Dựa vào thông tin trong mục a, hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng.
Dựa vào thông tin trong mục a, hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long.
Tham khảo
- Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long:
+ Hệ thống sông Mê Công là một trong những hệ thống sông lớn ở châu Á và thế giới. Phần sông Mê Công chảy trên lãnh thổ Việt Nam (còn gọi là: sông Cửu Long) dài hơn 230 km, gồm hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt trên bề mặt châu thổ.
+ Tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long rất lớn, đạt 507 tỉ m3/năm, chiếm 60,4% tổng lượng nước của tất cả sông ngòi ở Việt Nam, vì vậy tuy hàm lượng phù sa không cao nhưng tổng lượng phù sa của hệ thống sông Cửu Long vẫn rất lớn.
+ Do không có hệ thống đê ven sông như ở châu thổ sông Hồng nên khi mùa lũ đến, nước sông Cửu Long dâng tràn ngập một vùng rộng khoảng 10.000 km (chủ yếu ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên), bồi đắp phù sa cho bề mặt châu thổ.
+ Trước đây, hằng năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở khu vực bán đảo Cà Mau tới hàng trăm mét mỗi năm. Hiện nay, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước sông giảm nên nhiều nơi ở ven biển của châu thổ bị sạt lở.
Dựa vào hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng.
tham khảo
Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15 000 km3, được bao bọc bởi địa hình đồi núi phía bắc và phía tây, mở rộng về phía vịnh Bắc Bộ theo hướng đông nam.
Châu thổ sông Hồng được hình thành trong thời gian dài nhờ phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ trầm tích trên vùng trũng:
- Có nhiều phụ lưu lớn (sông Đà, sông Lô,..) và chi lưu (sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy,...), giữ vai trò chính trong việc bồi tụ châu thổ; Có xu hướng lấn ra biển với tốc độ trung bình khoảng 80 - 100m/năm, tiêu biểu như ở Thái Bình, Ninh Bình.
- Hệ thống sông Thái Bình được hợp lưu bởi sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam và một số phụ lưu khác, chảy đến hạ lưu thì chia ra các nhánh như sông Kinh Thầy, sông Bạch Đằng, sông Cấm,... Hệ thống sông Thái Bình góp phần vào việc bồi tụ nên châu thổ này.
Ở phía bắc châu thổ sông Hồng có nhiều đồi núi sót, phía nam còn nhiều ô trũng giữa sông Hồng và sông Đáy. Trong 2000 năm gần đây, châu thổ sông Hồng có nhiều thay đổi do hoạt động đắp đê, lấn biển ở vùng châu thổ và sự xuất hiện các công trình thuỷ lợi — thuỷ điện ở vùng thượng nguồn.
Tham khảo
- Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15.000 km2, được hình thành trong thời gian dài nhờ phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ trầm tích trên vùng trũng:
+ Hệ thống sông Hồng có nhiều phụ lưu lớn và chi lưu, giữ vai trò chính trong việc bồi tụ châu thổ. Nhờ có lượng phù sa lớn nên châu thổ sông Hồng có xu hướng lấn ra biển với tốc độ trung bình khoảng 80 - 100m/năm, tiêu biểu như ở Thái Bình, Ninh Bình.
+ Hệ thống sông Thái Bình được hợp lưu bởi sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam và một số phụ lưu khác, chảy đến hạ lưu thì chia ra các nhánh như sông Kinh Thầy, sông Bạch Đằng, sông Cấm,... Hệ thống sông Thái Bình góp phần vào việc bồi tụ nên châu thổ sông Hồng.
- Ở phía bắc châu thổ sông Hồng có nhiều đồi núi sót, phía nam còn nhiều ô trũng giữa sông Hồng và sông Đáy.
- Trong 2000 năm gần đây, châu thổ sông Hồng có nhiều thay đổi do hoạt động đắp đê, lấn biển ở vùng châu thổ và sự xuất hiện các công trình thuỷ lợi - thuỷ điện ở vùng thượng nguồn.
Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Hồng.
- Cho biết nền văn minh châu thổ sông Hồng hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào.
Tham khảo
♦ Quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Hồng
- Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15000 km2, được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình trên vùng sụt lún thấp, rộng lớn.
- Châu thổ sông Hồng có dạng hình tam giác với đỉnh ở thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), đáy là đường bờ biển từ thành phố Hải Phòng đến cửa sông Đáy thuộc huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình).
