nguyên tử tổng hạt là 40, trong nhân hạt không mang điện hơn hạt mang điện 1 hạt. Tìm A
Câu 4: Tìm số E, P. N trong các trường hợp sau:
a. Nguyên tử nhôm có tổng số hạt là 40, trong hạt nhân số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1.
b. Nguyên tử một nguyên tố R có tổng các hạt 21, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 7.
c. Hạt nhân nguyên tử một nguyên tố X có tổng các hạt 16, tỉ lệ giữa số hạt mang điện và số hạt không mang điện là 1:1.
a,
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=40\\p=e\\n-p=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}3p=39\\n=p+1\\p=e\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=13\\n=14\end{matrix}\right.\)
b,
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=21\\p=e\\p+e-n=7\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2n=14\\p=e\\p+e+n=21\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=7\\n=7\end{matrix}\right.\)
c,
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+n=16\\p=e\\\dfrac{p}{n}=\dfrac{1}{1}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2p=16\\p=e\\p=n\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=8\\n=8\end{matrix}\right.\)
nguyên tử tổng hạt là 58, trong nhân hạt không mang điện hơn hạt mang điện 1 hạt. Tìm A
Theo đề, ta có hệ phương trình:
2Z+N=58 và N-Z=1
=>2Z+N=58 và Z-N=-1
=>3Z=57 và N-Z=1
=>Z=19 và N=20
=>A=19+20=39
tổng số hạt trong nguyên tử A là 40. trong hạt nhân số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1
a) tìm sô p,n,e, số khối
b)xác định thành phần nguyên tử A
Đề có sai không vậy bạn ? Mình giải ra số lẻ bạn à, bạn kiểm tra lại đề giúp mình với
bài 1: cho nguyên tử A có tổng số hạt là e,p,n bằng 46 hạt. Biết trong hạt nhân nguyên tử A có số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Tìm tên nguyên tử A
bài 2: nguyên tử B có tổng số hạt là 21 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt ko mang điện. Tìm tên nguyên tử B ( giúp mình giải chi tiết với, ko cũng đc ạ)
Bài 1 :
Tổng số hạt là e,p,n bằng 46 hạt :
\(2p+n=46\left(1\right)\)
Hạt nhân nguyên tử A có số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt.
\(-p+n=1\left(2\right)\)
\(\left(1\right),\left(2\right):p=15,n=16\)
\(A:Photpho\)
Bài 2 :
Tổng số hạt là 21 hạt :
\(2p+n=21\left(1\right)\)
Số hạt mang điện gấp đôi số hạt ko mang điện
\(2p=2n\left(2\right)\)
\(\left(1\right),\left(2\right):p=n=7\)
\(B:Nito\)
Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt là 60, khối lượng nguyên tử A không quá 40 đvc. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt ít hơn nguyên tử A là 20 hạt . Trong hạt nhân B số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt .
a) Xác định các nguyên tố A, B ?
b) Cho 9,4 g hỗn hợp X gồm A và B vào nước dư đến khi phản ứng kết thúc thấy thoát ra 6,272 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn . Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ?
a) \(2Z_A+N_A=60\Rightarrow N=60-2Z\)
Ta có : Z < N < 1,5Z
=> 3Z < 60 < 3,5Z
=> 17,14 < Z < 20
Mặt khác ta có : Z+N \(\le\) 40
TH1:ZA=18
=>NA=60−2.18=24
=> MA=18+24=42(Loại)
TH2:ZA=19
=>NA=60−2.19=22
=> MA=19+22=41(Loại)
TH3:ZA=20
=>NA=60−2.20=20
=> MA=20+20=40(Nhận)pA=20
⇒A:Canxi(Ca)
Trong nguyên tử B \(\left\{{}\begin{matrix}2Z_B+N_B=40\\N_B-Z_B=1\end{matrix}\right.\)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}Z_B=13\\N_B=14\end{matrix}\right.\) => B là Al
b) Ca + 2H2O ⟶ Ca(OH)2 + H2
Al + Ca(OH)2 + H2O ⟶Ca(AlO2)2 + H2
Đặt x,y lần lượt là số mol Al, Ca(OH)2 phản ứng
=> \(\left\{{}\begin{matrix}40x+27y=9,4\\x+y=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\end{matrix}\right.\)
=> x= 0,1 ; y=0,2
=> \(m_{Ca}=0,1.40=4\left(g\right);m_{Al}=0,2.27=5,4\left(g\right)\)
Tổng số các hạt cơ bản trong nguyên tử X là 40. Trong hạt nhân nguyên tử X , số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Nguyên tử X là?
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}n+p+e=40\\n-p=1\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}n+2p=40\\n-p=1\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}n=14\\p=13\end{matrix}\right.\)
\(A=Z+n=13+14=27\)
=> X là Al
phân tử hợp chất A có dạng M2X biết tổng số proton trong phân tử là 46 hạt hạt nhân mang nguyên tử m có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt hạt nhân nguyên tử Y có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện biết trong a có nguyên tố m chiếm 82,98% khối lượng Tìm công thức hóa học của hợp chất A
Nguyên tử X có tổng số hạt trong hạt nhân là 40 hạt. Biết trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt. Số proton của X là
A. 20
B. 40
C. 21
D. 30
Đáp án A
Gọi số proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.
Tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử là 40 nên p + n = 40 (1)
Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 nên: (p + e) - n = 20 mà trong nguyên tử p = e ⇒ 2p – n = 20 (2)
Lấy (1) + (2) được 3p = 60 → p = 20.
Hợp chất A2B3 có tổng số hạt là 224 , trong đó số hạt ở hạt nhân nhiều hơn số hạt ở vỏ là 76 .Trong nguyên tử B số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện . Tổng số hạt trong A là 40 . Tìm A2B3 ?