Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
2 tháng 8 2023 lúc 14:53

Tham khảo

- Trong thế kỉ XIX, sau các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ, chủ nghĩa tư bản tiếp tục quá trình phát triển và mở rộng ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

+ Nửa đầu thế kỉ XIX, tại hàng loạt các thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mỹ Latinh đã bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập, đưa đến sự thành lập các quốc gia tư sản mới.

+ Ở châu Á, cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu từ năm 1868, đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành nước tư bản chủ nghĩa. Ở Trung Quốc, Cách mạng Tân Hợi (1911) đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia lớn nhất, đông dân nhất châu Á.

- Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
2 tháng 8 2023 lúc 15:00

Tham khảo

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
24 tháng 11 2017 lúc 16:41

Sự phát triển kinh tế những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền- chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc có những đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất, mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh trầm trọng

Đáp án cần chọn là: C

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
28 tháng 7 2017 lúc 17:26

Đáp án cần chọn là: C

Sự phát triển kinh tế những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền- chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc có những đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất, mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh trầm trọng

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Minh Lệ
2 tháng 8 2023 lúc 20:05

Tham khảo

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh sau khi giành lại độc lập dân tộc từ thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ở châu Á, Nhật Bản và Xiêm sau khi tiến hành duy tân, cải cách cũng đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. Như vậy, chủ nghĩa tư bản mở rộng, phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống thế giới.

+ Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật, nền sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, dẫn đến sự hình thành các tổ chức lũng đoạn và tiến hành xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, đồng thời nâng cao hiệu quả công cuộc khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 19:59

Cơ sở thúc đẩy sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX là:

- Những thành tựu khoa học, kĩ thuật.

- Nguồn nguyên liệu khai thác từ thuộc địa.

- Nguồn vốn đầu tư bằng sự liên kết giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. 

- Việc mở rộng sản xuất. 

- Việc đẩy mạnh ngoại thương và tín dụng. 

Bình luận (0)
Trash Như
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
28 tháng 10 2021 lúc 15:42

1.Anh

*Kinh tế:

-Cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức và mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hang thứ 3 thế giới.

-Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.

*Chính trị:

-Đối nội:

+Anh là nước quân chủ lập hiến.

+Hai đảng-Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ, thay nhau cầm quyền; bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

-Đối ngoại:

+Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh.

+Chủ nghĩa đế quốc Anh là "chủ nghĩa đế quốc thực dân".

+Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn,được gọi là "đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn".

Như này được chưa bạn. =)

Bình luận (0)
Kudo Shinichi
28 tháng 10 2021 lúc 15:54

1.Anh

*Kinh tế:

-Cuối thế kỉ XĨ, Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức và mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hang thứ 3 thế giới.

-Nguyên nhân:

+Do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu.

+Giai cấp tư bản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

-Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.

*Chính trị:

-Đối nội:

+Anh là nước quân chủ lập hiến.

+Hai đảng-Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ, thay nhau cầm quyền; bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

-Đối ngoại:

+Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh.

 +Năm 1914,khi thế giới bị các nước đế quốc chia xong thì thuộc địa của Anh rộng 33 triệu km2 và 400 triệu người, chiếm 1/4 diện tích và dân số thế giới, gấp 12 thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp.

+Chủ nghĩa đế quốc Anh là "chủ nghĩa đế quốc thực dân".

+Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn,được gọi là "đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn".

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
14 tháng 9 2023 lúc 19:28

- Tên một số nước đế quốc: Anh, Pháp, Đức, Mĩ,…

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Đế quốc Anh: đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba (sau Mĩ và Đức). Tuy vậy, Anh vẫn có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

+ Đế quốc Pháp: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Pháp chiếm giữ vị trí thứ tư 4 thế giới về sản xuất công nghiệp. Hệ thống thuộc địa của Pháp lớn thứ 2 thế giới.

+ Đế quốc Đức: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức chiếm giữ vị trí đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp. Tuy có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh, nhưng hệ thống thuộc địa của Đức rất ít, do đó, giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

+ Đế quốc Mĩ: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Mĩ vươn lên dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Ở Mĩ có nhiều công ty độc quyền khổng lồ đồng thời là những đế chế tài chính lớn.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 6 2018 lúc 16:16

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa.

Đáp án cần chọn là: A

Bình luận (0)