Xác định vị trí một số sông, hồ nước ta trên bản đồ hình 6.1.
Dựa vào bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam ở Bài 1, trang 7 và thông tin, em hãy:
- Xác định vị trí sông Hồng trên bản đồ.
- Kể một số tên gọi khác của sông Hồng.
- Vị trí của sông Hồng trên bản đồ là Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà).
- Một số tên gọi khác của sông Hồng: Nhị Hà, Hồng Hà,..
Đọc thông tin mục a và quan sát vào hình 6.1, hãy:
1. Xác định phạm vi lưu vực của ba hệ thống sông: Hồng, Thu Bồn, Mê Công ở lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ.
2. Trình bày đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta.
Tham khảo
1.
2.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:
+ Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài dài trên 10km.
+ 93% các sông nhỏ và ngắn. Một số sông lớn là: sông Hồng, sông Mê Công,…
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...) và hướng vòng cung (sông Thương, sông Lục Nam,…); một số sông chảy theo hướng tây - đông.
- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta có hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/ năm) và lượng phù sa khá lớn (khoảng 200 triệu tấn/năm).
- Làm việc với hình 6.1 và số liệu bẳng 6.1:
- Đọc tên các thành phố lớn ở bẳng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1 (theo chữ cái đầu của tên thành phố ghi trên lược đồ).
- Xác định vị trí và điền tên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in.
- Cho biết các thành phố lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực nào, vì sao lại có sự phân bố đó?
- Đọc tên các thành phố lớn ở bảng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1 (theo chữ cái đầu tiên của tên thành phố ghi trên lược đồ).
- Xác định vị trí đầu tiên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in( dựa vào chữ cái đầu tiên ghi trên lược đồ): T – Tô-ki-ô (Nhật Bản); B – Bắc Kinh, T - Thượng Hải (Trung Quốc); M – Ma- li-na (Phi-líp-pin); H – Hồ Chí Minh (Việt Nam); B – Băng Cốc (Thái Lan); G – Gia-các-ta (I-đô-nên-xi-a); Đ – Đắc-ca (Băng-la-đét); C – Côn-ca-ta, M – Mum-bai ; N – Nui Đê-li (Ấn Độ); C – Ca-ra-si (Pa-ki-xtan); T - Tê-hê-ran (I-ran); B – Bát-đa (I-rắc).
- Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, đất đai màu mở, nguồn nước dồi dào, có khí hậu ôn đới gió mùa hoặc nhiệt đới gió mùa.
Hãy xác định vị trí các con sông: Von-ga, Đa-nuýp, Rai-nơ trên bản đồ hình 1.
Xác định vị trí các sông: Von-ga, Đa-nuýp, Rai-nơ
- Sông Von-ga: phía đông châu Âu.
- Sông Đa-nuýp: phía nam châu Âu.
- Sông Rai-nơ: phía tây châu Âu.
Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài em hãy:
- Xác định trên bản đồ một số hệ thống sông lớn.
- Phân tích đặc điểm mạng lưới và chế độ nước sông của một hệ thống sông lớn ở nước ta
Tham khảo
1.
- Hướng dẫn: quan sát bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở Việt Nam và xác định:
+ Hệ thống sông Hồng
+ Hệ thống sông Thu Bồn
+ Hệ thống sông Cửu Long.
2.
(*) Lựa chọn: phân tích đặc điểm của hệ thống sông Hồng
(*) Trình bày:
a. Đặc điểm mạng lưới sông:
- Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước sau hệ thống sông Mê Kông.
- Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu, trong đó có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).
- Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.
b. Đặc điểm chế độ nước sông:
- Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn)
+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.
+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.
- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.
- Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.
2:
Tham khảo:
Hệ thống sông Cửu Long:
- Chiều dài dòng chính: 4300km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy tới Phnom Pênh chia thành 3 nhánh:
+ Một nhánh chảy vào hồ Tông-lê Sáp (Cam-pu-chia)
+ Hai nhanh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam.
- Có nhiều phụ lưu.
- Chế độ nước đơn giản, điều hòa.
- Mùa lũ kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.
Dựa vào thông tin mục I, và hình 6.1, hãy:
- Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh trên bản đồ.
- Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý đến sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực Mỹ La-tinh.
Tham khảo:
Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh
- Phạm vi lãnh thổ
+ Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2;
+ Bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.
- Vị trí địa lí:
+ Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương: phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía nam là Nam Đại Dương.
+ Mỹ La-tinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác. Phía bắc giáp khu vực Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa).
Quan sát hình 1 và đọc thông tin, em hãy xác định vị trí sông Hồng trên lược đồ và kể một số tên gọi khác của sông Hồng.
Sông Hồng còn có tên gọi khác như Hồng Hà, sông Cái, sông Thao, Bạch Hạc, Nhị Hà,...
Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam Á.
a) Vị trí địa lí
- Ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia; trên biển giáp Ma-lai-xi-a, Bry-nây, Phi-lip-pin, Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a.
- Nằm trong khung của hệ tọa độ địa lí:
Phần trên đất liền:
Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23'B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Điểm cực Nam ỏ vĩ độ 8o34'B tại xã Đất Mũi, huyên Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Điểm cực Tây ở kinh độ 102o10'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Điểm cực Đông ở kinh độ 109o24'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50'B, và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến trên 117o 20' Đ tại Biển Đông.
- Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vục giờ (múi giờ) thứ 7, tính từ khu vục giờ gốc (giờ GMT).
b) Phạm vi lãnh thổ
- Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất (toàn bộ đất liền và các hải đảo): 331.212km2.
- Vùng biển bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Lưu ý chỉ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Muốn xác định vị trí của một điểm trên bản đồ chúng ta dựa vào:
A. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
B. Hệ thống hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.
C. Theo phương hướng trên bản đồ.
D. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.
Muốn xác định vị trí của một điểm trên bản đồ chúng ta dựa vào hệ thống kinh vĩ tuyến đi qua điểm đó.
Chọn: B.