Đọc thông tin trong Bảng 30.1 và thảo luận để trả lời các câu hỏi ở phần khởi động.
Đọc thông tin trong mục II kết hợp với quan sát Hình 30.2, thảo luận và hoàn thành theo mẫu Bảng 30.1.
Loại mạch | Hướng vận chuyển chủ yếu | Chất được vận chuyển | Nguồn gốc của chất được vận chuyển |
Mạch gỗ | - Từ rễ lên thân và lá cây (dòng đi lên). | - Chủ yếu là nước và chất khoáng hòa tan. | - Từ môi trường bên ngoài được hấp thụ vào rễ. |
Mạch rây | - Từ lá cây đến các cơ quan cần sử dụng hoặc cơ quan dự trữ của cây (dòng đi xuống). | - Chủ yếu là chất hữu cơ (đường). | - Được tổng hợp từ quá trình quang hợp của cây. |
Quan sát hình 54.1, đọc các thông tin có lien quan tới hình kết hợp kiến thức đã học, thảo luận, lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng sau:
Bảng. So sánh một số hệ cơ quan của động vật
Tên động vật | Ngành | Hô hấp | Tuần hoàn | Thần kinh | Sinh dục |
---|---|---|---|---|---|
Trùng biến hình | Nguyên sinh | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa |
Thủy tức | Ruột khoang | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa | Hình mạng lưới | Tuyến sinh dục không có ống dẫn |
Giun đất | Giun đốt | Da | Tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín | Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Châu chấu | Chân khớp | Hệ thống ống khí | Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở | Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Cá chép | Động vật có xương sống | Mang | Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Ếch đồng | Động vật có xương sống | Da và phổi | Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Thằn lằn | Động vật có xương sống | Phổi | Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Chim bồ câu | Động vật có xương sống | Phổi và túi khí | Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Thỏ | Động vật có xương sống | Phổi | Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Dựa vào thông tin trên, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời các câu hỏi sau:
1. Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ.
2. Thực hành xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân theo các bước sau:
Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.
Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.
Xác định tên thực phẩm và lượng thực phẩm ăn được (Z), Z = X – Y. Trong đó: X là khối lượng cung cấp; Y là lượng thải bỏ, Y = X × tỉ lệ thải bỏ.
Lưu ý: Xác định tỉ lệ thải bỏ của thực phẩm bằng cách tra bảng 32.3.
Bước 3: Xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.
Xác định giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm bằng cách lấy số liệu ở Bảng 32.3 nhân với khối lượng thực phẩm ăn được (Z) chia cho 100.
Bước 4: Đánh giá chất lượng của khẩu phần.
Cộng các số liệu đã liệt kê, đối chiếu với Bảng 32.1, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp.
Bước 5: Báo cáo kết quả sau khi đã điều chỉnh khẩu phần ăn.
Câu 1.
- Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu dinh dưỡng, độ tuổi, giới tính, hình thức lao động, trạng thái sinh lí của cơ thể,…
- Ví dụ:
+ Trẻ em cần có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người cao tuổi.
+ Người lao động chân tay có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nhân viên văn phòng.
+ Người bị bệnh và khi mới khỏi bệnh cần được cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.
+ Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng tăng thêm năng lượng, bổ sung chất đạm và chất béo, bổ sung các khoáng chất.
Câu 2:
Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.
Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.
- Ví dụ: Gạo tẻ
+ X: Khối lượng cung cấp, X = 400g.
+ Y: Lượng thải bỏ, Y = 400 × 1% = 4g.
+ Z: Lượng thực phẩm ăn được, Z = 400 – 4 = 396g.
Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.
Bước 3: Xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.
- Ví dụ: Giá trị dinh dưỡng của gạo tẻ
+ Protein = \(\dfrac{7,9.396}{100}\)= 31,29 g.
+ Lipid = \(\dfrac{1,0.396}{100}\)= 3, 96 g.
+ Carbohydrate = \(\dfrac{75,9.396}{100}\)= 300,57 g.
Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.
