Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 17:22

Tham khảo:
4. Bromo - một trong năm ngọn núi lửa đang hoạt động đẹp nhất thế giới là địa danh mà mọi tín đồ du lịch đều rỉ tai nhau rằng nhất định nên đến một lần trong đời. Bình minh ở Bromo đẹp tới mức mà người ta có thể sẵn sàng xếp hàng dài từ 3-4 giờ sáng để... lấy chỗ ngắm. Dân du lịch châu Âu từng viết về bình minh tại Bromo rằng: “Đứng bên mép vực sâu hun hút, mặt đất thỉnh thoảng lại rung lắc sau những tiếng gầm gừ phát ra từ lỗ đen khổng lồ to như sân bóng sâu phía dưới. Từng vệt khói nặng mùi lưu huỳnh phả lên, gió lồng lộng thổi, tạo cảm giác lạnh sống lưng trong hành trình khám phá và trải nghiệm kỳ quan thiên nhiên trên miệng núi lửa Bromo".

Xuan Nhung Nguyen Thi
Xem chi tiết

1. 

Người Thái còn có tên gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Thái Đỏ và một số nhóm nhỏ khác chưa được phân định rõ ràng. Người Thái có mặt ở Việt Nam khoảng hơn 1000 năm trước, có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái, thuộc ngôn ngữ Thái – Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái Lan, tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan của người Myanmar và tiếng Choang ở miền Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam chúng ta, 8 dân tộc ít người, bao gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái đều được xếp chung là nhóm ngôn ngữ Thái. Người Thái cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái ở 8 tỉnh này chiếm 97,6% dân số. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở nước ta có 1.550.423 người, là dân tộc đứng thứ 3 về dân số tại Việt Nam. Con số thống kê này so với 10 năm trước, năm 1999 tăng hơn 200.000 người. Đó là một tỉ lệ tăng vừa phải trong cộng đồng cư dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

 

Địa bàn cư trú của người Thái Việt Nam chủ yếu ở Tây Bắc, một số ít ở Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Hiện nay, với tinh thần tự do trong hiến pháp, họ cư trú trên 63 tỉnh và thành phố để làm ăn, sinh sống và học tập, cùng với các dân tộc anh em, khác xây đắp một đất nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh trong tương lai.

Kinh tế của người Thái truyền thống khá mạnh về nông nghiệp làm ruộng nước, theo đó, họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng phát rẫy, làm nương, trồng lúa cạn và hoa màu, cùng nhiều thứ cây quả, củ khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải và có một số nơi làm đồ gốm. Đồ gốm của người Thái Sơn La có chất liệu, công nghệ, phương pháp nung rất gần với đồ gốm thời Sơ sử của Việt Nam, cách đây trên dưới 2000 năm, theo đó, nó được coi như là báu vật để nghiên cứu so sánh giữa xưa và nay, thông qua rất nhiều văn liệu khảo cổ học và dân tộc học, tôi đã từng được đọc.

 

Hôn nhân gia đình của người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con, mới về ở bên nhà chồng. Hiện nay, phong tục truyền thống ấy đã bị phá vỡ, dẫu có đôi ba trường hợp gia đình nhà gái khó khăn, vẫn xẩy ra hiện tượng này. Tuy nhiên, đó không phải là hiện tượng riêng có, mà của bất cứ cộng đồng nào gặp khó khăn. Cô gái Thái sau khi lấy chồng phải búi tóc (tằng cẩu) ở trên đỉnh đầu, như là một chỉ dẫn về tình trạng hôn nhân của người phụ nữ Thái.

Người Thái quan niệm, chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia, do đó, đám ma là lễ tiễn người chết về “Mường Trời”. Mộ địa của người Thái thường đặt trong rừng, có nhà mồ và nấm mộ. Xưa kia, người Thái còn có tục dựng hòn mồ bằng đá, như là một tàn dư của tín ngưỡng cự thạch mai táng. Nay tàn dư ấy không còn nhưng vẫn còn nhận ra ảnh xạ qua những cây cột gỗ của nhà mồ vài chục năm về trước.

