Quan sát hình 28.2 và cho biết hệ vận động gồm những cơ quan nào.
Quan sát hình 32.1 và cho biết hệ hô hấp gồm những cơ quan nào. Mỗi cơ quan có chức năng gì?
Tham khảo!
- Các cơ quan trong hệ hô hấp gồm: Xoang mũi, hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
- Chức năng của mỗi cơ quan trong hệ hô hấp:
Tên cơ quan | Chức năng |
Xoang mũi | Làm sạch, làm ẩm, làm ấm không khí. |
Hầu (họng) | Dẫn khí. |
Thanh quản | Dẫn khí, phát âm. |
Khí quản | Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi. |
Phế quản | Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi. |
Phổi | Trao đổi khí. |
Hệ tuần hoàn ở động vật
- Cho biết hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ, dòng mạch rây ở thực vật và hệ thống vận chuyển máu ở động vật.
- Cho biết động lực vận chuyển dòng mạch gỗ, dòng mạch rây ở cơ thể thực vật và máu ở cơ thể động vật.
- Quan sát hình 22.3 và trả lời các câu hỏi sau :
+ Cơ thể động vật trao đổi chất với môi trường sống như thế nào?
+ Mối liên quan về chức năng giữa các hệ cơ quan với nhau và giữa các hệ cơ quan với tế bào cơ thể (với chuyển hóa nội bào)?
- Ở thực vật, hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ là mạch gỗ và hệ thống vận chuyể n dòng mạch rây là mạch rây. Ở động vật, hệ thống vận chuyển máu là tim và mạch máu (động mạch, mao mạch và tĩnh mạch).
- Ở thực vật, động lực vận chuyển dòng mạch gỗ là áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với mạch gỗ. Động lực vận chuyển dòng mạch rây là chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả...). Ở động vật có hệ tuần hoàn, động lực vận chuyển máu đi đến các cơ quan là sự co bóp của tim. Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.
- Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), O2 và thải các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, CO2 ), nhiệt. Hệ tiêu hoá tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể vào hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp tiếp nhận O2 chuyển vào hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và O 2 đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. Các chất dinh dưỡng và O2 tham gia vào chuyển hoá nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2 . Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến hệ bài tiết để bài tiết ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.
Quan sát Hình 28.2, cho biết tên cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá, châu chấu và mèo.
Cơ quan trao đổi khí của:
- Giun đất: Qua da
- Châu chấu: Qua hệ thống ống khí
- Cá: Qua mang
- Mèo: Qua phổi.
Quan sát Hình 42.2, cho biết cơ thể có các hoạt động sống nào và nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.
Cơ thể có các hoạt động sống như: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; cảm ứng; sinh sản; sinh trưởng và phát triển.
Trong đó hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng làm cơ sở, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống khác như: sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng của cơ thể. Và ngược lại.
-> Mối quan hệ qua lại này đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể, nhờ đó cơ thể tồn tại và phát triển như một thể thống nhất.
Quan sát Hình 12.2 và cho biết hàng rào bảo vệ của cơ thể gồm những thành phần nào. Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt các tác nhân đó bằng những cách nào?
Tham khảo:
Hàng rào bảo vệ cơ thể gồm:
- Hàng rào bảo vệ bên ngoài:
+ Da: Lớp sừng và các tế bào biểu bì chết ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh và sự cạnh tranh giữa các vi khuẩn trên da với vi khuẩn gây bệnh.
+ Niêm mạc: Lớp dịch nhầy giúp ngăn chặn không cho tác nhân gây bệnh bám vào tế bào.
+ Các chất tiết: Chứa enzyme lysozyme, dịch tiêu hóa, dịch mật tiêu diệt vi khuẩn giúp niêm mạc thường xuyên được rửa sạch. Chất nhờn và mồ hôi ức chế sự sinh trưởng của nhiều vi sinh vật
- Hàng rào bảo vệ bên trong:
+ Các cơ quan: Tủy xương, tuyến ức, lá lách và hạch bạch huyết tạo ra các loại bạch cầu của cơ thể.
+ Các tế bào bạch cầu: Thực bào các tác nhân gây hại, tiết các chất kháng khuẩn, tiết enzyme tiêu diệt động vật kí sinh,..
Quan sát hình 35.1, cho biết hoạt động của người đang chạy cần có sự phối hợp hoạt động của những cơ quan nào, quá trình nào trong cơ thể.
- Người đang chạy cần có sự hoạt động phối hợp của: hệ vận động (cơ, xương,..), hệ tuần hoàn (tim đập, các mạch máu vận chuyển máu,…), hệ hô hấp (hít vào thở ra,..), hệ thần kinh (mắt nhìn,….), hệ bài tiết (tiết mồ hôi,…),…
- Ngoài ra còn có sự phối hợp của các quá trình: chuyển hóa vận chất và năng lượng (tạo ra năng lượng để thực hiện chạy), trao đổi chất, bài tiết,…
Quan sát hình 13.6 và cho biết một cung phản xạ gồm những khâu nào. Nêu vai trò của mỗi cơ quan, bộ phận trong một cung phản xạ.
Tham khảo!
- Một cung phản xạ gồm 5 khâu:
1 – Thụ thể tiếp nhận kích thích, hình thành xung thần kinh.
2 – Dẫn truyền xung thần kinh đến trung ương thần kinh.
3 – Trung ương thần kinh xử lí thông tin, đưa ra quyết định trả lời kích thích, lưu giữ thông tin.
4 – Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.
5 – Cơ quan trả lời phản ứng lại kích thích.
- Vai trò của mỗi cơ quan, bộ phận trong một cung phản xạ:
Cơ quan, bộ phận trong một cung phản xạ | Vai trò của mỗi cơ quan, bộ phận trong một cung phản xạ |
Thụ thể cảm giác | Tiếp nhận kích thích và hình thành xung thần kinh. |
Neuron cảm giác | Tiếp nhận, dẫn truyền xung thần kinh từ thụ thể cảm giác đến trung ương thần kinh. |
Trung ương thần kinh (tủy sống hoặc não bộ) | Tiếp nhận, xử lí thông tin, đưa ra quyết định trả lời kích thích, lưu giữ thông tin. |
Neuron vận động | Tiếp nhận, dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời. |
Cơ quan trả lời (cơ hoặc tuyến) | Thực hiện phản ứng trả lời kích thích. |
Quan sát hình 34.1, nêu tên các bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh. Mỗi bộ phận đó gồm những cơ quan nào?
- Các bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh bao gồm: Bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận thần kinh ngoại biên.
- Cấu tạo của mỗi bộ phận trong hệ thần kinh:
+ Bộ phận thần kinh trung ương bao gồm: não bộ và tủy sống
+ Bộ phận thần kinh ngoại biên bao gồm: các dây thần kinh và hạch thần kinh
Em hãy quan sát Hình 22.1 và cho biết mô men chủ động từ động cơ có thể được truyền đến những bánh xe nào?
Mô men chủ động từ động cơ có thể được truyền đến những bánh xe:
- Hộp số
- Trục các đăng
- Cầu chủ động