3. Quá trình thiết kế kĩ thuật gồm những bước nào?
Trong các bước nêu trên của quá trình thiết kế kĩ thuật, bước nào thể hiện tính mới, tính sáng tạo của sản phẩm, giải pháp?
Bước 2 là bước thể hiện tính mới, tính sáng tạo của sản phẩm, giải pháp
Bước 2 là bước thể hiện tính mới, tính sáng tạo của sản phẩm, giải pháp
Thiết kế kĩ thuật gồm những bước cơ bản nào? Bước nào quyết định sản phẩm được hoàn thiện tiếp hay phải điều chỉnh lại?
- Thiết kế kĩ thuật gồm các bước cơ bản:
+ Bước 1: Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí cần đạt của sản phẩm
+ Bước 2: Tìm hiểu tổng quan, đề xuất và lựa chọn giải pháp
+ Bước 3: Xây dựng nguyên mẫu
+ Bước 4: Thử nghiệm và đánh giá
+ Bước 5: Lập hồ sơ kĩ thuật
- Bước quyết định sản phẩm được hoàn thiện tiếp hay phải điều chỉnh lại là bước 4 (thử nghiệm và đánh giá)
Tham khảo
- Thiết kế kĩ thuật gồm các bước cơ bản:
+ Bước 1: Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí cần đạt của sản phẩm
+ Bước 2: Tìm hiểu tổng quan, đề xuất và lựa chọn giải pháp
+ Bước 3: Xây dựng nguyên mẫu
+ Bước 4: Thử nghiệm và đánh giá
+ Bước 5: Lập hồ sơ kĩ thuật
- Bước quyết định sản phẩm được hoàn thiện tiếp hay phải điều chỉnh lại là bước 4 (thử nghiệm và đánh giá)
1.một số nguyên tắc thiết kế kĩ thuật khi tiên hành thiết kế lò ấp trứng.
2.Trình bày được nội dung các bước thiết kế kĩ thuật.
- Xác định được qui trình thiết kế kĩ thuật của lò ấp trứng
Bước nào trong quy trình thiết kế kĩ thuật (Hình 14.3) thể hiện tính sáng tạo của người thiết kế?
Trong quy trình thiết kế kĩ thuật bốn bước, bước nào quan trọng nhất? Vì sao?
Tham khảo
Trong quy trình thiết kế kĩ thuật bốn bước, bước 2 tiến hành thiết kế quan trọng nhất. Vì đây là bước thể hiện tính sáng tạo của người thiết kế, bản thiết thiết kế tốt thì mới có thể hoàn thiện được sản phẩm.
Thiết kế kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống? Quá trình chế tạo, thi công và lắp ráp sản phẩm cần dựa vào loại bản vẽ kĩ thuật nào? Cho ví dụ minh hoa.
Tham khảo
Mục đích của thiết kế kĩ thuật là tạo ra sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu sử dụng, đồng thời giúp cho có quá trình lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm. Thiết kế kĩ thuật có vai trò quan trọng trong phát triển sản phẩm và phát triển công nghệ.
Quá trình chế tạo, thi công và lắp ráp sản phẩm cần dựa vào loại bản vẽ kĩ thuật: bản vẽ phác, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, ...
Ví dụ minh họa: thiết kế sản phẩm giá đỡ điện thoại.
1. Xác định yêu cầu sản phẩm và lựa chọn giải pháp thiết kế
Vấn đề cần giải quyết là tạo ra sản phẩm có thể giữ điện thoại cho nhà thiết kế quan sát tư liệu.Sản phẩm giá đỡ điện thoại phải đáp ứng yêu cầu giữ được điện thoại khi đặt ngang và dọc, điều chỉnh được góc nhìn và gấp gọn khi không sử dụng.2. Thiết kế sản phẩm
Chọn vật liệu là gỗ vì dễ gia công, nhẹ và thân thiện với môi trường.Kích thước dựa vào kích thước dài và rộng của điện thoại để tính kích thước a, b, c của giá đỡ (dựa vào kích thước chiều dài để tính kích thước a, b; dựa vào kích thước chiều rộng để tính kích thước c).
3. Đánh giá và hiệu chỉnh
Cần đánh giá xem giá đỡ có đáp ứng yêu cầu thiết kế đặt ra không: giá đỡ có đặt ngang, dọc được; khi điều chỉnh góc độ thanh chống khó cố định được.Sau kiểm tra cần hiệu chỉnh chốt để thanh chống cố định dễ dàng hơn.
4. Lập hồ sơ kĩ thuật
Hồ sơ kĩ thuật cho giá đỡ điện thoại gồm những thông tin:
Bản vẽ thiết kế: bản vẽ phác, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, ...Các thuyết minh liên quan đến sản phẩm.Vận dụng các bước thiết kế kĩ thuật, hãy thiết kế giá đỡ điện thoại khác phù hợp với em.
Tham khảo
LÀM GIÁ ĐỠ ĐIỆN THOẠI BẰNG BÌA CARTON
1. Xác định yêu cầu và lựa chọn giải pháp.
- Yêu cầu: Giá đỡ điện thoại để ngang 2 màn hình điện thoại.
- Giải pháp: Giá đỡ điện thoại bằng bìa carton.
2. Thiết kế sản phẩm.
- Vật liệu: Bìa carton vì dễ gia công, nhẹ và thân thiện với môi trường.
- Kích thước: dựa vào kích thước điện thoại cắt tấm bìa ra theo kích thước mong muốn. Khi có tấm bìa bạn sẽ cắt thành hình chữ U, có độ sâu khoảng 2cm, chiều rộng làm sao để vừa máy. Tiếp đó cắt tiếp 2 điểm giữ ở 2 thành của chữ U, vừa đủ lọt thiết bị. Nếu bìa mỏng thì có thể cắt 2 – 3 tấm rồi dán lại với nhau.
3. Đánh giá và hiệu chỉnh.
- Chế tạo sản phẩm và tiến hành đánh giá, nếu có chi tiết chưa phù hợp cần hiệu chỉnh lại.
4. Lập hồ sơ kĩ thuật.
Hãy mô tả nội dung các bước chính trong thiết kế kĩ thuật. Vì sao thiết kế là hoạt động mang tính sáng tạo của người thiết kế?
Tham khảo
Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật:
Xác định yêu cầu và lựa chọn giải pháp: xác định rõ nhiệm vụ thiết kế và yêu cầu sản phẩm (tính năng, hình ảnh, màu sắc, giá thành, ...) để đưa ra nhiều giải pháp thiết kế khác nhau; đánh giá ưu, nhước điểm của mỗi giải pháp để lựa chọn giải pháp phù hợp.
Thiết kế sản phẩm: Dựa vào giải pháp đã chọn, tiến hành chọn vật liệu, tính toán và lập bản vẽ thiết kế.
Đánh giá và hiệu chỉnh: Chế tạo sản phẩm mẫu, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu đặt ra cho sản phẩm, xác định những bộ phận chưa đạt yêu cầu và hiệu chỉnh.
Lập hồ sơ kĩ thuật: các bản vẽ thiết kế và các thuyết minh liên quan.
Thiết kế là hoạt động mang tính sáng tạo của người thiết kế vì đây là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị, sản phẩm mới.
Kể tên các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật.
Tham khảo
Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật:
Xác định yêu cầu và lựa chọn giải pháp.
Thiết kế sản phẩm.
Đánh giá và hiệu chỉnh.
Lập hồ sơ kĩ thuật.