Đọc thông tin và quan sát Hình 2, xác định vị trí của Biển Đông trên lược đồ.
Đọc thông tin và quan sát Hình 2, xác định vị trí của các đảo và quần đảo của Nam ở Biển Đông trên lược đồ.
Tham khảo!!!
- Dựa trên cơ sở vị trí địa lí, điều kiện kinh tế, cư dân sinh sống, hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam Việt Nam thường được chia thành:
+ Hệ thống đảo tiền tiêu. Ví dụ: Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn,...
+ Các đảo lớn. Ví dụ: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm,...
+ Các đảo ven bờ. Ví dụ: các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ,...
+ Hai quần đảo xa bờ là: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khoảng từ 15°45'B đến 17°15'B và từ 111°Đ đến 113°Đ, trải rộng trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000 km2; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 170 hải lí và cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lí.
- Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa trên 200 hải lí về phía đông nam, nằm trong khoảng từ 6°50'B đến 12°0'B và từ 111°30'Đ đến 117°20’Đ, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lí.
Quan sát lược đồ Hình 2 (tr. 74) và dựa vào thông tin trong mục, xác định vị trí của Biển Đông. Kể tên các nước và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông.
Tham khảo:
Biển Đông là biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng 3N đến 26°B và khoảng 100°Đ đến 121°Đ. Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km, trải dài khoảng 3 000 km theo trục đông bắc – tây nam, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là biển tương đối kín vì các đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều có đảo, quần đảo bao bọc.
Có 9 nước tiếp giáp với Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan.
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh trên lược đồ.
Tham khảo!
Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Sài Gòn, tiếp giáp với Biển Đông và nhiều tỉnh của vùng Nam Bộ.
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí địa lí của Thăng Long - Hà Nội trên lược đồ.
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí của Địa đạo Củ Chi trên lược đồ.
Tham khảo:
- Địa đạo được xây dựng ở huyện Củ Chi, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về phía tây bắc.
- Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm dài khoảng 250 km toả rộng như mạng nhện trong lòng đất. Hiện nay, di tích Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai địa điểm:
+ Địa đạo Bến Dược thuộc xã Phú Mỹ Hưng.
+ Địa đạo Bến Đình thuộc xã Nhuận Đức.
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên lược đồ.
Tham khảo:
Vị trí: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta, tiếp giáp với:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc
+ Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ
+ Phía Tây giáp Lào
+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng trên lược đồ.
Quan sát hình 2 và đọc thông tin, em hãy:
- Xác định trên lược đồ vị trí vùng Duyên hải miền Trung.
- Nêu tên biển, quốc gia và các vùng tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung.
Phía đông tiếp giáp với Biển Đông
Phía tây tiếp giáp với Lào và vùng Tây Nguyên
Phía bắc giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Phía nam giáp vùng Nam Bộ
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy:
- Xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng trên lược đồ hình 1.
- Kể tên và xác định vị trí một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng trên sơ đồ hình 2.
Tham khảo:
Khu di tích Đền Hùng
- Vị trí Đền Hùng phân bố ở Tỉnh Phú Thọ.
- Tên và vị trí một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng: : Đền Hạ, chùa Thiên Quang, Đền Trung, Đền Thượng, Cột đá thề, Lăng Hùng Vương và Đền Giếng...