Văn hóa dân gian của người Thái vô cùng phong phú. Đó là những thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái như Xống chụ xon xaoKhum Lú nàng úa đều là những di sản văn hóa quý báu mà người Thái còn bảo lưu cho tới nay trong cộng đồng.

Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ văn học, luật tục được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là Khắp tay. Đó là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp, ném còn đã trở thành những di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng của cộng đồng này, không chỉ người dân Việt Nam biết đến mà cả thế giới ngưỡng mộ mỗi khi được cách tân hóa, mang đi biểu diễn ở nước ngoài.

Đặc điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hoa là xây nhà sàn. Nhà của người Thái Trắng có khá nhiều điểm gần gụi với nhà của người Tày – Nùng. Nhà của người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của cư dân Môn – Khmer. Tuy vậy, nhà của người Thái Đen lại có đặc trưng không hề thấy ở nhà của cư dân Môn – Khmer: Nhà của người Thái Đen có nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều kiểu trang trí khác nhau.

Bộ khung nhà Thái có hai kiểu vì cơ bản, đó là Khứ kháng và Khay điêng. Vì Khay điêng chính là Khứ kháng mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần lại với kiểu vì nhà người Tày – Nùng.

Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà người Thái Đen là khá độc đáo: Các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: Phần dành cho nơi cư ngụ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và phần còn lại là nơi tiếp khách nam.

Vài nét phác thảo trên đây về người Thái ở Việt Nam, hẳn cũng chưa nói được nhiều điều đối với một dân tộc vô cùng lớn, có nhiều biến động, thăng trầm trong lịch sử và có quá nhiều những đóng góp cho mảnh đất chữ S Việt Nam trong dặm dài lịch sử.

Mong muốn nói nhiều như thế thì quả là “bó tay” đối với người viết, khi dân tộc này với bộn bề, chất chứa những giá trị lịch sử, văn hóa muốn lựa chọn trình bạn đọc, nhưng dung lượng lại có hạn, theo đó, mong độc giả hãy coi đây như là những chỉ dẫn bước đầu để có một lần hay nhiều lần trong cuộc đời, được trải nghiệm với bản làng Thái Mai Châu (Hòa Bình), Sơn La, Điện Biên và Tây Thanh – Nghệ, chắc sẽ thu hái được nhiều hơn những gì đã đọc qua bài viết ngắn ngủi này.

 

2.

 

 ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT

          Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.

Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.

Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền. Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời).

Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến. Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo.

 

3.

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nước; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, đề ra giải pháp tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

 

4. Cái này tự hoạt động ạ!

# mang tính chất Tk

lê hồng phương Chi
Xem chi tiết
Yen Duong
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 18:16

- Nhiệm vụ 1: Sưu tầm thông tin và trình bày về một ngành công nghiệp là thế mạnh của cộng hòa Nam Phi.

(*) Tham khảo: Ngành khai thác khoáng sản

- Nam Phi có trữ lượng khoáng sản lớn, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong sản xuất và trữ lượng khoáng sản của thế giới với giá trị khoảng 20,3 nghìn tỷ Rand (tương đương khoảng 2,5 nghìn tỷ USD). Nam Phi là nước đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP.

- Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn của Nam Phi bao gồm kim loại và khoáng sản quý, khoáng sản năng lượng, kim loại màu và không màu, các khoáng sản công nghiệp. Chỉ có 2 loại khoáng sản chiến lược là dầu thô và bô-xít không có mặt tại Nam Phi.

- Ngoài trữ lượng khoáng sản phong phú, các thế mạnh của Nam Phi bao gồm trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cực kì cao, các hoạt động nghiên cứu và phát triển chuyên ngành. Quốc gia này cũng cung cấp máy móc chế biến vàng, bạch kim, kẽm các-bon, thép không gỉ và nhôm. Nam Phi cũng là một trong những quốc gia đứng đầu về công nghệ khoáng sản mới, như công nghệ dỡ đất (ground breaking) giúp sàng tuyển quặng sắt phẩm chất thấp thành các đơn vị sắt chất lượng cao.