- Quá trình bồi đắp châu thổ diễn ra thường xuyên, liên tục từ hàng chục nghìn năm trước và luôn gắn liền với lịch sử con người khai khẩn, cải tạo, mở rộng châu thổ.
+ Cư dân châu thổ sông Hồng có nguồn gốc chủ yếu là người Việt cổ. Cư dân di chuyển dần từ vùng trung du đến các vùng đồng bằng mới được bồi đắp dọc theo các triền sông ở vùng hạ lưu ven biển.
+ Từ thời Lý, các công trình quai đê lấn biển, đắp đê trên các triền sông vùng hạ lưu đã làm cho quá trình hình thành và phát triển châu thổ diễn ra nhanh và có hiệu quả hơn.
+ Hiện nay, trung bình mỗi năm châu thổ sông Hồng mở rộng ra biển khoảng 80 - 100 m.
♦ Giải thích
- Nền văn minh sông Hồng được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở sau:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu nóng ẩm, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ);
+ Sức lao động cần cù, sáng tạo của con người.
Dựa vào hình 1.3 và thông tin trong bài, em hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long.
Tham khảo
- Châu thổ sông Cửu Long là một phần của châu thổ sông Mê Công, rộng khoảng 40.000 km2. Đây là châu thổ trẻ, có quá trình hình thành chủ yếu cách đây hơn 2.000 năm, được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long và ảnh hưởng của các đợt biển tiến, biển thoái.
- Hệ thống sông Cửu Long gồm hai dòng chính là sông Tiền và sông Hậu cùng hệ thống kênh, rạch chằng chịt, có lượng phù sa lớn nên đồng bằng phát triển nhanh, mỗi năm lấn ra biển khoảng 100 m như ở bán đảo Cà Mau (Cà Mau).
- Châu thổ sông Cửu Long còn nhiều ô trũng lớn chưa được phù sa bồi đắp ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, trung tâm bán đảo Cà Mau. Do địa hình thấp nên hằng năm, các vùng trũng này bị ngập nước vào mùa lũ.
- Ở bãi triều ven biển và vùng cửa sông của châu thổ, rừng ngập mặn rất phát triển.
tham khảo
-Châu thổ sông Cửu Long là một phần của châu thổ sông Mê Công, rộng khoảng 40 000 km2. Đây là châu thổ trẻ, có quá trình hình thành chủ yếu cách đây hơn 2000 năm, được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long và ảnh hưởng của các đợt biển tiến, biển thoái.
-Hệ thống sông Cửu Long gồm hai dòng chính là sông Tiền và sông Hậu cùng hệ thống kênh, rạch chằng chịt, có lượng phù sa lớn nên đồng bằng phát triển nhanh, mỗi năm lấn ra biển khoảng 100 m như ở bán đảo Cà Mau (Cà Mau).
-Châu thổ sông Cửu Long còn nhiều ô trũng lớn chưa được phù sa bồi đắp. Do địa hình thấp nên hằng năm, các vùng trũng này bị ngập nước vào mùa lũ
-Ở bãi triều ven biển và vùng cửa sông của châu thổ, rừng ngập mặn rất phát triển.
Đọc thông tin và quan sát hình 1.2, hãy:
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Cửu Long.
- Cho biết nền văn minh châu thổ sông Cửu Long hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào.
Tham khảo
1.
- Châu thổ sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, đây là bộ phận cuối cùng của hạ lưu châu thổ sông Mê Công.
- Châu thổ sông Cửu Long được tiếp nhận nguồn nước và lượng phù sa dồi dào đã bồi đắp nên những cánh đồng rộng lớn, đất đai màu mỡ.
- Do địa thế thấp (độ cao trung bình khoảng 2 m so với mực nước biển) nên châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thuỷ triều, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền theo các cửa sông lớn.
- Hiện nay, châu thổ sông Cửu Long vẫn tiếp tục mở rộng ra biển ở khu vực các cửa sông lớn và bán đảo Cà Mau, trung bình mỗi năm khoảng 60 - 80 m.
2.
- Nền văn minh châu thổ sông Cửu Long được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở sau:
+ Địa hình bằng phẳng; đất đai phì nhiêu, màu mỡ; khí hậu điều hoà và hệ thống kênh rạch chằng chịt.
+ Công sức khai phá, cải tạo của con người.
