Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 0:23

Tham khảo

- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:

+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.

+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…

- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…

+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…

- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo:do sống ở gần biển, sớm nhận thức được vai trò của biển, các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 9 2019 lúc 9:38

Đáp án B

Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng Việt Nam có thể vận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vì nó bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật, quy định về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Đáp án A, C là những tuyên bố của các nước ASEAN trong đó COC vẫn đang trong quá trình đàm phán

Đáp án D là một diễn đàn đối thoại giữa các quốc gia không phải luật pháp

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:05

Tham khảo!!!

- Từ thế kỉ XVII đến nay, nhà nước Việt Nam đã liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Các cuộc đấu tranh diễn ra với những hình thức như vũ trang tự vệ, đàm phán ngoại giao, bảo vệ và hỗ trợ ngư dân bám biển.....

- Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành các chính sách, biện pháp và hành động cụ thể nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền ở Biển Đông như:

+ Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển phát triển mạnh;

+ Xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo về mọi mặt.

+ Thực hiện công tác đối ngoại quốc phòng, đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền biển đảo,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 0:36

Tham khảo

- Thuận lợi:

+ Việt Nam đã kí kết phê chuẩn tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.

+ Năm 2012, Việt Nam đã ban hành Luật Biển Việt Nam để phục vụ cho việc: sử dụng, quản lí, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế.

+ Việt Nam đã kí kết Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, tích cực tham gia xây dựng Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

+ Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định, điều ước quốc tế với các nước hữu quan về phân định biên giới trên biển nhằm xây dựng khu vực Biển Đông hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Ví dụ: Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a (năm 2003); Thỏa thuận hợp tác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xi-a (năm 1992);…

+ Môi trường và tài nguyên biển đảo nước ta rất phong phú, đa dạng đã thu hút nguồn nhân lực lớn tham gia phát triển kinh tế biển.

+ Đông Nam Á là khu vực hoà bình, ổn định về chính trị và an ninh đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

- Khó khăn: Biển Đông là khu vực rộng lớn, có liên quan tới nhiều quốc gia. Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số vấn đề vi phạm chủ quyền, tranh chấp chủ quyền giữa một số quốc gia trong khu vực.

Bình luận (0)
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 0:36
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 8 2023 lúc 10:21

Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử có những hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Trước năm 1884:

Dưới triều Nguyễn, các đội thủy quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa được tổ chức.
Từ thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, các đội Hoàng Sam Bắc Hải có nhiệm vụ tuẫn tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,...
- Từ năm 1884 đến năm 1954:

Năm 1946, chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các quần đảo đã chiếm đóng trái phép.
Năm 1939, chính quyền thực dân Pháp gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
- Từ năm 1954 đến năm 1975:

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Tháng 1 – 1974, quân đội Sài Gòn thất bại trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.
- Từ sau năm 1975 đến nay:

Từ tháng 3 – 1988 đến nay, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông.
Tháng 3 – 1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc

Bình luận (0)
Lý Minh tiến Lý
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 1 2017 lúc 12:41
Khoáng sản Tên mỏ
Than Quảng Ninh
Đồng - niken Sơn La
Đất hiếm Lai Châu
Sắt Thái Nguyên, Yên Bái
Thiếc, bôxit Cao Bằng
Kẽm - chì Chơ Điền (Bắc Kạn)
Đồng, vàng Lào Cai
Thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng)
Apatit Lào Cai
Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:02

Tham khảo:

- Những việc mà công dân có thể làm để góp phần bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế,… để có nhận thức đúng đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.

+ Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước.

+ Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc;

+ Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo, ví dụ như: “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc”…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Cam Ngoc Tu Minh
15 tháng 8 2023 lúc 9:53

Tham khảo

 

a. Thuận lợi:

- Hệ thống luật pháp là căn cứ quan trọng nhất cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo:

+ Luật biển quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi là căn cứ quan trọng trong hoạt động quản lí, sử dụng, khai thác và bảo vệ môi trường biển; giúp tạo ra một trật tự pháp lí trên biển, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi cho các nước.

+ Nước ta đã ban hành Luật biển Việt Nam phù hợp với Luật biển quốc tế và tình hình cụ thể của đất nước. Việt Nam cũng đã tham gia xây dựng và thực thi Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông, đóng góp hiệu quả hơn cho hoà bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.

- Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của các nước Đông Nam Á khá ổn định, trong nhiều năm qua các nước đã cùng nhau xây dựng nền hoà bình và tôn trọng lẫn nhau.

b. Khó khăn:

- Còn tồn tại việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển, đảo và thềm lục địa của một số quốc gia có chung Biển Đông;

- Các vấn đề an ninh phi truyền thống như tranh chấp ngư trường, khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường cũng có những diễn biến phức tạp;...

Bình luận (0)
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 9:53

Tham khảo

a. Thuận lợi:

- Hệ thống luật pháp là căn cứ quan trọng nhất cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo:

 

+ Luật biển quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi là căn cứ quan trọng trong hoạt động quản lí, sử dụng, khai thác và bảo vệ môi trường biển; giúp tạo ra một trật tự pháp lí trên biển, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi cho các nước.

+ Nước ta đã ban hành Luật biển Việt Nam phù hợp với Luật biển quốc tế và tình hình cụ thể của đất nước. Việt Nam cũng đã tham gia xây dựng và thực thi Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông, đóng góp hiệu quả hơn cho hoà bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.

- Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của các nước Đông Nam Á khá ổn định, trong nhiều năm qua các nước đã cùng nhau xây dựng nền hoà bình và tôn trọng lẫn nhau.

b. Khó khăn:

- Còn tồn tại việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển, đảo và thềm lục địa của một số quốc gia có chung Biển Đông;

- Các vấn đề an ninh phi truyền thống như tranh chấp ngư trường, khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường cũng có những diễn biến phức tạp;...

Bình luận (0)