tuấn Lại
14 tháng 9 2023 lúc 23:58

Đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới khi có người mất lợn hỏi “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” thì lẽ ra anh ta phải trả là “Tôi có thấy con lợn chạy qua đây” hoặc “Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Câu trả lời của anh ta lại là: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Với mọi người thì câu trả lời đó thừa thãi. Nhưng với anh ta thì có lẽ câu trả lời đó mới diễn đạt đúng đủ mục đích “khoe” của anh ta. Thật là buồn cười và lố bịch.

Bình luận (0)
Liz🐰
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
5 tháng 2 2021 lúc 8:49

Bài 2 :

 

Bạn tham khảo 

MB : Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá".

- Giới thiệu nội đoạn thơ thứ ba, thứ 4 

TB : - Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Khái quát các đoạn thơ trước và dẫn dắt tới nội dung của đoạn thơ thứ ba, thứ tư.

* Cảm nhận nọi dung của đoạn thơ thứ 3 : 

-Tác giả cho bạn đọc thấy con tàu đánh cá như tàu chiến, những ngư dân như những người anh hùng trên biển khơi:

- Hình ảnh mạnh mẽ, hùng tráng: con thuyền đi nhanh như “lái gió”, cánh buồm trắng ôm trọn mặt trăng, thuyền đi “giữa mây cao với biển bằng”

- Động từ “lướt”: cảm giác đi như bay, mạnh mẽ

⇒ hình ảnh đẹp, con thuyền đi trên biển như thuyền có phép lạ bay trên mây.

- Việc đánh cá tài tình và đầy chiến thuật như đánh giặc: thuyền ra “dặm xa dò bụng biển”, “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”. Những công việc được thực hiện một cách hào hứng, vui vẻ: ngư dân gõ mạn thuyền cho cá bơi vào lưới, giống như “hát bài ca gọi cá vào”.

- Cảm nhận về vẻ đẹp và sự đa dạng của các loài cá quý trong khổ thơ thứ 4 :

 + Tác giả liệt kê tên các loại cá ở biển như cá nhụ, cá chim, cá đé... những loại cá mang giá trị kinh tế

 + Biển không chỉ giàu mà còn đẹp thơ mộng: màu sắc lấp lánh của muôn loài cá (lấp lánh, đen hồng, vàng chóe) tất cả tạo nên tổng thể bức tranh sơn mài tuyệt đẹp của tạo hóa

 + Đêm ở biển được miêu tả sống động, mang hơi thở của cuộc sống (tiếng sóng nước hòa với nhịp gõ thuyền, hòa với sự khoáng đạt của trời cao biển rộng)

→ Như vậy tầm vóc của người và đoàn thuyền được nâng lên, hòa nhập vào kích thước của thiên nhiên, vũ trụ. Không còn cảm giác cô đơn, nhỏ bé của con người khi đối diện với trời rộng, sông dài trong thơ Huy Cận

KB : - Khẳng định giá trị của hai khổ thơ.

- Bày tỏ cảm nhận về nội dung bài thơ và niềm vui hăng say của con người lao động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới.

** Bài viết tham khảo.

Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận ảo lão nỗi buồn nhân thế. Nhưng sau cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận tràn đầy một khí thế mới . Đó là niềm vui chiến thắng, là sự hòa nhập và trải nghiệm của tác giả vào cuộc sống của nhân dân. Tác giả hòa cùng nhịp độ lao động của con người trong thời kì xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. " Đoàn thuyền đánh cá " chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Huy Cận thể hiện rõ niềm hứng khởi, hăng say lao động của con nguoiwf trong thời đại mới. Đặc biệt đoạn thơ thứ ba, thứ tư của tác phẩm đã gây ấn tượng sâu đậm với người đọc về bức tranh hoành tráng của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.

Ở vị trí phần giữa của tác phẩm, đoạn thơ nổi bật với vẻ đẹp tráng lệ của biển khơi và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người trong lao động. Tất cả được viết lên bằng trí tưởng tượng mãnh liệt,bằng niềm hứng khởi bay bổng và bút pháp tạo hình đầy sáng tạo.Mở đoạn đoạn thơ là hình ảnh đoàn thuyền lướt nhanh giữa trời cao biển rộng có cái lân lân, sảng khoái lạ thường:Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng.Ra đậu dặm xa dò bụng biểnDàn đan thế trận lưới vây giăng”.Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời và sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện rất rõ sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước và sau cách mạng . Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.

Bức tranh lao động được điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo:Cá nhụ cá chim cùng cá đéCá song lấp lánh đuốc đen hồng.Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóeThủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca. Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long"Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang“lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm đầu khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn trên.Bởi thế, bài thơ như một khúc tráng ca mà Huy Cận sáng tác để ca ngợi những con người lao động mới hay chính những con người lao động tự cất lên, tự viết lời cho khúc ca lao động của mình

Có thể nói, với hình ảnh thơ tráng lệ, âm hưởng hào hùng,bút pháp lãng mạn, bay bổng, nhà thơ đã khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người lao động giữa biển trời bao la. Đọc đoạn thơ, bài thơ ta càng yêu hơn, trân trọng hơn vẻ đẹp của cảm hứng say sưa, niềm vui phơi phới trước cuộc đời và tình yêu thiên nhiên, con người thiết tha của nhà thơ Huy Cận.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
5 tháng 2 2021 lúc 8:51

Câu 1 :

a) - Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: 

+ Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được

+ Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà

+ Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!

Bình luận (0)
Lê Thị Thùy Linh
13 tháng 9 2021 lúc 2:55

chac gio nay ko con ai o day nua roi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa