Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 16:06

Tham khảo!

- Tình hình phát triển

+ Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.

 

+ Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.

+ Cơ cấu kinh tế: hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.

+ Giữa các quốc gia còn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế cũng như đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá.

- Nguyên nhân phát triển: Các nước tận dụng được các lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động cũng như thu hút được các nguồn đầu tư bên ngoài.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 16:03

Tham khảo!

- Quy mô nền kinh tế:

+ Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020, năm 2020 GDP đạt 3184,4 tỉ USD, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.

=> Nguyên nhân: các nước khu vực Tây Nam Á có nguồn dầu mỏ và khí tự nhiên dồi dào là động lực để phát triển kinh tế, nguồn thu nhập chính của một số quốc gia.

+ Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn.

=> Nguyên nhân: Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do: sự phân bố tài nguyên dầu mỏ không đều giữa các quốc gia; chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học - công nghệ của các quốc gia khác nhau; sự tác động của các cường quốc trên thế giới.

- Tăng trưởng kinh tế:

+ Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Tây Nam Á dạt 6,0%, đến năm 2015, giảm xuống còn 1,1%; đến năm 2020, kinh tế khu vực Tây Nam Á tăng trưởng âm, ở mức -6,3%.

=> Nguyên nhân: do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,...

 

- Bước sang thế kỉ XXI, một số quốc gia Tây Nam Á giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí và chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10% GDP.

=> Nguyên nhân: sản xuất nông nghiệp ở khu vực Tây Nam Á tương đối khó khăn do khí hậu khô hạn, diện tích đất canh tác ít.

+ Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80% GDP và xu hướng tăng.

=> Nguyên nhân: các quốc gia chủ yếu tập trung vào khai thác dầu mỏ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 14:00

Tham khảo:
- Tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Mỹ La-tinh: Tuy giành được độc lập sớm nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước Mỹ La-tinh hiện nay chủ yếu thuộc nhóm nước đang phát triển GDP toàn khu vực còn thấp và có sự chênh lệch rất lớn.
Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nhìn chung còn chậm và không đều Có nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại cao nhất thế giới.
Nhiều nước có tỉ lệ này ở mức trên 40 - 50% Là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế với cơ cấu đa dạng: công nghiệp (chủ yếu là khai khoáng), nông nghiệp là thế mạnh, dịch vụ có tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế (chiếm khoảng 60% năm 2020)
- Nguyên nhân: Do hầu hết các nước Mỹ La-tinh trước đây đều là những nước nông nghiệp lạc hậu; đường lối phát triển kinh tế chưa hợp lý, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài. Các công ty lớn hầu hết do người nước ngoài nắm giữ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:01

Tham khảo!

- Về quy mô GDP:

+ GDP khu vực Mỹ Latinh chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới (năm 2020). Giữa các quốc gia trong khu vực, GDP có sự chênh lệch rất lớn.

+ Nguyên nhân: nền kinh tế khu vực còn phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài, các quốc gia trong khu vực có tỉ lệ nợ nước ngoài cao so với GDP. Nợ nước ngoài đã tác động xấu đến kinh tế - xã hội ở các nước, như: Kìm hãm tốc độ tăng trưởng; Khả năng tích lũy của nền kinh tế thấp; Gây khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, dẫn đến tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội.

- Về tăng trưởng kinh tế:

+ Tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ Latinh không ổn định: năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 0.5%; năm 2019 đạt 1.6% nhưng tới năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm, xuống còn -6.7%

+ Nguyên nhân: do tình hình chính trị bất ổn ở các quốc gia, nợ nước ngoài cao ở một số quốc gia, dịch bệnh,...

- Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu GDP khu vực Mỹ Latinh có sự chuyển dịch rõ rệt, với tỉ trọng ngành dịch vụ cao và có xu hướng tăng, chiếm hơn 60% (năm 2020).

- Các ngành kinh tế nổi bật:

+ Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế khu vực Mỹ Latinh. Các ngành công nghiệp nổi bật của khu vực là khai khoáng, điện tử - tin học, luyện kim, sản xuất ô tô, chế tạo máy bay,... Những quốc gia có ngành công nghiệp phát triển trong khu vực: Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Chi-lê.

+ Mỹ Latinh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Một số cây trồng chủ yếu: mía đường, đậu tương, chuối, cà phê,... Chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo hình thức công nghiệp với quy mô lớn, hiện đại.

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, thu hút hơn 60% lao động khu vực Mỹ Latinh (năm 2020). Các ngành du dịch vụ nổi bật là: du lịch, thương mại và giao thông vận tải.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 0:48

Đặc điểm dân cư:

- Mỹ La-tinh có số dân 652 triệu người (năm 2020). Các nước đông dân nhất là Bra-xin (211,8 triệu người), Mê-hi-cô (127,8 triệu người); nhưng cũng có nước chỉ vài chục nghìn dân như Đô-mi-ni-ca-na.

- Trước đây khu vực Mỹ La-tinh có tỉ lệ tăng dân số thuộc loại cao, hiện nay đã giảm nhiều, tỉ lệ tăng dân số cả khu vực năm 2020 là 0,94% và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

- Mỹ La-tinh là một trong những khu vực có sự đa dạng về chủng tộc bậc nhất trên thế giới, bao gồm người Ơ-rô-pê-ô-it, người Môn-gô-lô-it, người Nê-grô-it và người lai giữa các chủng tộc.

