Hãy phân biệt các phương pháp nhân giống vật nuôi.
Hãy phân biệt các phương pháp chọn giống vật nuôi.
Tham khảo
- Chọn giống vật nuôi là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để chọn lọc và giữ lại làm giống những cá thể có đặc điểm có lợi đáp ứng yêu cầu của con người. Tạo giống là việc chọn và phối giống hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật di truyền khác để tạo ra một giống mới.
-Chọn lọc hàng loạt:
+) Ưu điểm: nhanh đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
+) Nhược điểm:độ chính xác không cao, độ hiệu quả chọn lọc không cao.
- Kiểm tra năng suất:
+) Ưu đểm: có độ chính xác cao, hiễu quả chọn lọc cao.
+) Nhược điểm: khó thực hiện, tốn thời gian, đòi hổi yêu cầu kĩ thuật và công nghệ.
⇒ Kiểm tra năng suất có độ chính xác cao hơn.
Hãy kể tên các phương pháp nhân giống vật nuôi.
Tham khảo:
Có 2 phương pháp:
- Nhân giống thuần chủng
- Lai giống
Nhân giống vật nuôi là gì? Có những phương pháp nào thường được áp dụng trong nhân giống vật nuôi? Mục đích, ưu và nhược điểm của các phương pháp nhân giống vật nuôi?
* Nhân giống vật nuôi: là quá trình sinh sản và chọn lọc nhằm giữ lại và gây nuôi những vật nuôi giống là những động vật được con người nuôi nhốt.
* Các phương pháp thường áp dụng trong nhân giống vật nuôi:
- Nhân giống thuần chủng
- Lai giống.
em hãy phân tích các phương pháp chọn giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta để thấy rõ ưu nhược điểm của các phương pháp đó
Các phương pháp chọn giống vật nuôi
* Chọn lọc hàng loạt: Dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, rồi so sánh sức sản xuất của từng các thể vật nuôi trong đàn, lựa chọn từ trong đàn những các thể đạt tốt giữ lại làm giống
- Ưu điểm: Dễ tiến hành, ít tốn thời gian, không đòi hỏi kĩ thuật cao, giá thành rẻ, được áp dụng phố biến.
- Nhược điểm: Chỉ căn cứ vào kiểu hình, chưa biết được kiểu gen nên năng suất thường không ổn định.
Do vậy, muốn năng suất được ổn định thường phải chọn lặp đi, lặp lại nhiều lần. Như vậy các biến dị tốt mới dần được củng cố ở trạng thái thuần chủng.
* Kiểm tra năng suất: Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đem so sánh với những tiêu chuẩn để lựa chọn con tốt nhất làm giống.
-Ưu điểm: biết được kiểu gen về mặt di truyền do giống mình chọn
-Nhược điểm:
+Khó thực hiện
+Mất thời gian
+Đòi hỏi trình độ cao
Các phương pháp chọn phối và nhân giống thuần chủng vật nuôi.
- Phương pháp chọn phối:
+ Chọn ghép con đực với con cái trong cùng giống. Ví dụ phối lợn Ỉ đực với lợn Ỉ cái.
+ Chọn ghép con đực với con cái khác giống. Ví dụ: Gà trống giống Rốt và gà mái giống Ri.
- Phương pháp nhân giống thuần chủng:
+ Chọn cá thể đực, cái tốt của giống.
+ Cho giao phối để sinh con.
+ Chọn con tốt trong đàn con nuôi lớn, lại tiếp tục chọn.
Các phương pháp chọn phối và nhân giống thuần chủng vật nuôi
Có 2 phương pháp chọn phối:
– Chọn phối cùng giống:
+Ghép con đực với con cái trong cùng giống đó.
+ Cho ra thế hệ sau cùng giống bố mẹ
– Chọn phối khác giống:
+Ghép con đực và con cái khác giống nhau.
+ Tạo ra thế hệ lai có đặc tính tốt từ bố, mẹ
Phương pháp nhân giống thuần chủng: Gà Lơ go trống x Gà Lơ go mái,
Lợn Móng Cái đực x Lợn Móng Cái cái, Lợn Lan đơ rát đực x Lợn Lan đơ rát cái.
Trình bày một số phương pháp nhân giống vật nuôi phổ biến và nêu mục đích của các phương pháp đó.
Một số phương pháp nhân giống vật nuôi phổ biến và mục đích của các phương pháp đó:
- Nhân giống thuần chủng:
+ Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm
+ Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội
+ Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.
- Lai giống: bổ sung các tính trạng tốt có ở các giống khác nhau và khai thác ưu thế lai ở đời con.
1. Cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta? Muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì? 2. Thế nào là chọn phối? Nêu các phương pháp chọn phối. -Thế nào là nhân giống thuần chủng? Cho ví dụ. 3. Thế nào là thức ăn vật nuôi? Nêu nguồn gốc của thức ăn vật nuôi. Nêu thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. 4. Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào? Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi. 5. Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? Nêu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. 6. Phân biệt thức ăn giàu protein, gluxit và thức ăn thô xanh?
giúp nhanh nha mấy pạn
Phương pháp chọn giống cây trồng bằng cách sử dụng các tác nhân vật lý, hóa học để xử lý các bộ phận của cây là
A. phương pháp chọn lọc
B. phương pháp lai
C. phương pháp gây đột biến
D. phương pháp nuôi cấy mô