Dựa vào hình 7.5 và 7.6, hãy so sánh lai cải tiến với lai cải tạo.
So sánh sơ đồ của lai kinh tế , lai cải tạo và lai xa
Năm 1928, Kapetreco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n = 18) tạo ra được loại cây mới có rễ là cải củ còn phần trên cho cải bắp. Hầu hết các cây lai khác loài được tạo ra này đều bất thụ, một số cây lai hữu thụ do ngẫu nhiên đột biến xảy ra làm tăng gấp đôi bộ NST con lai (con lai chứa 18 NST của cải bắp và 18 NST của cải củ). Như vậy, loài mới đã được tạo ra
A. bằng lai xa và đa bội hóa
B. bằng cách li sinh thái
C. bằng tự đa bội
D. bằng cách li địa lí
Loài mới được tạo ra bằng phương pháp lai xa và đa bội hóa
Đáp án A
Dựa vào hình 7.3 và hình 7.4, hãy so sánh hình thức lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp.
Lai kinh tế đơn giản là lai giữa 2 giống với nhau
Lai kinh tế phức tạp là lai giữa 3 giống trở lên
Tham khảo:
Lai kinh tế đơn giản là hình thức lai giữa 2 giống với nhau
Lai kinh tế phức tạp là hình thức lai giữa ba giống trở lên
Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (9 NST của loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài (9 NST của loài Brassica và 9 NST của loài Raphanus), hầu hết các cây lai này đều bất thụ, 1 số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng NST làm tăng gấp đôi bộ NST tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này?
I. Mang vật chất di truyền của 2 loài ban đầu.
II. Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng.
III. Có khả năng sinh sản hữu tính.
IV. Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Vì sao trong quá trình lai cải tiến cần cho con lại F1 lai trở lại với giống cần cải tiến một hoặc nhiều lần?
Tham khảo:
- Trong quá trình lai tạo, khi lai giống thuần chủng A với giống thuần chủng B, con lai F1 được tạo ra sẽ mang những đặc tính kết hợp từ cả A và B. Tuy nhiên, các đặc tính này không đồng đều và không ổn định trong thế hệ lai tiếp theo (F2).
- Do đó, để tạo ra giống mới với đặc tính ổn định và đồng đều hơn, người ta thường sử dụng phương pháp cho con lai F1 lai trở lại với một trong hai giống gốc. Khi lai con lai F1 với giống thuần chủng A hoặc B, các đặc tính của giống thuần chủng sẽ được truyền lại cho thế hệ lai tiếp theo (F2) và các đặc tính kết hợp không mong muốn sẽ được loại bỏ.
- Tuy nhiên, để đạt được giống mới với đặc tính tốt và ổn định, người ta thường phải lai tạo F1 với giống cần cải tiến một hoặc nhiều lần. Quá trình lai tạo lặp lại này giúp tập trung các đặc tính tốt và loại bỏ các đặc tính không mong muốn, từ đó tạo ra một giống mới có đặc tính tốt và ổn định hơn.
khi lai giống thuần chủng A với giống thuần chủng B, con lai F1 được tạo ra sẽ mang những đặc tính kết hợp từ cả A và B. Nhưng những đặc tính này sẽ ko đồng đều và sẽ ko thể truyền lại cho thế hệ con lai tiếp theo là F2. Cho nên, cho con lai F1 trở lại với giống cần cải tiến thì nó sẽ giúp cho tạo ra giống mới với đặc tính ổn định và đồng đều hơn
Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của phương pháp lai cải tiến.
Tham khảo:
Khái niệm: Lai cải cải tiến được sử dụng khi một giống vật nuôi cơ bản đã đáp ứng đủ yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần được cải tiến. Trong lai cải tiến, người ta chọn một giống mang đặc điểm tốt (giống đi cải tiến) để cho lai với giống đang chưa hoàn thiện (giống cần cải tiến)
Đặc điểm:
- Giống đi cải tiến chỉ được dùng một lần để tạo con lai F1.
- Con lai F1 lại trở lại với giống cần cải tiến một hoặc nhiều lần. Trong quá trình này tiến hành đánh giá các đặc điểm đang muốn cải tiến, chọn lọc những cá thể đạt yêu cầu.
- Giống cải tiến (con lai) cơ bản giữ được đặc điểm của giống và được bổ sung thêm đặc điểm cần có của giống đi cải tiến.
Khái niệm: Lai cải cải tiến được sử dụng khi một giống vật nuôi cơ bản đã đáp ứng đủ yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần được cải tiến.
Đặc điểm:
-Giống đi cải tiến chỉ được dùng 1 lần duy nhất
-Con lai sau khi được tạo ra cần được trở lại với giống cải tiến 1 hoặc nhiều lần. Bước này có thể lọc ra những giống đạt yêu cầu và ko đạt yêu cầu
-Giống cải tiến cơ bản phải giữ được đặc điểm của giống ban đầu và nó sẽ được bổ sung thêm những tính trạng cần thiết của giống cải tiến
sự giống nhau giữa lai kinh tế và lai cải tiến ?
Quan sát Hình 5.6 và mô tả phương pháp lai cải tạo.
Mô tả phương pháp lai cải tạo:
- Con cái của giống địa phương lai giống với con đực giống cao sản, tạo ra thế hệ F1 mang đặc tính của cả bố và mẹ với tỉ lệ giống địa phương : giống cao sản là 1/2:1/2.
- Tiếp tục lai giống con cái F1 với con đực giống cao sản tạo ra thế hệ F2 với tỉ lệ giống địa phương : giống cao sản là 1/4:3/4.
- Tiếp tục lai giống con cái F2 với con đực giống cao sản tạo ra thế hệ F3 với tỉ lệ giống địa phương : giống cao sản là 1/8:7/8.
- Cho con đực và con cái thuộc thế hệ F3 tự giao nhau, vẫn tạo ra con với tỉ lệ giống địa phương : giống cao sản là 1/8:7/8.
Lai cải bắp với cải củ, được con lai thường bất thụ. Theo lí thuyết, để tạo con lai hữu thụ thường dùng bao nhiêu biện pháp trong số những biện pháp sau:
(1) Tạo cây cải củ và cải bắp tứ bội (4n) bằng cônxisin, rồi cho chúng giao phấn với nhau.
(2) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn của loài cây này trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây, sau đó cho giao phấn với nhau.
(3) Xử lý trực tiếp hạt lai bất thụ với cônxisin để thu được hạt dị đa bội rồi cho nảy mầm thành cây.
(4) Nuôi cấy mô của cây lai bất thụ rồi xử lý 5BU để tạo cây dị đa bội phát triển thành cây.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Đáp án B
Các phát biểu đúng là: (1) (3)
2 sai, nuôi cấy hạt phấn, noãn của 2 loài, cho phát triển thành cây sẽ là các cây lưỡng bội đồng hợp tất cả các gen: 2na và 2nb cho giao phấn với nhau vẫn tạo ra cây bất thụ na + nb
4 sai, 5BU là tác nhân làm thay thế cặp nu A-T băng G-X, không có tác dụng làm đa bội hóa cây