- Cuối năm 2011, ngành công nghiệp khoáng sản Nam Phi là ngành có đóng góp lớn nhất đối với sự dịch chuyển của nền kinh tế, với việc hoàn tất thương vụ BBBEE trị giá 150 tỷ Rand. Ngành khai khoáng cũng là lĩnh vực đem lại nhiều ngoại tệ nhất cho Nam Phi, đặc biệt là vàng - chiếm tới một phần ba nguồn thu từ xuất khẩu.

- Ngành công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp liên quan có tầm quan trọng rất lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của Nam Phi vì ngành này đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn thu ngoại tệ. Theo Phòng Mỏ (Chamber of Mines), ngành công nghiệp khai thác mỏ của nước này:

+ Tạo ra 01 triệu việc làm

+ Chiếm khoảng 18% GDP (8,6% trực tiếp, 10% gián tiếp)

+ Đem lại hơn 50% nguồn thu ngoại tệ

+ Chiếm 20% lượng vốn đầu tư (12% đầu tư trực tiếp)

- Bên cạnh vàng, bạch kim và một số loại đá quý khác, Nam Phi gần đây cũng quan tâm tiếp cận lĩnh vực khai thác đất hiếm tại vùng Namaqualand. Đất hiếm là sản phẩm hiện nay đang bị Trung Quốc chi phối với nguồn cung chiếm tới 99% thị trường thế giới. Khoáng sản đất hiếm là một loại khoáng sản chiến lược do chúng được dùng để sản xuất điện thoại thông minh (smartphones), vũ khí công nghệ cao, ô tô điện và nhiều thiết bị điện tử khác.

- Các lĩnh vực sinh lợi khác có thể kể đến là việc chế tác, thêm giá trị gia tăng vào các sản phẩm sắt, thép các-bon, thép không gỉ, nhôm, bạch kinh và vàng. Hàng loạt loại khoáng sản có thể dùng làm nguyên liệu cho các loại trang sức, bao gồm vàng, bạch kim, kim cương, đá mắt hổ và nhiều loại đá bán quý khác.

- Chính phủ Nam Phi hiện nay đang phát triển một chiến lược lợi ích khoảng sản với mục đích chuyển hóa nền công nghiệp một cách nền tảng từ chủ yếu là sản phẩm thô sang các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao hơn. Một số chương trình khác của Chính phủ cũng liên quan tới mục tiêu này như: Chương trình hành động Quốc gia 2030, IPAP 2013/2014 đến 2015, chương trình an ninh năng lượng, phát triển kĩ năng và các chương trình khác.

- Nhiệm vụ 2: Sưu tầm thông tin và trình bày về một điểm du lịch nổi tiếng của cộng hòa Nam Phi.

(*) Tham khảo: Giới thiệu về vùng núi Đrê-ken-bec

- Đrê-ken-bec là vùng núi đất nung cao nhất Nam Phi được du khách yêu thích lựa chọn là nơi quan sát động vật hoang dã, khám phá các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa hoặc tham gia vào các hoạt động đầy hấp dẫn khi du lịch Nam Phi. Đrê-ken-bec thuộc KwaZulu-Natal cách thành phố biển Durban 300km, là cụm dãy núi đá bazan có độ cao 3.482m và kéo dài hơn 200km uốn lượn quanh một quần thể rừng nguyên sinh nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, bao quanh là cánh đồng cỏ và thung lũng hoa dại bạt ngàn và rực rỡ sắc màu. Công viên tại Đrê-ken-bec đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2000.