Tên thực phẩm | Khối lượng (g) | Thành phần dinh dưỡng (g) | Năng lượng (Kcal) | Chất khoáng (mg) | Vitamin (mg) | |||||||||
X | Y | Z | Protein | Lipid | Carbohydrate |
| Calcium | Sắt | A | B1 | B2 | PP | C | |
Gạo tẻ | 400 | 4,0 | 396 | 31,29 | 3,96 | 300,57 | 1362 | 273,6 | 10,3 | - | 0,8 | 0,0 | 12,7 | 0,0 |
Thịt gà ta | 200 | 104 | 96 | 22,4 | 12,6 | 0,0 | 191 | 11,5 | 1,5 | 0,12 | 0,2 | 0,2 | 7,8 | 3,8 |
Rau dền đỏ | 300 | 114 | 186 | 6,1 | 0,56 | 11,5 | 76 | 536 | 10 | - | 1,9 | 2,2 | 2,6 | 166 |
Xoài chín | 200 | 40,0 | 160 | 0,96 | 0,5 | 22,6 | 99 | 16 | 0,64 | - | 0,16 | 0,16 | 0,5 | 48 |
Bơ | 70 | 0,0 | 70 | 0,35 | 58,45 | 0,35 | 529 | 8,4 | 0,07 | 0,4 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
Bước 4: Đánh giá chất lượng khẩu phần ăn:
- Protein: 31,29 + 22,4 + 6,1 + 0,96 + 0,35 = 61,1 (g)
- Lipid: 3,96 + 12, 6 + 0,56 + 0,5 + 58,45 = 76,07 (g)
- Carbohydrate: 300,57 + 11,5 + 22,6 + 0,35 = 335 (g)
- Năng lượng: 1362 + 191 + 76 + 99 + 529 = 2257 (Kcal)
- Chất khoáng: Calcium = 845,5 (mg), sắt = 22,51 (mg).
- Vitamin: A = 0,52 (mg), B1 = 3,06 (mg), B2 = 2,56 (mg), PP = 23,6 (mg), C = 217,8 (mg).
So sánh với các số liệu bảng 31.2, ta thấy đây là khẩu phần ăn tương đối hợp lí, đủ chất cho lứa tuổi 12 – 14.
Bước 5: Báo cáo kết quả sau khi đã điều chỉnh khẩu phần ăn.
Quan sát hình 2.1, thảo luận nhóm và đánh dấu (√) vào các ô thích hợp ở bảng 1.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Động vật giống thực vật ở các đặc điểm nào?
+ Động vật khác thực vật ở các đặc điểm nào?
Bảng 1. So sánh động vật với thực vật
- Động vật giống thực vật ở các đặc điểm là:
+ Đều có cấu tạo tế bào
+ Có sự lớn lên và sinh sản
- Động vật khác thực vật ở các đặc điểm là:
Động vật | Thực vật |
---|---|
Không có thành xenlulozo ở tế bào | Thành xenlulozo ở tế bào |
Dị dưỡng | Tự dưỡng |
Có khả năng di chuyển | Hầu hết không có khả năng di chuyển |
Có hệ thần kinh và giác quan | Không có hệ thần kinh và giác quan |
Tìm hiểu vai trò và các biện pháp tránh thai
Đọc thông tin trên kết hợp tìm hiểu thông tin trên các phương tiện khác, thảo luận để trả lời các câu hỏi và yêu cầu sau:
1. Cần sử dụng các biện pháp tránh thai trong những trường hợp nào? Tại sao?
2. Nêu các biện pháp tránh thai và tác dụng của mỗi biện pháp đó theo mẫu sau:
Ý 1 tham khảo!
