Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Thanh Tâm
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
17 tháng 11 2016 lúc 20:21

1.

MB: Giới thiệu về vấn đề gia tăng dân số. Đó là sự tăng lên quá nhanh về số dân trong một đất nước nói riêng và trên thế giới nói chung. Và ngày nay, nó là một thục trạng đáng báo động và cần đc giải quyết.

TB:
- Biểu hiện của vấn đề gia tăng dân số: sự tăng nhanh về dân số, mỗi năm có rất nhiều trẻ em được sinh ra. Chủ yếu là xảy ra ở những gia đình nghèo, những quốc gia đang phát triển. Mà Việt Nam đang ở trong tình trạng đó.

- Tác hại của vấn đề gia tăng dân số:

+ Đời sống người dân sẽ gặp nhiều khso khăn hơn. Đông con, sẽ ko có đủ điều kiện để có thể chăm sóc con cái cho tốt hơn.

+ Những đứa trẻ đc sinh ra ko được hưởng những điều tốt đẹp hơn.

+ Gia tăng dân số, vấn đề việc làm, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của 1 quốc gia.

- Nguyên nhân:

+ Những hủ tục lạc hậu, quan niệm phong kiến lỗi thừoi, tín ngưỡing nặng nề vẫn còn tồn tại trg tư tưởng mỗi người dân.

+ Tư tưởng "sinh nhièu con để sau này còn có cái mà sướng" và đặc biệt là hệ lụy của "trọng nam khinh nữ".

+ Chưa có sự can thiệp 1 cách mạnh mẽ, nghiêm khắc từ chính quyền địa phương.

- Dẫn chứng cụ thể của thực trạng gia tăng dân số ở nước ta, và một số nước khác trên thế giới.

- So sánh với những gia đình, những quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số giảm mạnh và có khả năng ko tăng về điều kiện gia đình, cuộc sống của họ.

- Biện pháp:

+ Thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đúng đắn kế hoạch háo gia đình.

+ Tự mỗi người chồng người vợ có ý thức hơn, tiến bộ hơn trong viẹc sinh con.

+ Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chưúc năng quản lý chặt chẽ hơn.

KB: Chốt lại vấn đề, định hướng tương lai về một dân tộc VN nói riêng và thế giới nói chung sẽ ko còn phải lo âu nhiều về vấn đề gia tăng dân số nữa. Đời sống của người dân sẽ tốt hơn.
  
Bình luận (0)
Lê Phương Anh
17 tháng 11 2016 lúc 20:22

2.Môi trường đã gắn liền với con người, từ khi Thế giới này tồn tại khái niệm con người. Nhưng hiện nay dường như con người ta chỉ biết đến mình mà quên mất đi mình đang sống, tồn tại cùng với môi trường. Đã có rất nhiều, rất nhiều những thứ mà con người ta đã làm để cho môi trường này tệ hại hơn.