+ Bắc Đrê-ken-bec: Khu vực có Công viên Quốc gia Royal Natal. Danh thắng nổi bật tại khu vực này là Amphitheatre - nơi được mệnh danh là có cảnh đẹp ấn tượng nhất thế giới. Vách đá bazan thẳng đứng này cao tới 1.200m và trải dài 5km đến tận đỉnh

+ Trung Đrê-ken-bec: Khu vực được ghé thăm nhiều nhất bởi sở hữu những đỉnh núi cao nhất. Du khách thường thích tới đây bằng xe đạp leo núi hoặc đi bộ. Một điểm lý tưởng để ngắm nhìn các loài chim quý hiếm bay lượn như đại bàng đen và kền kền râu.

+ Nam Đrê-ken-bec: Đặc trưng với hệ thống sông ngòi và có đèo Sani ngoạn mục.

- Không chỉ được biết đến bởi những thác nước, dốc rừng ngoạn mục cùng các đỉnh núi cao vút như Lâu đài Sâm banh và Răng Quỷ. Dãy núi Đrê-ken-bec cũng là nơi nuôi dưỡng và bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ hiện còn rất ít trên thế giới như loài linh dương lớn nhất thế giới, linh dương núi, chó rừng, mèo rừng có lông của loài báo đốm hay các loài chim sải cánh dài hơn 2m, v.v.

- Đến thăm dãy núi Đrê-ken-bec, du khách ngỡ như mình đang bước vào một phòng triển lãm nghệ thuật. Tại đây, bộ tộc người San bản địa đã để lại hơn 35.000 hình vẽ trong các hang động và vách đá nhô ra.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Điểm du lịch Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam

Vịnh Hạ Long từ lâu đã là một địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng của Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây với hàng ngàn đảo đá lớn nhỏ, kỳ vĩ, chính là thành quả kì diệu của tạo hóa, đã nhiều lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Chính vì thế, hàng năm Hạ Long thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.

Khám phá vẻ đẹp các hang động

Động Thiên Cung: nằm ở gần hang Đầu Gỗ, với cửa hang cao trên 25m, được đánh giá là 1 trong những hang động đẹp nhất của vịnh Hạ Long. Động rộng gần 10 000m2 có cấu trúc rất phức tạp, gồm nhiều cấp, nhiều ngăn với trần và bờ vách cao. Đặc biệt, khi bước vào bên trong Động Thiên Cung du khách sẽ vô cùng ngỡ ngàng trước những khối nhũ, măng đá với hình dáng kỳ lạ.

Hang Sửng Sốt: nằm tại khu vực trung tâm của Di sản Thế giới vịnh Hạ Long, thuộc đảo Bồ Hòn. Nơi đây được cho là hang động rộng rãi và đẹp bậc nhất ở Hạ Long với sức chứa hàng ngàn người. Đường lên hang Sửng Sốt luồn dưới những tán lá rừng và bậc đá ghép cheo leo. Càng đi sâu vào trong, du khách càng thấy nhiều điều kỳ lạ như cây đa cổ thụ cành lá sum suê, chú gấu biển, khủng long…gợi trí tò mò cho du khách.

Hòn Trống Mái: được chọn là biểu tượng của du lịch Hạ Long, nằm ở phía tây nam vịnh, gần hòn Đỉnh Hương. Trên hành trình thăm vịnh Hạ Long, du khách sẽ bắt gặp giữa trời biển bao la có 1 con gà trống, 1 con gà mái ngạo mạn đứng trên mặt nước. Tính từ mặt nước, mỗi con cao hơn chục mét, đứng chênh vênh giữa biển tưởng chừng chỉ vài con sóng vỗ mạnh, cả khối đá nặng ấy có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào. Thế nhưng hàng trăm năm nay, 2 con gà ấy vẫn chung thủy đứng đó mặc cho bão táp, mưa xa. Ðã có rất nhiều tác phẩm nhiếp ảnh, hội họa, thơ ca… về hai chú gà này.

