Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 13:14

Tham khảo:
- Về kinh tế:
+ Thành phố Hồ Chí Minh có đóng góp nhiều nhất vào tổng thu ngân sách nhà nước, đứng đầu cả nước về phát triển dịch vụ và công nghiệp.
+ Thành phố Hồ Chí Minh có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước với các ngành chủ yếu như: điện tử - tin học, thực phẩm- đồ uống, cơ khí, dệt may, da giày....
- Về văn hóa:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều di tích lịch sử và bảo tàng như: Bến cảng Nhà Rồng Nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập, Bảo tàng Mĩ thuật, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh,...
+ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ cư dân từ khắp nơi, góp phần tạo sự đa dạng về văn hóa.
- Về giáo dục: Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm khoa học - công nghệ thuộc các lĩnh vực khác nhau, làm nòng cốt cho sự phát triển giáo dục của vùng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:19

+ Về kinh tế: là trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước nơi tập trung nhiều khu công nghệ cao, nhiều ngân hàng, trung tâm tài chính lớn.

+ Về văn hóa- giáo dục: tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu,..
+ Về lịch sử: Tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng, các khu vui trơi , giải trí lớn,..

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:49

Tham khảo:

- Hà Nội là trung tâm quan trọng của cả nước ở các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Cụ thể là:
+ Thủ đô Hà Nội là nơi làm việc của các cơ quan Trung ương.
+ Hà Nội cũng là trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước với nhiều nhà máy, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, hệ thống ngân hàng,...
+ Hà Nội là tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện,...
+ Hà Nội là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá nhất của cả nước và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 18:13

Tham khảo!

- Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam:

+ Thành phố có nhiều di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu cùng các trường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu giáo dục lớn.

+ Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ tập trung ở 3 khu vực chính:

+ Đông Bắc Hoa Kỳ và Đông Nam Ca-na-đa: Môn-trê-an, Tô-rôn-tô, Niu Y-oóc, Phi-la-đen-phi-a.

+ Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ: Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Át-lan-ta.

+ Tây Nam Hoa Kỳ: Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét.

- Những ngành công nghiệp quan trọng của các trung tâm này:

+ Môn-trê-an: luyện kim màu, cơ khí, điện tử, dệt may.

+ Tô-rôn-tô: luyện kim đen, sản xuất ô tô, điện tử, dệt may.

+ Niu Y-oóc: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, luyện kim đen.

+ Phi-la-đen-phi-a: hóa chất, chế biến nông sản, dệt may, điện tử.

+ Hiu-xtơn: luyện kim đen, đóng tàu, chế tạo máy bay, điện tử, hóa chất.

+ Niu Oóc-lin: đóng tàu, chế tạo máy bay, luyện kim màu, hóa chất,

+ Át-lan-ta: dệt may, chế tạo máy bay, luyện kim màu, chế biến nông sản.

+ Xan Phran-xi-xcô: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, cơ khí.

+ Lốt An-giơ-lét: đóng tàu, chế tạo máy bay, chế biến nông sản, dệt may.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:10

Tham khảo!!!

♦ Là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, Biển Đông góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như: giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.....

- Về giao thông hàng hải:

+ Hệ thống các cảng biển nước sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc bờ Biển Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải.

+ Ở Việt Nam có những cảng lớn giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn,...

Về công nghiệp khai khoáng:

Dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam có trữ lượng lớn với các bể trầm tích, như: Cửu Long, Nam Côn Sơn,... và có điều kiện khai thác khá thuận lợi.

+ Vùng biển Việt Nam còn chứa dựng tiềm năng lớn về quặng sa khoáng như: titan, thiếc, vàng, sắt, thạch cao, cát đen,... là những nguồn tài nguyên quý giá.

Về khai thác tài nguyên sinh vật biển, Biển Đông là vùng biển đa dạng về sinh học, riêng trữ lượng cá biển trên các vùng biển của Việt Nam ước tính khoảng 3 - 4 triệu tấn, khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn.

Về du lịch:

+ Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....

+ Các bán đảo và đảo lớn nhỏ liên kết với nhau tạo thành quần thể du lịch như: vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), bãi biển Non Nước (thành phố Đà Nẵng), đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), phù hợp để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:43

Tham khảo!

* Yêu cầu số 1: Một số nét văn hóa của cư dân Nam Bộ:

- Nhà ở:

+ Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ có nhiều loại khác nhau. Ở vùng sông nước, phổ biến là kiểu nhà sàn, nhà nổi. Tại các miệt vườn, chủ yếu là nhà lợp bằng lá.

Ngày nay, nhà ở của người dân Nam Bộ được xây dựng kiên cố, hiện đại hơn. Ở một số nơi, những ngôi nhà cổ vẫn còn được lưu giữ.

- Chợ nổi:

+ Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân Nam Bộ một phần diễn ra tại chợ nổi trên sông.

+ Hàng hóa được bán trên các ghe xuồng, chủ yếu là nông sản và các vật dụng cần thiết.

+ Một số chợ nổi lớn ở Nam Bộ như: Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng), Măng Thít, Trà Ôn (Vĩnh Long),...

Vận tải đường sông:

+ Giao thông đường thuỷ đóng vai trò quan trọng đối với của người dân vùng Nam Bộ.

+ Ghe, xuồng,... là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu.

- Trang phục:

+ Trước đây, trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ là áo bà ba và khăn rằn

+ Ngày nay, áo bà ba và khăn rằn vẫn được chọn làm trang phục chính trong những dịp lễ, tết,... thể hiện đặc trưng văn hóa của miền sông nước Nam Bộ.

* Yêu cầu số 2: Sự chung sống hài hoà với thiên nhiên của người dân Nam Bộ được thể hiện ở các chi tiết:

- Làm nhà sàn, nhà nổi ở các vùng sông nước.

- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tại chợ nổi trên sông.

- Ghe, xuồng là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu ở Nam Bộ.

- Áo bà ba và khăn rằn thể hiện nét đặc trưng của văn hóa miền sông nước.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 13:10

Tham khảo:
- Chia sẻ hiểu biết:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, nằm ở Đông Nam Bộ
+ Thành phố này trước đây có nhiều tên gọi khác nhau như: Sài Gòn, Sài Gòn - Chợ Lớn, Sài Gòn - Gia Định; từ năm 1976 được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 9 2019 lúc 4:39

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa hoạc lớn của nước ta:

+ Là nơi làm việc của các cơ qua lãnh đạo cao nhất của đất nước.

+ Nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tang, thư viện hàng đầu nước ta.

+ Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch lớn: Siêu thị, hệ thống ngân hàng, chợ, bưu điện,…

+ Là thủ đô nghìn năm tuổi với các di tích lịch sử nổi tiếng: Văn miếu Quốc tử giám, Hoàng thành Thăng Long,…

Bình luận (0)