Rác, rác và rác - đó là điều mà từng ngày đi trên con đường này tôi nhìn thấy.
ven đường, dưới gầm cầu, hay cả giữa đường, rác được vứt một cách táo bạo. Chẳng hiểu lúc cầm trên tay cả đống rác, tay cứ đung đưa và ném, trong đầu người ta đã nghĩ đến cái gì. "Nhà mình sạch hơn" - có lẽ thế.
Cái bản tính ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân đã khiến con người ta quên đi cái gọi là vì cộng đồng.
Tôi đã được học trên lớp cái bài môi trường. Nó cần được bảo vệ, khẩn cấp. Nhưng hình như những con người vô tâm ấy ko hề được đọc hay tệ hại hơn là có đọc mà ko tiếp thu.
Từ trên tivi, tôi nghe được đâu đây những con người đang oằn mình chống lại với con sông ô nhiễm nặng nề. Thương thay! Đến khi nào con người mới ngừng cái việc gây hại cho đồng loại và cho chính cuộc sống này.
Vấn đề này nó ko phải là mới, nó cũ rất cũ nhưng chưa bao giờ được giải quyết triệt để. Có thể là khó, rất khó. Nhưng mỗi người một tay, mỗi người 1 ý thức thì đã chẳng đến nỗi báo động như bây giờ.
Nếu như cứ với tình trạng này, con người ta sẽ đi về đâu. Rồi một ngày nào đó, Thế giwois này sẽ chẳng có chỗ nào trong lành cho con người ta yên ổn dấn thân. Đó là hậu quả ko thể tránh khỏi nếu như cứ cái đà "vô ý thức" đó.
.....
Phải làm sao, trên Thế giới đã đưa ra bao nhiêu là biện pháp. Thực thi được có, trên giấy cũng có.
Nhưng chẳng gì có thể tốt hơn là ý thức bảo vệ môi trường của con người ta được nâng lên , để cho môi trường này được bảo vệ như chính những gì nó có.
Học sinh, học tập, tiếp thu, và hành động.
Tuổi nhở làm việc nhỏ, góp một phần nhỏ nhắn của mình cho môi trường to lướn đang bị đe dọa.
....
Tôi đã được nghe người ta nói nhiều về môi trường ngày nay. Ngạc nhiên cũng có, nhưng nhiều hơn là thất vọng. Có lẽ con người ta sẽ pahir hối hận vì những hành động sai lầm mà mình đã làm để cho môi trường bị ô nhiễm như hiện nay. Đến một ngày nào đó thiên nhiên sẽ ko còn có thể chịu đựng nổi cái sự "chai lì" của con người.

Bình luận (0)
Lê Phương Anh
17 tháng 11 2016 lúc 20:24

3.

Xã hội đang phát triển từng ngày kéo theo nhiều nhu cầu mới phát sinh và các tệ nạn cũng theo đó mà ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của mỗi người. Hút thuốc lá chưa phải là tệ nạn nhưng nó là vấn đề gây nhức nhối đối với tất cả mọi người. Bởi nó đặt ra nhiều thách thức chưa thể tháo gỡ được.

Tình trạng hút thuốc lá hiện nay diễn biến rất phức tạp và ngày càng gia tăng, chưa thể kìm hãm lại. Mặc dù các công ty sản xuất thuốc lá vẫn có dòng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” nhưng họ bỏ qua, mặc kệ vẫn hút.

Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim, khoa học và thực tế đã chứng minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều so với những người không hút thuốc lá. Vì sao vậy. Trong thuốc lá có côcain dễ gây nghiện, khu hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Không chỉ cá nhân người hút mà hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải khói độc. Vợ con, những người xung quanh… cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư… đặc biệt người hít phải khói thuốc còn có khả năng bị bệnh cao gấp mười lần người hút thuốc. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.

Nạn hút thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế mỗi người và nền kinh tế xã hội. Một người mới bắt đầu làm quen với thuốc lá có thể hút rất ít không tốn là bao nhưng thuốc lá rất dễ gây nghiện nên số lượng và số lần hút sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Vì vậy, số tiền đáng lẽ một người chồng cha mẫu mực phải lo cho gia đình, một cậu thanh niên dành quyên góp đồng bào lũ lụt… thì lại nướng vào hút thuốc lá. Thật tai hại! Đặc biệt trên phong bì ngoài bao thuốc nào cũng có ghi “hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” nên việc nhập khẩu thuốc lá với thuế quan rất đắt ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Do vậy có thể nói thuốc lá làm nền kinh tế cá nhân, cả nước và cả thế giới thiệt hại.