 

Đảo Ti Tốp: là hòn đảo có bờ dốc đứng, một bờ nghiêng với một bãi cát trắng, phẳng. Thông thường, trong hành trình tham quan vịnh Hạ Long 6 tiếng, tàu du lịch sẽ chở khách đến đảo để nghỉ ngơi, tắm biển hoặc leo lên đỉnh núi để ngắm toàn quang cảnh hòn đảo. Từ trên cao nhìn xuống, bãi tắm Ti Tốp có hình dáng giống như một vầng trăng ôm trọn lấy chân đảo. Bãi tắm này tuy diện tích không lớn nhưng khá yên tĩnh, thoáng đãng và rất sạch. Cát ở đây liên tục được thuỷ triều lên xuống rửa sạch, trắng tinh nên nước biển luôn trong xanh bốn mùa.

Đảo du lịch Tuần châu

Nằm các trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 10km, đảo Tuần Châu là một khu nghỉ dưỡng lý tưởng với những bãi cát trắng mịn trải dài cùng làn nước biển trong xanh bao quanh những đồi thông xanh mướt, khí hậu mát mẻ. Ngoài ra, đảo còn có những nhà hàng với kiến trúc độc đáo cùng nhiều câu lạc bộ biểu diễn hiện đại độc đáo. Với những hoạt động thể thao đa dạng trên bãi biển, biểu diễn nhạc nước cùng nhiều dịch vụ khác đảo Tuần Châu đã và đang trở thành đảo Ngọc Châu của Hạ Long.

Khu vui chơi giải trí Sunworld Hạ Long Park

Sun World Hạ Long Park là một khu tổ hợp vui chơi giải trí đẳng cấp thế giới mới được đưa vào hoạt động vài năm gần đây nhưng đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng Hạ Long với nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn và những trò chơi thú vị. Khu du lịch này thích hợp cho mọi lứa tuổi và giới tính với các dịch vụ nổi bật như khu công viên rồng với hơn 30 trò chơi đủ thể loại từ mạo hiểm đến những trò chơi quen thuộc, gắn liền với những ký ức tuổi thơ: khu công viên nước giúp du khách vừa được tắm mát, vừa được tham gia các trò chơi dưới nước vô cùng thú vị; vòng quay mặt trời nằm trên đỉnh đồi Ba Đèo là vòng quay lớn thứ hai Việt Nam và cũng là một trong những vòng quay lớn hàng đầu thế giới. Tại đây, bạn sẽ được ngắm vịnh Hạ Long từ độ cao 215m so với mực nước biển, thu vào mắt du khách những hình ảnh rộng lớn, kỳ vĩ và tuyệt đẹp của vịnh Hạ Long nhất định sẽ là trải nghiệm không thể bỏ lỡ.

Bảo tàng Quảng Ninh

Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo. Chỉ cần nhìn từ bên ngoài thôi du khách đã phải thốt lên vì ngạc nhiên rồi. Ngay từ hàng bậc thang rất cao đến phần kính đen tuyền như tấm gương khổng lồ phản chiếu hình ảnh biển trời Hạ Long, cộng thêm font chữ viết tên Bảo tàng đầy ấn tượng đã đủ để các du khách chụp được cả một tá hình sống ảo. Vào đến phía trong thì hẳn là ai cũng phải choáng ngợp vì không gian rộng rãi, thoáng đãng. Với 3 tầng nhà, Bảo tàng Quảng Ninh đem đến một cái nhìn đầy đủ nhất cho các khách tham quan về thiên nhiên và con người nơi đây. Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ 2, thời gian từ 8h - 17h.

Hoàng Tuấn Linh
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Bảo Chu Văn An
12 tháng 1 2023 lúc 18:15

Tham khảo:
 

1. Khái quát:

- Tên nước: Cộng hoà Nam Phi.

- Thủ đô: Pơ-rê-tô-ri-a (Pretoria).

