Vì sao khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, chữ tôi lại "bỡ ngỡ" và "như lạc loài"?
từ bỡ ngỡ trong câu biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên của bài tiếng đàn ba la cai la được sữ dụng hay như thế nào
lúng túng mới lạ chưa quen lắm chưa có kinh nghiệm bỡ ngỡ với việc mới
Chủ ngữ trong câu “Cũng như tôi, những cô cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép sau người thân, chỉ dám đi từng nước nhẹ.” là:
A. Cũng như tôi, những cô cậu học trò bỡ ngỡ
B. Cũng như tôi, những cô cậu học trò
C. Cũng như tôi,
D. Những cô cậu học trò
Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:
Nhớ lại buổi đầu đi học
Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Cũng như tôi, mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
- Nao nức: hăm hở, phấn khởi.
- Mơn man: Nhẹ nhàng, dễ chịu
- Quang đãng: sáng sủa và thoáng rộng
- Bỡ ngỡ: ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc.
- Ngập ngừng: vừa muốn làm lại vừa e ngại, chưa biết làm thế nào.
Điều gì đã gợi cho tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường ?
A. Khi ấy các bạn nhỏ cùng nhau đi tựu trường
B. Khi bắt đầu vào thu
C. Vào những ngày cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều
Lời giải:
Điều gợi cho tác giả nhớ lại những kỉ niệm về buổi tựu trưởng là : vào cuối thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều.
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên.
(Tiếng đàn ba-lai-ca trên sông Đà – Quang Huy , sách Tiếng Việt 5, tập một )
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái hay của câu thơ:
“Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên”
trong câu '' Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên " tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật là ẩn dụ sông Đà qua từ '' biển ''
- thể hiện vẻ rộng lớn của hồ thủy điện sông Đà
- qua đó thể hiện ngòi bút tinh tế của tác giả cùng tình yêu và niềm tự hào về non nước biển trời việt nam (1)
ngoài ra tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ là nhân hóa hình ảnh biển băng từ bỡ ngỡ
- (1) viết như phần đánh dấu
Bài tiếng đàn ba - la- lai - ca trên sông Đà
“ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp: Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.”
câu 1:nội dung của đoạn trích trên là gì?
NDC: Tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp, lo lắng của nhân vật "tôi" và các bạn cùng tuổi khi ở sân trường.
(1)Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
(2)Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
1.Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn trên.
2.Viết đoạn văn( từ 8-10 câu) phân tích tâm trạng của nhân vật “tôi”, trong đoạn có sử dụng một câu bị động và một quan hệ từ ( gạch chân và chú thích rõ).
Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" khi cùng mẹ đi trên đường đến trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.
- Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi:
+ Cảnh vật, con đường quen thuộc bỗng nhiên trở nên lạ, nhân vật "tôi"cảm thấy có sự thay đổi trong lòng mình.
+ trong chiếc áo vải dù đên cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn
+ Muốn được "thử sức" mình cầm bút thước, sách vở để trở thành "người thạo"
+ ngạc nhiên trước cảnh sân trường Mĩ Lí dày đặc người, ai cũng vui tươi, sáng sủa.
+ Cảm thấy lo sợ vẩn vơ trước ngôi trường bé nhỏ
+ giật mình lúng túng khi nghe thầy gọi tên
+ cảm thấy sợ lúc sắp rời xa bàn tay mẹ
+ bước vào chỗ ngồi vừa ngỡ ngàng, hào hứng
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp: Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.” Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 2: Chỉ ra biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích? Viết đoạn văn phân tích hình ảnh so sánh đó? Câu 3: Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ, ghi lại những suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người.
1. Nội dung: khoảnh khắc bỡ ngỡ, rụt rè của những cậu học trò nhỏ trong ngày đầu tiên đi học.
2. Biện pháp so sánh:
- Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
- Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Bạn tham khảo đoạn văn sau:
Trong văn bản "Tôi đi học", nhà văn Thanh Tịnh đã sử dụng khá nhiều những hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu cảm. Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc: "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". Những so sánh nêu trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả những cảm xúc phong phú của nhân vật “tôi”. Các hình ảnh so sánh rất nhẹ nhàng, đẹp đẽ: mấy cánh hoa tươi, làn mây lướt, con chim non,... Nhờ các hình ảnh giàu sức gợi cảm mà cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn, đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo.
3. Tham khảo
Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.
Bài làm
Câu 1: Tâm trạng khao khát muốn được khám phá những điều mới mẻ nhưng còn ngập ngừng, e sợ của các cô cậu học sinh trong buổi đầu đến trường
Câu 2 Phép so sánh : "Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”
So sánh : Họ ( mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ) với con chim con
Tác dụng của phép so sánh :
+ Làm cho câu văn sống động, giàu hình ảnh
+ Hình ảnh so sánh tinh tế đã nói lên được mái trường là tổ ấm yêu thương đùm bọc, chở che cho những cô cậu học sinh, những cậu học trò là những cánh chim nhỏ muốn được sải cánh bay để tìm hiểu những điều mới mẻ phía trước nhưng còn e sợ trước không gian bao la, rộng lớn.
+ Qua đó, tác giả đã nêu cao vai trò vô cùng quan trọng của nhà trường : chắp cánh ước mơ cho những cô cậu học trò nhỏ.
Câu 3:
Mỗi người trong chúng ta chắc chắn đều đã trải qua khoảng thời gian làm học sinh đầy đẹp đẽ , vui vẻ, đáng nhớ. Khoảng thời gian ấy đều trải qua dưới mái trường, ngôi nhà thứ hai của chúng ta. Trường cho chúng ta môi trường học tập lành mạnh, cho chúng ta những người thầy đáng mến , cho ta những người bạn trời đánh đáng mến, cho ta những phút giây kỉ niệm đáng quý , đáng trân trọng . Trường dạy cho ta đức , kỉ luật, dạy ta cách trưởng thành , đào tạo ta thành con người có ý thức, có ích với cuộc sống , xã hội. Trường là vòng tay dang rộng ôm ấy ta vào lòng , là người mẹ hiền lành bao dung những đứa con nhỏ bé, ngốc nghếch, hồn nhiên , ngây thơ. Trường là chiếc thuyền đưa ước mơ ta tới bến, là cánh chim chắp cánh cho những khát vọng của ta bay cao, bay xa. Trường quả là mái nhà thứ hai của chúng ta.
Bài 1.
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp: Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.”
( Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì?
“Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp”.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo lối diễn dịch làm sáng tỏ cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động, 1 từ tượng hình (gạch chân, chỉ rõ).