- Mỹ La-tinh đang trong thời kì dân số vàng và có sự thay đổi theo hướng già hoá dân số, số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm 67,2% và số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 8,9% tổng số dân (năm 2020).

- Mật độ dân số trung bình của khu vực Mỹ La-tinh khoảng 32 người/km2 (năm 2020), thuộc loại thấp so với nhiều khu vực khác trên thế giới.

+ Dân cư tập trung đông ở các đảo lớn trong vùng biển Ca-ri-bê, các vùng ven biển, các đồng bằng màu mỡ,...

+ Ở các khu vực núi cao, rừng mưa nhiệt đới, vùng khô hạn,.. dân cư rất thưa thớt. 

Phân tích ảnh hưởng: 

- Thuận lợi: nhờ số dân đông, cơ cấu dân số vàng nên Mỹ La-tinh có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,...

- Khó khăn:

+ Phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế;

+ Nhiều nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 17:02

Tham khảo!

- Một số đặc điểm xã hội của khu vực Mỹ La-tinh

+ Khu vực Mỹ La-tinh có nền văn hóa độc đáo với nhiều lễ hội ẩm thực, âm nhạc, vũ điệu độc đáo được hình thành từ sự kết hợp văn hóa của những nền văn minh cổ đại với các chủng tộc di dân đến Mỹ La-tinh.

+ Cùng với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống người dân các nước Mỹ La-tinh chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

+ Bên cạnh sự tiến bộ về xã hội một số nước Mỹ La-tinh vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: chênh lệch giàu nghèo, xung đột xã hội…

Ảnh hưởng:

+ Khu vực Mỹ La-tinh có nền văn hóa độc đáo, đa dạng thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế. Chất lượng cuộc sống ổn định tạo điều kiện để người dân tham gia phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

+ Các vấn đề: chênh lệch giàu nghèo, tệ nạn, xung đột xã hội,… gây khó khăn cho công tác quản lí và phát triển đất nước.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 18:38

Tham khảo

Quy mô kinh tế:

+ Từ giữa thế kỉ XX đến nay, công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu mỏ là động lực chính cho sự phát triển kinh tế.

+ Năm 2020, GDP của khu vực đạt hơn 3000 tỉ USD, có sự chênh lệch giữa các nước, nhiều nước có GDP/người cao hàng đầu thế giới như I-xra-ren (44169 USD/người), Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống Nhất (36285 USD/người).

 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do sự biến động của giá dầu, xung đột vũ trang, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế nhờ vào các hoạt động thương mại, giao thông vận tải phát triển mạnh. Do có vị trí địa lí quan trọng và hoạt động xuất khẩu dầu mỏ. Hiện nay một số nước đã chú trọng đến phát triển du lịch.

+ Công nghiệp có tỉ trọng khá cao vì có các ngành khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên; công nghiệp lọc và hóa dầu phát triển.

+ Nông nghiệp có tỉ trọng thấp do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí cho nông nghiệp khá cao.

+ Hiện nay nhiều nước Tây Nam Á đang đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng ngành nghề, phát triển các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao, đổi mới chính sách để hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài,… nhằm thúc đẩy nhanh kinh tế khu vực.

    
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 10:25

Tham khảo:

- Kinh tế của Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn:

+ Giai đoạn 1955 - 1972: Nhờ thành công của công cuộc tái thiết và phát triển kinh, nên tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao, bình quân khoảng 10%/ năm. Nhật Bản vươn lên trở thành một nước phát triển. Từ năm 1968, kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.

+ Giai đoạn 1973 - 1992: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70 và “thời kì bong bóng kinh tế” năm 1991 đã dẫn đến kinh tế trì trệ kéo dài.

+ Giai đoạn 1992 đến nay: Sau giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao từ năm 2002 đến năm 2006, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào những năm 2007 - 2008 cùng với thiên tai, dịch bệnh khiến tốc độ tăng GDP của Nhật Bản xuống thấp. Năm 2020, Nhật Bản đứng thứ ba thế giới về quy mô GDP sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, là thành viên của G7 và G20.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, dịch vụ có tỉ trọng cao nhất (gần 70%), nông nghiệp có tỉ trọng nhỏ nhất (khoảng 1%).

+ Nền kinh tế Nhật Bản phát triển ở trình độ cao, các ngành kinh tế ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học - công nghệ.

- Kinh tế Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như: dân số già, mức nợ công cao, phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu từ bên ngoài, sự cạnh tranh gay gắt của các nước, thiên tai,...

- Để nâng cao vị thế trong nền kinh tế thế giới, Nhật Bản đang tập trung phát triển kinh tế số (rô-bốt, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thực tế ảo,...).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 17:17

Tham khảo:
- Từ cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á tiến hành đổi mới kinh tế, nền kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ngày càng có vị thế trong nền kinh tế châu Á và thế giới.
- GDP của khu vực Đông Nam Á tăng khá nhanh.
Năm 2015, GDP của khu vực là 2 527 tỉ USD, đến năm 2020 đạt 3 083,3 tỉ USD.In-đô-nê-xi-a là nước có GDP cao nhất khu vực.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và giữa các nước. Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng tăng trưởng kinh tế trung bình của khu vực đạt khoảng 5,5%; giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 4 - 5%.
- Cơ cấu kinh tế ở phần lớn các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

Bình luận (0)