- Vị trí địa lý: Cộng hoà Nam Phi ở cực Nam châu Phi, Đông Bắc giáp Mô-dăm-bích (Mozambique), Dim-ba-bu-ê (Zimbabwe), Bốt-xoa-na (Botswana), Na-mi-bi-a (Namibia); Tây Nam giáp Đại Tây Dương và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, có bờ biển dài 3000 km.

- Khí hậu: Ôn hoà, 2 mùa mưa, nắng. Nhiệt độ trung bình 20-25 độ C.

- Diện tích: 1.219.912 km2

- Dân số: 49 triệu người (2009) (79% người Phi, 9,6% người da trắng, 8,9% người da màu, 2,5% người gốc châu Á).

- Tôn giáo: Đạo Thiên chúa giáo 68%, Cổ truyền và Tin Lành chiếm 28,5%, Hinđu 1,5%, Đạo Hồi 2%.

- Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Afrikaaner là ngôn ngữ chính thức.

- Đơn vị tiền tệ: đồng Rand.

- Ngày tuyên bố độc lập: 31/5/1910 (tách khỏi Vương quốc Anh).

- Quốc khánh: 27/4/1994 (từ năm 1996, Nam Phi quyết định lấy ngày 27/4).

2. Sự hình thành chủng tộc Apacthai

Nguyên nhân:

- Năm 1961, Liên Bang Nam PHi rút khỏi khối liên hiệp Anh và tuyên bố là nước cộng hòa nhân dân Nam Phi. Trên thực tê, người da đen sống ở nước này đã phải sống cơ cực, tủi nhục dưới chế độ phân biệt chủng tộc A phac thai. =>Phong trào đấu tranh của người da đen và da màu ở Cộng hòa Nam PHi diễn ra mãnh mẽ.

Diễn biến:

- Từ sau chiến tranh thế giới hai, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân cộng hòa Nam Phi đã phát triển thành cao trào rộng lớn dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC).

- Với tinh thần đấu tranh kiên cường, bền bỉ, lại được cộng đồng quốc tế ủng hộ, cuộc đấu tranh của người phi đã dành được thắng lợi to lớn.

 

- Chính quyền người da trắng ở Nam Phi đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc vào năm 1993, trao tả tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn-man-đê-la sau 27 năm cầm tù.

- Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi vào tháng 4/1944, Nen-xơn-man-đê la đã trở thành tổng thống vào tháng 5/1994. Ông là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.

Kết quả:

- Chế độ phân biệt chủn tộc đã sụp đổ ở Công Hòa Nam Phi sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.

- Lần đầu tiên, người da đen lên nắm chính quyền.

Ý nghĩa:

- Sự thắng lợi của cuộc đấu tranh này đã đưa đất nước Nam Phi bước sang 1 thời kì mới, thời kì của độc lập, tự do...

 

Hoàng hằng
12 tháng 1 2023 lúc 20:38

- sự hình thành chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai;

phân biệt chủng tộc ở nam phi bắt đầu vào thời thuộc địa thời đế quốc hà lan, cho đến năm 1795 khi người anh chiếm mũi hảo vọng A-pác-thai với tư cách nhue một chính sách cấu trúc trính thức sau khi cuộc tổng tuyển cử năm 1984. pháp luật nhân loại người dân phân thành 4 nhóm chủng tộc đen-màu trắng- da màu- ấn độ. 2 chủng tộc cuối cũng được chi thành nhiều tiểu phân loại và các dân cư đã được tách ra. từ năm 1961- 1983 3,5 triệu người châu phi không phải da trắng bị đuổi khỏi nhà của họ, buộc phải vào các khu dân cư tách biệt. đây là một trong những vụ di chuyển dân cư lớn nhất trong lịch sử. đại diện chính trị  của các chủng tộc không phải da trắng đã bị bãi bỏ vào năm 1970, và những năm đó người da đen bị tước quyền công dân. chính phủ tách rời giáo dục, y tế và các dịch vụ công cộng khác, chỉ cung cấp cho người da đen với các dịch vụ kém hơn người da trắng. cải cách phân biệt chủng tộc trong những năm 1980 đã không dập tắt nổi và vào năm 1990 tổng thống Frederik willem de klerk bắt đầu đàm phán để chấm dứt phân biệt chủng tộc. mà đỉnh cao là cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc vào năm 1994 với chiến thắng của đại dan tộc phi do Nelson mandela lãnh đạo. De klerk đã bắt đầu quá trình xóa bỏ phân biệt chủng tộc với việc trả lại tự di cho cố vấn của Mandela và một số tù nhân chính trị khác trong tháng 10 năm 1989. kết thúc thực sự của nạn phân biệt chủng tộc A-pác-thai là kể từ năm 1994 với quộc tổng tuyển cử dân chủ. 

