Đọc thông tin và quan sát Hình 47.2, chỉ ra một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Đọc thông tin, thảo luận và làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:
1. Điều tra về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương, nêu các biểu hiện và tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đó rồi hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 47.1.
2. Dựa vào kết quả điều tra và những kiến thức đã học, em hãy đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương và cho biết việc phân loại rác thải từ gia đình giúp ích gì trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.
Tham khảo!
1. * Tham khảo gợi ý tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:
Môi trường ô nhiễm | Biểu hiện | Nguyên nhân |
Môi trường nước | Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,… | Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;… |
Môi trường đất | Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,… | Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;… |
Môi trường không khí | Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;… | Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;… |
2.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…
- Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.
Quan sát hình 3.2 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 so với năm 2005. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó?
- Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.
- Tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 giảm rất nhiều so với năm 2005, cụ thể:
+ NH3 năm 2019 giảm 8% so với năm 2005.
+ NO2 năm 2019 giảm 42% so với năm 2005.
+ PM2.5 năm 2019 giảm 29% so với năm 2005.
+ SO2 năm 2019 giảm 76% so với năm 2005.
=> Giải thích: do châu Âu đã triển khai các biện pháp nhằm làm giảm lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:
+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện.
+ Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.
+ Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải.
+ Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiếm chất thải của sản xuất nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát lượng không khí.
Quan sát hình 11.7 và nêu ra các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:
- Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý.
- Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường.
- Khói các phương tiện giao thông chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí.
- Khói từ các nhà máy chứa nhiều khí độc, cacbonic, ... gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, ..
Có quan điểm cho rằng: “Việc gây ra ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện này là trách nhiệm của các ngành sản xuất công nghiệp, giao thông, … còn người nông dân chỉ trồng trọt và chăn nuôi thì làm sao có thể gây ôn nhiễm môi trường được”. Theo em, nhận định này đúng hay sai? Vì sao?
Em k đồng ý với ý kiến này vì bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả người dân
Em k đồng ý với ý kiến này vì bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả người dân
LÀM GIỐNG MIN:3
Em không đồng ý với ý kiến này vì bảo vệ mỗi trời là của mỗi người dân, ai cũng phải bảo vệ
nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nhiên thiên nhiên là j ? Ô nhiễm môi trường và cạn kiện nguồn tài nguyên gây ra hậu quả j ?
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nhiên thiên nhiên :
+ Khai thác khoáng sản bừa bãi
+ Vứt rác bừa bãi
+ Phá rừng , đốt rừng .
+ Từ nhà máy xí nghiệp thải ra nhiều khí độc hại .
+ Khói bụi từ xe ô tô , xe máy hay xe đạp điện
+ .......
Hậu quả khi ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên :
+ Cuộc sống con người , động vật bị ảnh hưởng nặng nề.
+ Môi trường bụi bẩn .
+ Tài sản bị mất hết .
+ .....
nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nhiên thiên nhiên là :
+ Khói bụi từ ô tô , xe máy .....
+ Vứt rác , đốt rác bừa bãi
+ Sử dụng quá nhiều túi ni-lon
+ Phá rừng mà không có kế hoạch khai thác trắng
+ thải nước bẩn , vứt rác ra sông .....
Hậu quả của ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên là :
+ Không khí ô nhiễm
+ Động vật bị ảnh hưởng nặng nề
+ Tài nguyên cạn kiệt
......
Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy cho biết:
- Hiện trạng môi trường thiên nhiên của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên của vùng.
Tham khảo!
- Hiện trạng: Thiên nhiên của vùng Đồng bằng Bắc Bộ đa dạng, nhưng hiện nay môi trường thiên nhiên đang bị suy thoái: đất bị bạc màu, ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên sinh vật suy giảm...
- Biện pháp bảo vệ thiên nhiên:
+ Chú trọng bảo vệ rừng;
+ Khai thác tài nguyên tiết kiệm;
+ Cải tạo đất, hướng đến phát triển bền vững.
nêu 4 nguyên nhân gây thu hẹp , thoái hóa , ô nhiễm môi trường
nêu 4 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí . tại chỗ chọn môn nó ko có khoa học nên mik ấn tạm là tiếng việt nhé . thông cảm nha mn
-Qúa nhiều nhà máy thả khói
-cay coi bị khai thac nhieu dan đen o nhiem moi truong
-ngươi dan vut rac bua bai
-khoi bui do phuong tien giao thong thai ra nhieu
Lập kế hoạch và tiến hành tìm hiểu tình trạng ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) ở địa phương em. Viết báo cáo thu hoạch theo các hướng dẫn sau:
• Tên môi trường.
• Ảnh chụp hiện trạng ô nhiễm.
• Chỉ ra các tác nhân gây ô nhiễm.
• Đề xuất một số biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm.
Tham khảo!
* Gợi ý báo cáo thu hoạch:
- Tên môi trường: Môi trường nước.
- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước: Do nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn từ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất vào môi trường nước;…
- Đề xuất một số biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nước: thực hiện các biện pháp xử lí nước thải phù hợp; vứt rác đúng nơi quy định; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường, …
Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Chủ quan: Do ý thức và nhận thức chưa cao của một số người trong việc bảo vệ môi trường.
- Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật gần nguồn nước,...
- Lạm dụng hoá chất đánh bắt thuỷ hải sản.
- Khí thải trong công nghiệp, giao thông, sinh hoạt,...
- Qua trình sinh hoạt thải ra nhiều vật liệu rắn, nhựa,...
- Xử lí chưa đúng cách rác thải.
- Nước thải từ các xí nghiệp, nhà máy.
-v.v.v.v...
Khách quan: Lũ lụt, cháy rừng tự nhiên,...
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
+ Xả rác bừa bãi, bỏ rác không đúng quy định
+ Chặt phá rừng quá mức
+ Do ý thức của con người
+ Chất thải từ các nhà máy công nghiệp