Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 19:37

Tham khảo:

Một số sông của vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy,...

Thuận lợi và khó khăn mà sông ngòi mang lại cho sản xuất và đời sống của vùng:

- Thuận lợi: các sông lớn có vai trò quan trọng trong cung cấp nước cho sản xuất và nông nghiệp, phát triển giao thông vận tải và nuôi trồng thủy sản.
- Khó khăn: mùa khô, mực nước sông hạ thấp nên giao thông đường thủy, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:18

Tham khảo!

Nhân tố

Thuận lợi

 

Khó khăn

Địa hình

- Địa hình đồng bằng thuận lợi cho cư trú, sản xuất lúa, nuôi trồng thuỷ sản,...

- Một số khu vực núi có cảnh quan đẹp tạo điều kiện để phát triển du lịch.

- Địa hình có nhiều ô trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Sông ngòi

- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phát triển giao thông vận tải và nuôi trồng thuỷ sản.

- Mùa khô, mực nước sông hạ thấp nên giao thông đường thuỷ, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn;

- Mùa mưa, mực nước sông dâng cao, dễ gây ra tình trạng lũ lụt.

Khí hậu

- Thuận lợi cho trồng trọt, đặc biệt trồng rau vụ đông.

- Khí hậu nóng ẩm làm cho sâu bệnh phát triển.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
24 tháng 11 2023 lúc 23:20

Tham khảo!

- Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá với các vùng khác.

+ Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho giao thông, sinh hoạt và sản xuất của người dân.

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, phát triển giao thông đường thuỷ.

- Khó khăn:

+ Vào mùa đông nhiệt độ của vùng Đồng bằng Bắc Bộ xuống thấp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ của con người.

+ Vào mùa hạ, mưa nhiều, nước sông dâng cao, gây ra ngập lụt.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
1 tháng 8 2023 lúc 19:13

Tham khảo:

- Thuận lợi:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình đa dạng, khí hậu với mùa đông lạnh là điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây xứ lạnh (đào, lê, mận, hồi, thảo quả, su su, bắp cải,...).

+ Trên các cao nguyên có nhiều đồng cỏ để chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê,...).

+ Sông ngòi trên địa hình dốc tạo điều kiện để phát triển thuỷ điện.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ còn là vùng có nhiều cảnh đẹp để phát triển du lịch.

- Khó khăn:

+ Địa hình, khí hậu, sông ngòi của vùng cũng gây ra nhiều thiên tai như: lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại,... ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

+ Địa hình dốc, phức tạp là trở ngại đối với giao thông vận tải và xây dựng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 11 2023 lúc 10:57

- Một số sông lớn ở khu vực Nam Bộ, là: sông Đồng Nai; sông Tiền; sông Hậu; sông Sài Gòn.
- Đặc điểm chính của sông ngòi:
+ Vùng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, với nhiều sông lớn là: sông Đồng Nai (ở Đông Nam Bộ), sông Tiền, sông Hậu (ở đồng bằng sông Cửu Long),...
+ Sông ngòi là nguồn cung cấp nước, phù sa, thuỷ sản và là đường giao thông quan trọng của vùng.

Bình luận (0)
Hoa Vlog
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Mỹ Hằng
Xem chi tiết
bnoug
Xem chi tiết
Thành Nguyễn
31 tháng 12 2021 lúc 12:41

thuận lợi: Nhiều hộ gia đình vùng dân tộc đã phát triển kinh tế hộ chủ yếu là chăn nuôi kết hợp mô hình trồng rừng, chăn nuôi kết hợp với nuôi cá và trồng rừng…. chính vì vậy cuộc sống đồng bào ngày một khấm khá hơn, nhiều mô hình kinh tế tại vùng đã được vinh danh trong các hội nghị, trong các chương trình biểu dương cấp xã, huyện, tỉnh.

 khó khăn: Việc tiếp cận công nghệ chăn nuôi và thông tin thị trường liên quan đến đầu ra, đầu vào sản phẩm làm ra của người dân chưa thường xuyên, thức thời, dẫn đến năng suất, chất lượng, giá thành hạn chế, không đảm bảo.

Việc phát triển kinh tế hộ mạnh ai nấy làm, thiếu liên kết hộ, như mô hình chăn nuôi chủ yếu là nuôi tại nhà số lượng không nhiều, những mô hình chăn nuôi thường sử dụng thức ăn công nghiệp, ít tận dụng vườn để trồng rau, thiếu kiến thức trong việc hạch toán kinh tế, thiếu sự trao đổi kiến thức chăn nuôi giữa các hộ, chăn nuôi chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, việc áp dụng tiến bộ khoa học trong việc phát triển từng mô hình cụ thể còn yếu.

Đối với một số mô hình chăn nuôi hộ gia đình, thời gian nuôi dài dẫn đến hiệu qủa kinh tế chưa cao, thậm chí một số gia đình chăn nuôi chủ yếu là lấy công làm lời, sử dụng thời gian nhàn rỗi và thức ăn dư thừa hoặc từ hèm rượu đơn thuần.

Đường vào các khu rừng kinh tế, vườn cao su và một số mô hình chăn nuôi kết hợp với vườn rừng chưa được đầu tư xây dựng; khoảng cách từ nhà đến mô hình còn khá xa dẫn đến việc đi lại gặp nhiều khó khăn cũng như việc vận chuyển hàng hóa ra thị trường hoặc vận chuyển về nhà cũng khó khăn,...( THAM KHẢO)

Bình luận (2)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 2 2019 lúc 14:41

-Thuận lợi: cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, du lịch,...

-Khó khăn: chế độ nước thất thường, gây ngập úng một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miền núi,...

-Nguồn nước, sông đang bị ô nhiễm, nhất là sông ở các thành phố, các khu công nghiệp, các khu tập trung dân cư,... Nguyên nhân: mất rừng, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,...

Bình luận (0)