Dat Do
12 tháng 1 2023 lúc 20:49
1. Khái quát:

- Tên nước: Cộng hoà Nam Phi.

- Thủ đô: Pơ-rê-tô-ri-a (Pretoria).

- Vị trí địa lý: Cộng hoà Nam Phi ở cực Nam châu Phi, Đông Bắc giáp Mô-dăm-bích (Mozambique), Dim-ba-bu-ê (Zimbabwe), Bốt-xoa-na (Botswana), Na-mi-bi-a (Namibia); Tây Nam giáp Đại Tây Dương và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, có bờ biển dài 3000 km.

- Khí hậu: Ôn hoà, 2 mùa mưa, nắng. Nhiệt độ trung bình 20-25 độ C.

- Diện tích: 1.219.912 km2

- Dân số: 49 triệu người (2009) (79% người Phi, 9,6% người da trắng, 8,9% người da màu, 2,5% người gốc châu Á).

- Tôn giáo: Đạo Thiên chúa giáo 68%, Cổ truyền và Tin Lành chiếm 28,5%, Hinđu 1,5%, Đạo Hồi 2%.

- Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Afrikaaner là ngôn ngữ chính thức.

- Đơn vị tiền tệ: đồng Rand.

- Ngày tuyên bố độc lập: 31/5/1910 (tách khỏi Vương quốc Anh).

- Quốc khánh: 27/4/1994 (từ năm 1996, Nam Phi quyết định lấy ngày 27/4).

2. Sự hình thành chủng tộc Apacthai

Nguyên nhân:

- Năm 1961, Liên Bang Nam PHi rút khỏi khối liên hiệp Anh và tuyên bố là nước cộng hòa nhân dân Nam Phi. Trên thực tê, người da đen sống ở nước này đã phải sống cơ cực, tủi nhục dưới chế độ phân biệt chủng tộc A phac thai. =>Phong trào đấu tranh của người da đen và da màu ở Cộng hòa Nam PHi diễn ra mãnh mẽ.

Diễn biến:

- Từ sau chiến tranh thế giới hai, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân cộng hòa Nam Phi đã phát triển thành cao trào rộng lớn dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC).

- Với tinh thần đấu tranh kiên cường, bền bỉ, lại được cộng đồng quốc tế ủng hộ, cuộc đấu tranh của người phi đã dành được thắng lợi to lớn.

 

- Chính quyền người da trắng ở Nam Phi đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc vào năm 1993, trao tả tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn-man-đê-la sau 27 năm cầm tù.

- Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi vào tháng 4/1944, Nen-xơn-man-đê la đã trở thành tổng thống vào tháng 5/1994. Ông là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.

Kết quả:

- Chế độ phân biệt chủn tộc đã sụp đổ ở Công Hòa Nam Phi sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.

- Lần đầu tiên, người da đen lên nắm chính quyền.

Ý nghĩa:

- Sự thắng lợi của cuộc đấu tranh này đã đưa đất nước Nam Phi bước sang 1 thời kì mới, thời kì của độc lập, tự do...

