Những câu hỏi liên quan
Hà Anh
Xem chi tiết
BÍ ẨN
Xem chi tiết

Tham khảo#

Công ước có 54 điều khoản bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống của trẻ.

Tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc ngoại trừ Hoa Kỳ đã phê chuẩn Công ước. Công ước có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 20 tháng 12 năm 1990. Có bốn điều trong công ước được xem là đặc biệt. Những điều này được coi là “Nguyên tắc chung”, giúp giải thích cho tất cả các điều khác và đóng một vai trò cơ bản trong việc thực hiện tất cả các quyền trong Công ước.

4 nhóm quyền trẻ em Không phân biệt đối xử Lợi ích tốt nhất của trẻ Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống Quyền được lắng nghe

Ngoài ra, còn có “2 nghị định không bắt buộc” là các quyền đặc biệt hơn cho trẻ em nhưng không bắt buộc đối với các quốc gia bao gồm:

Nghị định thư không bắt buộc về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và nội dung khiêu dâm trẻ em Nghị định thư không bắt buộc về thủ tục khiếu nại vi phạm quyền trẻ em
Bình luận (0)
Đoàn Khánh Nam
12 tháng 4 2022 lúc 11:19

4 nhóm nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BÍ ẨN
Xem chi tiết
Lihnn_xj
6 tháng 4 2022 lúc 14:10

Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em được chia làm: 4 nhóm

- Quyền sống còn: quyền này là quyền quan trọng nhất. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có quyền này và được hưởng quyền này để tồn tại và thực hiện các quyền khác.

- Quyền được phát triển: quyền được học tập, vui chơi… phát triển toàn diện.

- Quyền được bảo vệ: trẻ phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức đối xử, bóc lột, xâm hại, bị bỏ rơi. 

- Quyền được tham gia: có quyền nói lên ý kiến của mình bày tỏ nguyện vọng của mình, được người lớn tôn trọng.

Về phần nội dung thì bạn tham khảo nhé!

Bình luận (0)
Ngọc//
Xem chi tiết
𝟸𝟿_𝟸𝟷
5 tháng 5 2021 lúc 22:08

- Không phân biệt đối xử. ( Điều 2 )

- Lợi ích tốt nhất của trẻ . ( Điều 3 )

- Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống. ( Điều 6 )

- Quyền được lắng nghe. ( Điều 12 )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
✦๖ۣۜAugųsť❦❄
5 tháng 5 2021 lúc 22:10
Không phân biệt đối xử (Điều 2)Lợi ích tốt nhất của trẻ (Điều 3)Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống (Điều 6)Quyền được lắng nghe (Điều 12)
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
lucyyyy
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
24 tháng 3 2019 lúc 19:49

Câu1

Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em gồm 4 quyền. Đó là các nhóm sau đây:

Nhóm quyền sống còn.

Nhóm quyền bảo vệ.

Nhóm quyền phát triển.

Nhóm quyền tham gia.

Bình luận (0)
Hoang Văn Long
Xem chi tiết
Hà Thu Giang
8 tháng 2 2018 lúc 22:36

Những việc làm thể hiện quyền trẻ em là :

-Đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển toàn diện.

-Đc bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của mk 

-Đc sống ,đáp ứng yêu cầu tồn tại.

-Đc bảo vệ dưới mọi hình thức phân biệt đối xử

Bình luận (0)
Hoang Văn Long
Xem chi tiết
lê trần minh quân
8 tháng 2 2018 lúc 22:31

nghĩa là sao. viết bằng tiếng anh à

Bình luận (0)
nguyen duc hung
8 tháng 2 2018 lúc 22:34

nhóm quyền đc sống còn

nhóm quyền đc bảo vệ 

nhóm quyền đc phát triển

nhóm quyền đc tham gia

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Giang
8 tháng 2 2018 lúc 22:34

Nêu những việc làm thể hiện quyền trẻ em:

- Học sinh biết ơn sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, nhà trường, xã hội.

- Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

- Học sinh biết tự giác rèn luyện bản thân.

- Biết tự bảo vệ quyền và làm tốt các bổn phận.

- Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

Nhớ t i c k cho mình nha

Bình luận (0)
Windy
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
15 tháng 11 2016 lúc 10:49
Người Việt Nam ta rất coi trọng đời sống tình cảm, nhất là tình cảm gia đình. Có lẽ không ai không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. 

Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.

Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người. Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng. Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình. Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con.Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đáp đền chữ hiếu ? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con: Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con. 

Trong dân gian xưa nay đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ qua Nhị thập tứ hiếu (Gương sáng của hai mươi bốn người con hiếu thảo). Nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ đó cũng là mội nách nói cường điệu để ca ngợi đức hiếu thảo. Còn trong đời thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể hằng ngày như cốc nước mát ân cần trao tận tay cha mẹ, khi đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Điều quan trọng nhất đối với lứa tuổi học sinh là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào cửa cha mẹ.

Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già. Câu ca dạo Công cha như núi Thái Sơn… luôn nhắc nhở em giữ trọn đạo làm con.
Bình luận (0)
Thảo Phương
15 tháng 11 2016 lúc 11:23

Có thể nói ca dao - dân ca là "tiếng hát di từ trái tim lên miệng". Trong những "tiếng hát trái tim" ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cùng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Từ tình cảm cha mẹ, con cái, tình anh em đến tình cảm ông bà, con cháu, tình ruột thịt, huyết thống,... tất cả đều đáng trân trọng và cần phải vun trồng mãi mãi tươi tốt. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", tục ngữ xưa cũng từng đúc kết kinh nghiệm ứng xử như thế. Song đạo lí Việt Nam lại luôn nhắc nhở "tình" phải gắn liền với "nghĩa". Tinh yêu thương, lòng nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình thân đoàn kết anh em ruột thịt chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành động cụ thể thiết thực đề ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Và thiêng liêng cao cả hơn nữa là có thực hiện được tình nghĩa gia đình tốt đẹp thì chúng ta mới rèn giũa được những tình cảm rộng lớn khác như tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng bào, lòng nhân ái, tình thương con người,...

Bình luận (0)
Linh Phương
15 tháng 11 2016 lúc 17:03

Chữ ''Hiếu'' là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.

Bình luận (0)