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự với chế độ nước của sông Hồng.
tham khảo
Sự biến đổi của châu thổ sông Hồng gắn liền với quá trình khai thác, quản lí nguồn nước và khai phá đất đai nhằm xây dựng các vùng nông nghiệp lúa nước:
Vào thiên niên kỉ thứ nhất, dân di cư từ vùng trung du xuống khu vực thấp dọc hai bên bờ sông và sang phía đông (Hải Dương, Quảng Ninh); sang thiên niên kỉ thứ hai, họ di cư vào các vùng trũng và duyên hải phía đông, đông nam (Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định).Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, sự xuất hiện của lúa chiêm phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai nơi đây đã đem đến sự thịnh vượng cho Đại Việt, dẫn đến sự gia tăng dân số nhanh chóng của đồng bằng sông Hồng giai đoạn này.Cuối thế kỉ XIII, biến đổi khí hậu, thiên tai và đặc biệt là lũ lụt ngày càng nghiêm trọng đã làm thay đổi cấu trúc của đồng bằng sông Hồng => công trình đê lớn đầu tiên được bắt đầu vào năm 1248 (thời nhà Trần). Đến cuối thế kỉ XIV, đê điều cơ bản được hoàn thành và vẫn tiếp tục ở các thế kỉ sau.
Vào đầu thế kỉ XX, hệ thống đê có độ dài 4 000 km và tiếp tục được nối dài thêm ở những giai đoạn sau.
Dựa vào thông tin trong mục e, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố giao thông vận tải đường sông, hồ.
- Tình hình phát triển:
+ Vận tải trên sông, hồ xuất hiện từ rất sớm dựa trên hệ thống sông, hồ tự nhiên và ngày càng thuận lợi nhờ các hoạt động cải tạo của con người.
+ Cải tạo cơ sở hạ tầng đường thủy, kết nối vận tải đường thủy và cảng biển công-te-nơ, ứng dụng công nghệ cao,… là xu hướng phát triển của ngành vận tải đường sông hồ trong tương lai.
- Sự phân bố:
+ Các quốc gia phát triển mạnh giao thông vận tải đường sông, hồ là Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Ca-na-đa.
+ Các hệ thống sông, hồ có tiềm năng lớn về giao thông là Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga,… (châu Âu); Mê Kông, Dương Tử,.. (châu Á), Mi-xi-xi-pi và Ngũ Hồ (châu Mỹ).
Dựa vào hình 12.4, hình 13.2 và thông tin trong bài hãy:
- Xác định trên bản đồ các quốc gia đã gia nhập ASEAN.
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của ASEAN.
- Trình bày các mục tiêu của ASEAN, so sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU.
Tham khảo!
Yêu cầu số 1: Các nước đã gia nhập ASEAN:
- Hiện nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên, là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Mianma, Xingapo, Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây.
Yêu cầu số 2: Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.
- Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999).
- Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Cuala Lămpơ (Malaixia), lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.
Yêu cầu số 3:
♦ Mục tiêu của ASEAN: Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.
- Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
- Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).
- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.
=> Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”
♦ So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:
- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…
- Khác nhau:
+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.
+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, thích ứng với chế độ nước của sông Cửu Long.
Tham khảo
♦ Quá trình khai khẩn và cải tạo vùng châu thổ sông Cửu Long:
- Đầu thế kỉ XVI, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là vùng đất khá hoang vu.
- Từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII, một bộ phận người Việt bắt đầu đến cư trú, khai phá vùng đất này. Họ sinh sống chủ yếu bằng cách khai thác thuỷ hải sản, lâm sản, trồng lúa,...
- Đến thế kỉ XVIII, người Việt di cư đến đây sinh sống đã khá đông đúc, hình thành nên những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa rộng lớn, những vườn cây trái xanh tốt.
- Bên cạnh hệ thống sông, kênh rạch tự nhiên, người dân còn đào nhiều kênh mới để dẫn nước tưới tiêu, làm đường giao thông, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa,... Nổi tiếng là các kênh: Vĩnh Tế, Thoại Hà, Tháp Mười, Chợ Gạo,...
♦ Các hoạt động nhằm thích ứng với chế độ nước sông Cửu Long:
- Ở đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đời con người đã thích ứng với điều kiện tự nhiên, tận dụng khai thác nguồn lợi thuỷ sản phong phú, nguồn nước ngọt và phù sa màu mỡ do nước sông mang lại để tăng độ phì và cải tạo đất.
- Trong những năm gần đây, để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành các giải pháp như:
+ Xây các đập ngăn mặn xâm nhập vào thời kì mùa cạn;
+ Đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn các giống mới phù hợp;
+ Tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, phát huy cao nhất những lợi thế của vùng là: trồng lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển vườn trồng cây ăn quả,...