Dương Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Minh Tú sét boi
26 tháng 4 2022 lúc 10:57

*Nguồn: mạng.*

                                       Bài làm tham khảo:

Đất nước hình chữ S nhỏ bé của chúng ta có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo và nổi tiếng. Tự hào được thiên nhiên ưu ái, nước Việt Nam ta có rất nhiều bãi biển, vũng vịnh tuyệt đẹp. Có thể kể đến rất nhiều những địa điểm như thế. Nhưng không thể nào thiếu Vịnh Hạ Long.

Hạ long là cái tên tự hào của người Việt Nam. Được UNESCO công nhận là bảy kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, Vịnh Hạ Long đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh đẹp của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc một phần của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần con lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km với tổng diện tích 1553 km2.

Vịnh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo ở đây có hai loại là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Ở đây, chúng ta có thể tham gia chiêm ngưỡng hàng loạt những hang động đẹp, nổi tiếng. Vùng di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 gồm 775 đảo. Phần thiên nhiên được công nhận này như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ ở phía Tây, hồ Ba Hầm ở phía nam và đảo Cống Tây ở phía đông. Sự độc đáo của vịnh Hạ Long chính là hình dáng, đặc điểm của những hòn đảo nhỏ ấy.

Các hang động đẹp cũng là điểm nhấn lớn của Hạ Long. Từng đảo, từng đảo quần tụ lại nhìn xa cứ như lớp lớp chồng lên nhau, tiến lại gần thì như xen kẽ nhau tạo thành một quần thể đẹp đến lạ lùng. Phải tự hào chúng ta được tạo hóa ưu ái. Từng đảo của vịnh không mang những đẹp mà còn mang hình hài của vạn vật. Từ hòn Trống Mái, hòn Ông Sư, hòn Lã Vọng rồi đến đảo Tuần Châu, hang Trinh Nữ….

Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp bởi đảo đá, núi đá, hang động, mà còn đẹp bởi nước biển ở đây. Nước biển rất trong xanh. Chính vì thế mà du khách tới đây thường để tắm biển và ngắm đảo, hang động. Tên gọi Vịnh Hạ Long có từ thời Pháp thuộc. Trước đây vịnh có tên là Lục Châu, Lục Hải. Thời nhà Lý, vịnh có tên là Hải Châu. Đến thời vua Trần, Lê được gọi bằng các tên như: An BAng, Vân Đồn, Ngọc Sơn, Lục Thủy. Tên của vịnh được thay đổi nhiều qua các thời kỳ. Cái tên vịnh Hạ Long xuất phát từ truyền thuyết Rồng đáp xuống bảo vệ chúng ta khỏi lũ giặc ngoại xâm. Theo nghĩa HÁn Việt "Long" là rồng, "hạ" là đáp xuống. Cái tên Hạ Long chính là để nhắc về truyền thuyết này.

Vịnh Hạ Long được vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới không chỉ bằng vẻ đẹp mà còn bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như, ở nơi đây có rất nhiều địa danh khảo cổ học nổi tiếng: Đồng Mang, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Nó đã chứng minh, Hạ Long là cái nôi của nền văn minh con người thời kỳ Hậu đồ đá. Hơn hết, ở đây còn có sự đa dạng sinh học bậc nhất. Với sự tập trung của nhiều loài động thực vật đặc trưng cho từng kiểu hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng ngàn loài động vật biển quý hiếm chỉ có ở vịnh Hạ Long. Điểm quan trọng không kém của vịnh Hạ Long này chính là nó gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử của dân tộc, với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm lẫy lừng của các vị tướng anh hùng. Có thể kể đến: chiến thắng sông Bạch Đằng lẫy lừng năm xưa.

Một kỳ quan thiên nhiên, một dấu ấn lịch sử. Đến vịnh Hạ Long bạn không chỉ được tận hưởng một không gian đẹp, thiên nhiên bao trùm, cảnh sắc thoải mái nhẹ nhàng và êm dịu, mà còn được thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ hải sản, các hoạt động giải trí. Đến Hạ Long chắc chắn bạn sẽ có một kì nghỉ dưỡng tuyệt vời.

Chúc học tốt!