Nhiều thanh niên (trong đó có cả nữ) ngày nay muốn tỏ vẻ ta đây là người lớn, lên mặt đàn anh đàn chị bèn tìm đến thuốc lá. Họ coi lúc nào cũng phì phèo điếu thuốc lá trên tay mới là dân sành điệu. Suy nghĩ vậy thực là nguy hiểm! Quả thuốc lá đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách con người. Bố và anh hút, chú bác hút… không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu. Một điều đáng chê trách của nền điện ảnh Việt Nam và cả thế giới là những chiến sĩ cảnh sát mẫu mực nhất, những cán bộ được yêu kính nhất… trước một vấn đề đau đầu cần suy nghĩ để tìm hướng giải quyết thì lại trầm ngâm cùng điếu thuốc. Điều đó càng khuyến khích việc hút thuốc lá. Tệ nạn thuốc lá không chỉ giới hạn trong phạm vi của nó. Từ điều thuốc đến cốc bia, đến ma tuý thực là khoảng cách không xa mấy. Mọi tệ nạn dường như đều có thể mở đầu bằng điếu thuốc.

Thuốc lá – Môi trường ngỡ không liên quan đến nhau nhưng thực ra có liên quan mật thiết đến nhau. Hút thuốc lá, khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh khói nhà máy, khói xe cộ… khói thuốc lá hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Vì những tác hại ảnh hưởng đến sức khoẻ kinh tế, nhân cách, đời sống con người như vậy nên mỗi cá nhân cộng đồng, toàn thế giới cần phải tích cực chống việc hút thuốc lá. Không chỉ là lời nói, khẩu hiệu suông mà ai cũng phải tự ý thức thực hiện bằng hành động. Người người nhắc nhở nhau, nhà nhà nhắc nhở nhau… nếu tất cả cùng đồng tâm hiệp lực không hút – không mua – không bán thuốc lá thì tốt biết mấy.



 
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân:

Đối với môi trường tự nhiên

- Làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, suy giảm đa dạng sinh học.

- Mất cân bằng sinh thái, gây hạn hán, giảm mực nước ngầm.

Đối với đời sống của người dân

- Gây ra nhiều thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,…) đe dọa đời sống của người dân vùng chân núi.

- Đất trống đồi trọc gây xói mòn, thoái hóa, bạc màu đất đai, thu hẹp diện tích đất canh tác.

Bình luận (0)
Phạm Thị Hoàng Oanh
Xem chi tiết
Sachi
24 tháng 9 2021 lúc 10:03

Tham Khảo:

Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.

    Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

    Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.

    Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

    Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

    Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.

    Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.

Bình luận (0)
Long Luyen Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 8 2018 lúc 16:08

Phương pháp: So sánh, liên hệ.

Cách giải:

- sgk 11 trang 9: Sau khi hoàn thành xâm lược, thực dân Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ. Để tạo chỗ dựa vững chắc cho mình, thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.

- sgk 11 trang 124: sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì (đã thực hiện sau năm 1874). Việc chia nước ta làm ba kì là biểu hiện của chính sách “chia để trị”. Đồng thời, sử dụng chính sách mua chuộc những phần tử phong kiến đầu hàng để làm tay sai cho Pháp.

=> Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là: đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị, mua chuộc tầng lớp phong kiến.

Chọn: B

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
28 tháng 6 2019 lúc 8:30

Đáp án A 

Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là: Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị, mua chuộc tầng lớp phong kiến

Bình luận (0)
Mai Bảo Châu
29 tháng 10 2021 lúc 8:02

Đáp án A 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 1 2018 lúc 16:41

Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là: Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị, mua chuộc tầng lớp phong kiến

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 9 2017 lúc 10:13

Đáp án: B

Giải thích: Mục…1….Trang…9…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 10 2017 lúc 16:35

Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị (chủ nghĩa thực dân cũ).

- Ở Việt Nam, thực dân Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì, sáp nhập vào Liên bang Đông Dương. Đứng đầu là một viên Toàn quyền là người Pháp. Đứng đầu mỗi tỉnh đều có một viên công sứ người Pháp thực hiện chức năng bảo hộ,... => Đây chính là chính sách trực trị, chia để trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Về cơ bản cũng giống với chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)