- Cần sử dụng các biện pháp tránh thai khi phát sinh quan hệ tình dục nhưng chưa muốn sinh con trong các trường hợp như muốn chủ động thời gian sinh đẻ và khoảng cách các con sinh ra, người mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe không đảm bảo cho quá trình mang thai và sinh con, muốn phòng chống sự lây truyền các bệnh qua đường tình dục,…
- Giải thích: Việc sử dụng các biện pháp tránh thai trong các trường hợp trên giúp tránh mang thai ngoài ý muốn, điều chỉnh nhu cầu sinh con phù hợp với điều kiện kinh tế, độ tuổi và sức khỏe sinh sản. Ý 2 tham khảo!Biện pháp tránh thai | Tác dụng |
Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày | Ngăn không cho trứng chín và rụng |
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp | Ngăn không cho trứng chín và rụng |
Sử dụng bao cao su | Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng |
Đặt vòng tránh thai | Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ ở tử cung |
Thắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng | Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng |
a) Thảo luận về các thông tin sau:
b) Trả lời các câu hỏi:
- Vận động viên có mã số 3E40 cho em biết thông tin gì?
- Theo cách trên, vận động viên số 09 đang học khối Bốn lớp H được đánh mã số như thế nào?
a) Mã số của các bạn sẽ được viết theo thứ tự: Khối lớp (ví dụ 1, 2, 3, 4 hoặc 5), lớp (A, B, C, D, ...), số thứ tự.
Bạn số 37, khối Bốn, lớp D có mã số là: 4D37
Bạn số 06, khối Năm, lớp A có mã số là: 5A06
b) - Vận động viên có mã số 3E40 cho em biết thông tin: Đây là vận động viên số 40 đang học khối Ba, lớp E.
- Vận động viên số 09 đang học khối Bốn lớp H được đánh mã số: 4H09
Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi và thực hiện các yêu cầu sau:
Tìm hiểu một số bệnh nội tiết thường gặp ở địa phương theo gợi ý trong Bảng 38.1.
* Tham khảo kết quả điều tra sau:
Tên bệnh, tật | Số lượng người mắc | Nguyên nhân | Biện pháp phòng chống |
Bệnh đái tháo đường | 2/100 | Rối loạn chuyển hóa đường trong máu do: - Tuyến tụy bị phá hủy gây giảm hoặc không tiết insulin (tiểu đường tuýp 1). - Tuyến tụy tiết đủ insulin nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu (tiểu đường tuýp 2). - Mang thai (tiểu đường thai kì). | - Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;… - Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. - Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. - Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,… - Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu. |
Bệnh bướu cổ | 2/100 | - Do sự thiếu hụt một lượng iodine nhất định trong cơ thể hoặc ăn các loại thức ăn, sử dụng một số loại thuốc khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế. - Do rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh,…. | - Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đảm bảo đủ lượng iodine bằng cách sử dụng các loại thức ăn giàu iodine như cá biển, nước mắm, muối biển,… - Kiểm tra sức khỏe định kì. |
Hội chứng Cushing | 1/100 | - Do dùng một loại thuốc giống như cortisol quá mức như prednisone hoặc một khối u tạo ra hoặc dẫn đến việc tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều cortisol. | - Không tự mua dùng các thuốc kháng viêm giảm đau không có toa, không rõ nguồn gốc. - Có chế độ ăn hợp lí, giảm mỡ, tăng cường rau xanh. - Tăng cường vận động. - Khám sức khỏe định kì. |
Đọc các thông tin trong bảng dưới đây, thảo luận trong nhóm về tác động của ánh sáng tới động vật, lấy vd minh họa bảng 15.1
Đọc thông tin trên và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
1. Em có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng những cách nào?
2. Quan sát Hình 31.3 và 31.4, cho biết nước đào thải ra khỏi cơ thể như thế nào?
3. Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40ml nước/1kg thể trọng mỗi ngày. Dựa vào khuyến nghị này, hãy tình lượng nước cần uống mỗi ngày của bản thân để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.
1. Các cách bổ sung nước cho cơ thể:
- Uống nước.
- Ăn những đồ ăn có chứa nhiều nước như hoa quả mọng nước,…
- Trong những trường hợp bệnh lí, có thể bổ sung nước bằng cách truyền nước theo sự theo dõi và thực hiện của bác sĩ.
2. Nước được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi.
3.
- Cân nặng của em hiện tại là 36 kg.
- Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40 mL nước/1kg thể trọng mỗi ngày.
→ Lượng nước cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể là:
36 x 40 = 1440 (mL) = 1,44 (l)
Vậy lượng nước cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể là 1,44 lít nước.